Phân tích thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 66 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công

nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An

Để các Nghị Quyết của Đảng nhanh chóng triển khai, các cơ quan Nhà nước đã cụ thể hóa bằng các chính sách và văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động của KCN, CCN tạo khung pháp lý cho việc hình thành, hoạt động và phát triển của các KCC, CCN.

Tháng 12 năm 2005 Luật đầu tư chung ra đời đã thay thế cho 2 luật đầu tư trong nước và nước ngoài tồn tại trước đó, chấm dứt sự đối xử cách biệt giữa nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Bên cạnh đó một loạt luật điều chỉnh các vấn đề có liên quan đến hoạt động đầu tư và đầu tư các KCN, CCN được ban hành như Luật đất đai năm 1993, và Luật đất đai sửa đổi năm 1998, 2001, 2003. Luật doanh nghiệp năm 1999 và Luật doanh nghiệp mới năm 2013 (sửa đổi vào bổ sung) , Luật khuyến khích đầu tư trong nước 1994, sửa đổi năm 1998 và 2005; Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008, mới đây nhất là năm 2013 và các Luật Thương mại, Luật Ngân hàng, Luật Hải quan…

Trên cơ sở các luật đã ban hành, các cơ quan nhà nước có liên quan đã ban hành những nghị định, thông tư hướng dẫn. Đặc biệt Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách trong đó quan trọng và trực tiếp là Quy chế hoạt động của KCN, CCN tạo cơ sở pháp lý và cho sự ra đời của các KCN và hoạt động thu hút đầu tư trong đó có thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các KCN, CCN, KKT

Nghị định số 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14/3/2008: quy định về KCN, KCX và KKT. Nghị định này thay thế cho nghị định số 36/1997/NĐ-CP về ban hành quy định về KCN, KCX, KKT và một số văn bản quy định đã ban hành trước đó. Nghị định là cơ sở pháp lý quan trọng hoàn thiện và kiện toàn BQL KCN với mô hình tổ chức hiện đại, chức năng nhiệm vụ rõ ràng, đầy đủ thẩm quyền để hoàn thiện công tác quản lý đối với KCN theo cơ chế “một cửa, tại chỗ”.

Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/08/2013 của Chính phủ về định hướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian tới.

Tại nghị quyết này, Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và đầu tư chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan và ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng các đề án, trong đó có luật đầu tư và luật doanh nghiệp (sửa đổi) nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh thu hút đầu tư, tạo dựng khung pháp lý

thuận lợi, minh bạch cho việc thành lập, hoạt động và tổ chức quản lý của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đồng thời hoàn thiện công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư. Việc thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 103 của Chính phủ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao tính hấp dẫn và năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài, góp phần nâng cao tốc độ tăng trưởng và sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

Cùng với những Quy chế KCN, nhiều văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động thu hút vốn đầu tư đặc biệt là thu hút vốn đầu tư FDI của KCN. Đây là hành lang pháp lý tương đối rõ ràng thuận lợi cho các hoạt động của KCN như:

Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, tạo điều kiện cho việc triển khai luật đầu tư trên thực tế.

Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nghị định 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ ban hành về việc quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

Quyết định số 1107/QĐ-TTg, ngày 21/8/2006 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các KCN Việt Nam đến năm 2015 và định hướng tới năm 2020. Trong đó nêu rõ mục tiêu tổng quát, mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn. Đồng thời quy định các điều kiện và tiêu chí để hình thành KCN và danh mục các KCN dự kiến xây dựng đến năm 2015.

Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 07/4/2009 của Chính phủ về định hướng, giải pháp và quản lý vốn FDI.

Nghị định số 118/2015/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư cũng nêu rõ về các ưu đãi với các dự án đầu tư vào các KCN, KKT.

Bên cạnh đó là các văn bản do các Bộ ngành ban hành như:

Quyết định số 1088/2006/QĐ-BKH ngày 19/10/2006 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành các mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư tại Việt Nam.

Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 20/12/2008 của Bộ Công thương ban hành quy định, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp.

Thông tư số 19/2009/TT-BXD ngày 30/6/2009 của Bộ Xây dựng quy định về quản lý đầu tư xây dựng trong KCN và KKT

Thông tư số 48/2011/TT-BTNMT ngày 28/12/2011 của Bộ Tai nguyên và Môi trường về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 08/2009/TT- BTNMT ngày 15/7/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy chế quản lý và bảo vệ môi trường KCN, CCN, KKT, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong bảo vệ mội trường đối với từng giai đoạn phát triển KCN, CCN, KKT.

Thông tư số 13/2009/TT-BLDTBXH ngày 06/5/2009/TT-BLĐTBXH ngày 06/5/2009 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ quản lý về lao động trong các KCN, CCN, KKT, trong đó có quy định ủy quyền cho BQL KCN, KKT thực hiện một số nhiệm vụ quản lý lao động trong KCN

Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan, thuế xuất nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu.

Văn bản số 4422/BCT-KH ngày 18/5/2009 của Bộ Công thương về việc hướng dẫn Ban Quản lý thực hiện nghị định 29/2008/NĐ-CP. Văn bản này hướng dẫn chi tiết cho BQL các KCN, KKT trong việc cấp giấy phép kinh doanh với các hoạt động mua bán hàng hóa của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp giấy chứng nhận tại KCN, KKT.

Tỉnh Nghệ An cam kết thực hiện đầy đủ những chính sách, chế độ ưu đãi chung của Nhà nước đối với các nhà đầ u tư khi đầu tư vào Nghệ An nói chung và các KCN của tỉnh Nghệ An nói riêng.

UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đầu tư vào tỉnh và bổ sung, điều chỉnh các chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tế. Thực trạng chính sách thu hút vốn đầu tư vào KCN trên địa bàn của tỉnh Nghệ An như sau:

2.2.1. Chính sách đảm bảo đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài

Tháng 12 năm 1987, Quốc Hội nước CHXHCN Việt nam đã thông qua luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam, tạo cơ sở pháp lý đầu tiên cho hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Từ năm 1987 đến nay, Luật đầu tư nước ngoài đã liên tục được haofn thiện, qua các lần sửa đổi, bổ sung ở các mức độ khác nhau vào các năm 1990, 1992,1996, 2000, 2003, 2008 và 2015.

Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996 đã ghi rõ ngay ở điều 1“Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu đối với vốn đầu tư và các quyền hợp pháp khác của các nhà ĐTNN”

Nội dung chi tiết về sự đảm bảo đầu tư của các nhà ĐTNN được khẳng định trong chương 3, Biện pháp đảm bảo đầu tư (từ điều 20 đến điều 24). Điều 21 nêu rõ “Trong quá trình đầu tư vào Việt Nam, vốn và tài sản thu bằng biện pháp hành chính, doanh nghiệp có vốn ĐTNN không bị quốc hữu hóa. Nhà nước CHXHCN Việt Nam bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, đảm bảo lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư nước ngoài trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Việt Nam”

Từ điều khoản 22 đến điều 24 quy định cụ thể về phương thức giải quyết các thiệt hại mà nhà đầu tư nước ngoài gánh chịu do sự thay đổi về chính sách, quy định về luật pháp Việt Nam.

Luật đầu tư chung năm 2005 thay thế cho luật đầu tư nước ngoài năm 1996 và Luật khuyến khích đầu tư trong nước năm 2006, các quy định của Luật này vẫn khẳng định việc không quốc hữu hóa hoặc tịch thu tài sản của các nhà ĐTNN. Trong trường hợp quốc phải hữu hóa thì chỉ phục vụ cho lợi ích công cộng và nhà đầu tư được đền bù đầy đủ và công bằng theo quy định.

Ngoài ra trong trường hợp Việt Nam tham gia các thỏa thuận song phươngvà đa phương về đầu tư mà các điều ước quốc tế Việt Nam tham gia khác với quy định trong Luật này thì quy định trong các điều ước quốc tế được ưu tiên. Khi có sự thay đổi đổi của pháp luật Việt Nam mà có thể gây thiệt hại đến lợi ích của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài mà các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh, thì doanh nghiệp ĐTNN và các bên tham gia hợp tác kinh doanh vẫn tiếp tục được hưởng ưu đãi đã được quy định trong giấy phép đầu tư hoặc được nhà nước Việt Nam giải quyết thỏa đáng.

Căn cứ theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được Quốc Hội thông qua ngày 12/11/1996, tỉnh Nghệ An đã ban hành quyết định số 47/QĐ-UB ngày 30/06/2000 về việc ban hành quy định trách nhiệm và quan hệ phối hợp với các dự án có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Quyết định này đã rất rõ tinh thần của tỉnh Nghệ An bằng việc cụ thể hóa trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh đối với việc thực hiện đảm bảo các dự án có vốn đầu tư nước ngoài nhằm tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các tổ chức cá nhân tài trợ hoặc đầu tư vào tỉnh. Đồng thời quản lý có hiệu quả các nguồn vốn tài

trợ và đầu tư, giữ vững được an ninh chính trị và mở rộng quan hệ đối ngoại với các nước theo quan điểm đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Những quy định về đảm bảo đầu tư của Việt Nam cũng như của tỉnh Nghệ An nói chung vẫn được giữ vững và phát triển cho tới nay, chính điều này đã đem lại cho các nhà ĐTNN sự yên tâm, tin tưởng vào việc quyền lợi của mình được bảo vệ khi đầu tư vào Việt Nam nói chung hay đặc biệt tỉnh Nghệ An nói riêng.

2.2.2. Công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Trong thời gian vừa qua, tỉnh Nghệ An tiếp tục phối hợp với các Sở, ngành và địa phương đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh. Trong đó, trọng tâm của năm 2020 là công tác xây dựng các cơ chế, chính sách về bảng giá đất trong KCN, cơ chế hỗ trợ đầu tư cho các dự án có sử dụng đất.

Tham mưu trình UBND tỉnh quyết định công bố danh mục thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Ban trong đó chú trọng rút ngắn thời gian giải quyết bình quân 3-5 ngày/thủ tục. Công khai, minh bạch quy trình, thủ tục đầu tư vào KKT, KCN trên Cổng thông tin điện tử dongnam.gov.vn và niêm yết tại bộ phận Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả; Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục đầu tư thông qua Hệ thống dịch vụ hành chính công trực tuyến; Hệ thống quản lý và điều hành VNPT- Ioffice; Chuyển đổi Hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001-2015.

Bên cạnh đó, đưa vào vận hành bộ phận 1 cửa tại Trung tâm dịch vụ hành chính công của tỉnh; rà soát, sửa đổi trình UBND tỉnh ban hành 34 bộ thủ tục hành chính tại Quyết định số 3502/QĐ-UBND ngày 08/10/2020 của UBND tỉnh; Trong năm 2020, Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tiếp nhận trên 397 hồ sơ; số hồ sơ được xử lý, trả kết quả đúng hạn và trước hạn chiếm trên 99%, số hồ sơ chưa có kết quả (khoảng 1%) do đang chờ các, sở ngành, địa phương cho ý kiến theo quy định.

Nội dung và thủ tục đăng ký đầu tư, một trong những nguyên nhân tạo nên bước “đột phá” về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp là tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ “cơ chế một cửa”. Các cơ quan đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý các dự án đầu tư như Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã bố trí cán bộ chuyên trách có năng lực, có kinh nghiệm cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư, hướng dẫn lập hồ sơ, giải quyết các thủ tục nhanh gọn. Ban quản lý Khu kinh tế thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ”, giảm thời gian thẩm định, cấp giấy phép đầu tư xuống còn 3-7 ngày. Khi có dự án đầu tư, Ban tiếp nhận hồ sơ rồi gửi đến các cơ quan chức năng xem xét hẹn ngày để nhà đầu tư

tiếp xúc trực tiếp thảo luận, bổ sung, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế, rồi cấp phép trong ngày. Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện “một cửa” trong việc cấp giấy phép đầu tư, giải quyết các thủ tục hành chính sau khi cấp giấy phép, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư triển khai dự án, sớm đi vào sản xuất, kinh doanh như chuẩn bị mặt bằng, tạo hạ tầng cơ sở hiện đại… Với cách làm này đã giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh, tạo được sự thống nhất, đồng bộ trong việc thẩm định dự án, được các nhà đầu tư đồng tình.

Bảng 2.7: Tổng hợp các thủ tục đầu tư tại các khu công nghiệp tỉnh Nghệ An

STT Khu CN Thủ tục đầu tư

1

Khu kinh tế Đông Nam và các KCN thuộc khu kinh tế Đông Nam

Thực hiện cơ chế “một cửa, tại chỗ” đối với Khu kinh tế Đông Nam. Các nhà đầu tư chỉ cần liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối là Ban quản lý Khu kinh tế Đông Nam để được hướng dẫn, giải quyết kịp thời thủ tục chứng nhận đầu tư và triển khai dự án đầu tư theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. - Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư ≤ 5 ngày, cấp các chứng chỉ khác ≤ 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư.

2 Khu công nghiệp khác

Thực hiện cơ chế “Một cửa, tại chỗ”. Các nhà đầu tư chỉ cần liên hệ trực tiếp với cơ quan đầu mối là Ban quản lý khu công nghiệp này để được hướng dẫn và giải quyết kịp thời theo quy định hiện hành của Nhà Nước

- Thời gian cấp giấy chứng nhận đầu tư ≤ 7 ngày, cấp các chứng chỉ khác không quá 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ của nhà đầu tư.

Nguồn: Trung tâm hỗ trợ phát triển doanh nghiệp và xúc tiến đầu tư tỉnh Nghệ An

Nhận được giấy phép đầu tư mới chỉ là bước đầu tiên trong việc triển khai dự án đầu tư. Các nhà đầu tư mong muốn thực hiện kế hoạch kinh doanh và thu được lợi nhuận. Mà

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) chính sách thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh nghệ an (Trang 66 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)