- Chế độ 2: thích hợp cho sử dụng mạng 1 tần số ở khoảng giữa băn gL và cho phát thanh khu vực sử dụng 1 Đài phát
d. Các chế độ phát sóng DRM Chế độ truyền dẫn:
- Chế độ truyền dẫn:
Hệ thống DRM được thiết kế với 4 chế độ truyền dẫn khác nhau. Trong từng chế độ lại có sự phối hợp giữa số lượng QAM, tốc độ bít để đạt được độ ổn định truyền dẫn theo điều kiện truyền sóng và vùng phục vụ (bảng 5.12).
Bảng 5.12: Các chế độ truyền dẫn DRM
- Giải pháp phủ sóng:
Mạng một tần số -SFN (Single Frequency Network)
Thiết lập mạng gồm nhiều máy phát, phát cùng nội dung chương trình và trên cùng một tần số. Trong mạng sẽ có những vùng thu được tín hiệu từ ít nhất một đài phát trở lên. Khi tính toán thiết lập mạng người ta phải tính toán sao cho trễ về thời gian giữa các tín hiệu nhỏ hơn khoảng an toàn của khung dữ liệu.Trong trường hợp này tín hiệu thu được có thể khoẻ hơn tín hiệu của một đài phát tới. Nếu công tác thiết kế mạng được tiến hành cẩn thận, có thể thiết lập mạng một tần số trên phạm vi phủ sóng quốc gia. Ưu việt của mạng một tấn số là tiết kiệm được phổ tần số. "Nhược điểm" là khá phức tạp trong phần thiết kế.
Khác với phát thanh AM analog, phát thanh AM số DRM cho phép trong khi thu chương trình, máy thu có thể chuyển về thu tần số khác có chất lượng tốt hơn, tất nhiên phải phát cùng một nội dung. Trong nhóm dữ liệu SDC có chứa danh sách các tần số cùng phát một nội dung chương trình. Khi tín hiệu thu được không tốt, theo danh sách đó máy thu tự động chọn tần số có chất lượng sóng cao hơn. Chức năng này không chỉ bó hẹp trong phạm vi phát thanh số. Hiện nay phát thanh FM ở nhiều nước có phát dịch vụ DAB, với điều kiện máy thu thanh là loại đa năng thu được cả AM, FM analog và AM digital. Máy thu đang thu tín hiệu DRM có thể tự động chuyển sang thu tín hiệu FM khi tín hiệu đó tốt hơn, hoặc ngược lại. Trong phát thanh đối ngoại trên băng sóng ngắn, người ta hay phát một nội dung chương trình trên nhiều tần số, hoặc tần số phát có thể thay đổi theo giờ trong ngày. Trong trường hợp này máy thu sẽ tự động chuyển về tần số thích hợp theo danh sách các tần số mà máy thu thu được.
5.3.3 Chuẩn phát thanh số DMB (Digital Multimedia Broadcasting)
Với sự ra đời của DMB, ranh giới giữa phát thanh truyền hình truyền thống và phát truyền thông đa phương tiện sẽ bị xoá mờ. Công nghệ DMB thực chất là sự phát triển mới của phương thức phát thanh qua di động với việc cung cấp hình ảnh chất lượng cao, âm thanh số và các dữ liệu hết sức đa dạng kèm theo. DMB được phát triển theo hai hướng: T-DMB mặt đất và S-DMB vệ tinh. DMB là sự chắt lọc các điểm mạnh của hệ thống phát thanh số EUREKA 147 của châu âu và hoàn toàn tương thích với hệ thống DAB.