6. Kết cấu của luận văn
2.4.2. Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1. Những tồn tại, hạn chế
a. Chính sách quy hoạch đầu tư theo từng ngành chưa hợp lý và nhiều bất cập
Cơ cấu của tỉnh còn phụ thuộc mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, chưa quan tâm đầy đủ đến kinh tế vùng Bắc Trung Bộ. Cơ chế tập trung vào KKT Đông Nam, chưa chú trọng đến các khu công nghiệp khác tại các vùng khó khăn về điều kiện hạ tầng, xã hội, các doanh nghiệp không đạt được mục đích lợi nhuận sẽ không muốn đầu tư.
Tỷ lệ máy móc, thiết bị nước ngoài chưa được kiểm tra, đánh giá, dẫn đến một số máy móc công nghệ lạc hậu, giá cả cao hơn giá cả thị trường thế giới. Năng lực tiếp nhận công nghệ còn yếu, thiếu chuyên gia giỏi. Việc lựa chọn công nghệ còn lúng túng, chưa có kế hoạch và quy hoạch tổng thể, đôi khi còn tùy tiện, thiếu hiểu biết.
c. Các chính sách về cải thiện môi trường đầu tư chưa được thực thi hiệu quả
Quy định và thủ tục trong các khâu thẩm định và cấp giấy phép đầu tư còn nhiều bất cập. Quản lý tốt các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép đầu tư là nhân tố quyết định bảo đảm thành công của hợp tác đầu tư. Thực tế đã chứng minh việc hình thành dự án, thẩm định cấp giấy phép đầu tư đã khó khăn nhưng khó khăn hơn nhiều là thực hiện quản lý hoạt đông của doanh nghiệp. Công tác hậu kiểm đối với các doanh nghiệp được cấp phép chưa được quản lý đúng tầm quan trọng. Chất lượng công tác tuyên truyền, xúc tiến đầu tư còn hạn chế.
d. Chất lượng đào tạo và quản lý trong đào tạo lao động còn thấp
Trình độ quản lý, kiến thức và kinh nghiêm hoạt động đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài còn yếu. Lao động trong các doanh nghiệp, chất lượng còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nắm bắt công nghệ hiện đại, tiên tiến, thiếu tác phong công nghiệp. Tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực đã qua đào tạo, đặc biệt là công nhân kỹ thuật, kỹ sư cho các dự án lớn, dự án nước ngoài ngày càng rõ khi các dự án lớn đi vào triển khai. Việc tuyển dụng lao động kỹ thuật có tay nghề cao gặp khó khăn. Sự không nhất quán giữa các cơ quan tuyển dụng lao động và các doanh nghiệp cũng tạo ra những thiệt thòi, khó khăn cho người lao động.
e. Chính sách đất đai còn nhiều bất cập cả về thủ tục hành chính và công tác giải phóng mặt bằng, quản lý đất đai
Thủ tục hành chính trong việc xin cấp đất, giấy phép xây dựng thường mất nhiều thời gian làm ảnh hưởng đế tiến độ xây dựng và sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
Chính sách đền bù, giải phóng mặt bằng nhiều khi không nhất quán, không phù hợp với thực trạng đất gây phiền hà cũng như thiệt thòi cho cả phía doanh nghiệp và người dân nhận đền bù. Tiến đô giải phóng mặt bằng để bàn giao đất sạch cho các dự án đầu tư thường rất chậm. Ngoài ra nhiều địa phương chưa có quy hoạch và kế hoạch sử dụng quỹ đất cho các dự án đầu tư một cách đầy đủ và rõ ràng và không hiệu quả.
2.4.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế a. Nguyên nhân khách quan
Các chính sách chưa thật sự đồng bộ, văn bản pháp quy ban hành chậm và chưa đủ mức cụ thể và thường không có lộ trình từ trước về những thay đổi do đó gây khó khăn trong quá trình dự đoán, dự báo của nhà đầu tư nên trong nhiều trường hợp họ làm đảo lộn phương án kinh doanh và gây thiệt hại cho họ.
Việc thi hành chính sách, pháp luật không nhất quán, tùy tiện. Một số văn bản hướng dẫn của các Bộ, ngành, địa phương có xu hướng xiết lại, thêm nhiều quy trình dẫn đến tình trạng “trên thoáng, dưới chặt”, thậm chí chồng chéo, thiếu thống nhất gây khó khăn cho các hoạt động của các nhà đầu tư.
Hệ thống pháp luật chưa phát huy hết vai trò là công cụ định hướng thu hút vốn đầu tư. Cơ chế chính sách thu hút còn chậm, chưa đồng bộ. Cơ chế khuyến khích thu hút vốn đầu tư chưa thực sự hấp dẫn. Điều này một mặt không tạo điều kiện để Nghệ An thu hút vào những lĩnh vực trọng điểm, mặt khác gây khó khăn lúng túng cho cơ quan quản lý nhà nước trong việc xét duyệt dự án và làm cho nhà đầu tư mất nhiều thời gian, chi phí cho việc xác định cơ hội đầu tư.
Nhiều quy định không thể hiện được tính minh bạch do có nhiều nội dung không rõ ràng để điều khiển các hành vi kinh tế, cũng như một số trường hợp thiếu nhất quán, nhiều quy định ban hành sau còn có nội dung khác, thậm chí đối lập với quy định ban hành trước hoặc quy định của ngành này chồng chéo ngành khác làm cho nhà đầu tư không xác định được đâu là quy định phải tuân theo.
Một số thủ tục liên quan đến việc triển khai dự án như: thủ tục thuê đất, giải phóng mặt bằng, xây dựng, xuất nhập khẩu, hải quan còn nhiều phiền hà và chậm được cải tiến. Tình hình này cũng với những hành vi sách nhiễu, tiêu cực của một số cán bộ làm biến dạng các chủ trương, chính sách của Nhà nước và làm nãn lòng nhà đầu tư.
Tỉnh Nghệ An khuyến khích thu hút FDI công nghệ cao nhưng có tới 85% số doanh nghiệp FDI không thể tuyển chọn được lao động trình độ cao. Nhiều doanh nghiệp FDI muốn hợp tác, liên kết với khối doanh nghiệp địa phương cũng không được vì doanh nghiệp địa phương không đáp ứng được yêu cầu. Chính sách ưu đãi cho nhà đầu tư nước ngoài cần tính lại theo phương án “hậu ưu đãi”, tức là chỉ khi tạo ra được giá trị gia tăng thì mới nên có chính sách ưu đãi, ưu đãi dựa trên kết quả, hiệu quả mà dự án đó đem lại cho nền kinh tế.
Các chính sách của Nhà nước còn đi theo lối mòn, cũ kỹ, thiếu thay đổi, nhiều thời điểm không phù hợp với tình hình thế giới, trong khi thế và lực Việt Nam đã có nhiều thay
đổi, Việt Nam đã có nhiều cơ hội lựa chọn các doanh nghiệp phù hợp với trình độ và sự phát triển.
Sự biến động của nền kinh tế thế giới là liên tục, các lĩnh vực đầu tư, kéo theo sự thay đổi ngành nghề chủ yếu. Vì thế cơ quan xây dựng chính sách thu thút đầu tư đang gặp khó khăn trong việc xác định các ngành nghề cần đầu tư, phù hợp với tiếp nhận công nghệ mới.
Nền kinh tế khu vực Bắc Trung Bộ còn lạc hậu, số lượng các khu công nghiệp hiện đại rất hạn chế. Cơ quan xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư tỉnh Nghệ An không có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm đối với các tỉnh có điều kiện tương đồng nhằm thống nhất các chính sách đảm bảo phù hợp nhất.
b. Nguyên nhân chủ quan
Về cải cách hành chính, quy trình thủ tục đầu tư còn một số bất cập, thiếu đồng bộ trong cách làm, phân cấp quản lý và phối hợp giải quyết thủ tục hành chính giữa Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam với các Sở ngành liên quan, UBND tỉnh chưa rõ ràng, còn chồng chéo ảnh hưởng đến việc thu hút vốn đầu tư, nên cần phải sớm xây dựng quy chế phối hợp để tạo sự thống nhất trong quản lý, giải quyết thủ tục cho doanh nghiệp, nhà đầu tư một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.
Đã có sự chồng chéo trong quản lý nhà nước của một số cơ quan đối với các doanh nghiệp, gây phiền hà cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất. Tuy các thủ hành chính liên tục được cải tiến, nhưng vẫn còn nhiều biểu hiện trì trệ trong tổ chức thực hiện. Nhà đầu tư vẫn phải đến nhiều cửa mới triển khai được dự án. Tỉnh chưa đồng hành cùng doanh nghiệp, chưa xem khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp là khó khăn vướng mắc của chính mình. Một bộ phận cán bộ, công chức còn có biểu hiện quan liêu, cửa quyền, gây khó khăn cho doanh nghiệp KCN trong quá trinh triển khai dự án và thực hiện hoạt động kinh doanh.
Công tác quy hoạch triển khai chậm cả về đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư sản xuất. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác xúc tiến đầu tư vào KCN, đặc biệt khi mà các vị trí thuận lợi đã được giao hết cho các dự án đầu tư đã được cấp phép. Chính quyền tỉnh Nghệ An chưa năng động kêu gọi được các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư lĩnh vực này.
Kết cấu hạ tầng ngoài hàng rào KCN xây dựng chưa đồng bộ. Nhà ở cho công nhân và chuyên gia vẫn chưa được xây dựng đầy đủ. Ngoài Khu kinh tế Đông Nam thì đa số các
khu công nghiệp chưa liên kết, nâng cấp hệ thống bến bãi để đảm bảo vận chuyển hành khách và hàng hóa với số lượng lớn và thường xuyên.
Về tài chính, ngoài Khu kinh tế Đông Nam, hầu hết các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn tỉnh Nghệ An có quy mô nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chưa có các công ty lớn, các tập đoàn xuyên quốc gia sở hữu công nghệ nguồn đầu tư vào.
Thiếu sự gắn kết của các cơ quan quản lý nhà nước trong xây dựng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp. Một số cán bộ làm việc kiêm nhiệm nhiều đầu mục công việc, không dành nhiều thời gian đầu tư vào xây dựng chính sách. Năng lực xây dựng chính sách của một số cán bộ là hạn chế, một phần vì đây là một lĩnh vực mới, phức tạp, yêu cầu phải có tầm nhìn.
Hoạt động xúc tiến đầu tư vào các KCN tỉnh Nghệ An hiện nay còn rất hạn chế và kém chuyên nghiệp. Hầu hết các hoạt động xúc tiến đầu tư hiện đang được tiến hành gồm tài liệu giới thiệu chung về đầu tư, chính sách ưu đãi chung và ưu đãi đặc thù của tỉnh, danh mục ngành nghề, dự án kêu gọi đầu tư, trang thông tin điện tử website, tổ chức các cuộc tiếp xúc, tìm hiểu thị trường đối tác đầu tư trong và ngoài nước, tổ chức các cuộc giao ban định kỳ với sự có mặt của các sở, ban, ngành và các nhà đầu tư; các phương tiện xúc tiến đầu tư khác... Song những hoạt động này mới chỉ làm được ở mức cho có lệ mang tính hình thức. Hoạt động xúc tiến đầu tư chưa được xây dựng có hệ thống, chủ yếu mang tính thời vụ và đặc biệt chưa có nguồn kinh phí ổn định, lâu dài để duy trì các hoạt động. Trong khi đó, hoạt động theo dõi, hỗ trợ, cung cấp thông tin cho các đối tác tiềm năng còn nhiều hạn chế. Kinh phí xúc tiến đầu tư vào các KCN hiện nay phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức của UBND tỉnh về tầm quan trọng của hoạt động này. Hơn nữa đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ xúc tiến đầu tư chưa thực sự chuyên nghiệp, chưa đủ trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó, sự phối hợp trong công tác vận động thu hút vốn đầu tư giữa các cơ quan ban ngành trong tỉnh Nghệ An vẫn chưa được thực hiện đồng bộ.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ