6. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Trình độ phát triển kinh tế-xã hội
Tốc độ tăng trưởng kinh tế thấp sẽ hạn chế sự phát triển của thị trường trong nước. Từ đó, nguồn thu về cho ngân sách cũng hạn hẹp, không có vốn để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng. Thu nhập của người lao động thấp kéo theo sức cầu thị trường giảm. Do đó, các doanh nghiệp khó khăn trong tiêu thụ hàng hóa. Chính sách tiền tệ không ổn định, lạm phát cao sẽ làm các nhà đầu tư rút vốn hoặc thôi đầu tư để tránh thua lỗ trong kinh doanh. Chẳng hạn, trình độ tay nghề thấp của đa số người lao động buộc các doanh nghiệp tốn kém chi phí đầu tư đào tạo. Mặc dù chi phí này được bù đắp một phần bởi mức lương thấp nhưng kết hợp với năng suất lao động thấp, chi phí này có xu hướng làm tăng đơn giá tiền lương trong sản phẩm. Hoặc các dịch vụ ngân hàng, viễn thông với giá cao hơn mức khu vực và thế giới làm tăng chi phí của các nhà đầu tư. Những trở ngại ấy sẽ làm hạn chế thu hút đầu tư. Nói chung, trình độ kinh tế - xã hội thấp ảnh hưởng xấu đến khả năng thu hút vốn đầu tư.
Trái lại, với trình độ phát triển kinh tế xã hội cao sẽ là yếu tố thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn kinh doanh. Bởi vì với một nền kinh tế phát triển, các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả đầu tư như quản lý vĩ mô, điều kiện kết cấu hạ tầng, thị trường, chất lượng cung cấp các dịch vụ... sẽ thuận lợi rất nhiêu cho các nhà đầu tư. Thực tế cho thấy, những địa phương có trình độ phát triển kinh tế xã hội cao đã thu hút được nhiều dự án đầu tư hơn là các địa phương mà điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn.