Xu hướng phát triển phát thanh số

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 2 (Trang 63 - 66)

- Settop Box (STB):

d. Tương lai của 3DT

5.2 Xu hướng phát triển phát thanh số

Định hướng công nghệ cho ngành phát thanh phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Thứ nhất, khi chuyển đổi công nghệ, điều đầu tiên phải quan tâm chính là thính giả, những lợi ích và nguyện vọng của họ. Thứ hai, trong mỗi quốc gia, số lượng máy thu có thể là vài triệu đến hàng chục triệu, như vậy chuyển đổi sang công nghệ mới không đơn giản là vấn đề kỹ thuật, đó là bài toán kết hợp giữa kỹ thuật, kinh tế, xã hội. Thứ ba, hiện nay là giai đọan hội tụ giữa công nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Sự phát triển công nghệ phát thanh phải phù hợp với xu hướng phát triển chung, có mối tương quan và phụ thuộc vào một số ngành khác như: truyền hình, ngành thông tin liên lạc, công nghiệp sản xuất các linh kiện điện tử.

Từ những bối cảnh nêu trên, hiện nay tồn tại những xu hướng khác nhau trong công nghệ phát thanh số và tiến trình chuyển đổi sang phát thanh số. Chúng ta có thể nêu một số xu hướng chính như sau:

Hướng 1:

- Hiệp hội phát thanh châu âu (EBU) đã chính thức đệ trình lên hiệp hội viễn thông quốc tế (ITU) tiêu chuẩn phát thanh số - EUREKA 147 gọi tắt là phát thanh DAB là tiêu chuẩn áp dụng trên phạm vi toàn châu âu. Hiện nay tại châu âu nhiều quốc gia đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm phát thanh số và bắt đầu thời kỳ hoạt động chính thức của các dịch vụ này. Ngoài châu âu, một số nước khác như Canada, Singapore, Đài loan, Australia cũng đã đưa hệ thống phát thanh số theo tiêu chuẩn E-147 vào khai thác chính thức. Nó được một số tổ chức tiêu chuẩn quốc tế công nhận (bao gồm cả về phần phát và phần thu). Một số nước đã triển khai phát thanh số cho các dịch vụ thường xuyên, song song với các dịch vụ analog truyền thống. Hiện nay trên thế giới đã có gần 300 triệu người thu được gần 600 dịch vụ chương trình phát thanh khác nhau theo tiêu chuẩn này.

- Ngoài ra một số tiêu chuẩn mới vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu phát triển các dịch vụ mới dựa trên nền DAB. Tại Hàn quốc đã phát triển và triển khai thành công tiêu chuẩn đa phương tiện số –Digital Multimedia Broadcasting (DMB). Đây là một tiêu chuẩn được Hàn quốc phát triển trên nền tiêu chuẩn phát thanh số DAB E147 với sự tăng cường thêm các dữ liệu hình ảnh động và dữ liệu khác. DMB được phát triển vì hai lý do chính : Thứ nhất là xu hướng hội nhập giữa các phương tiện truyền thông và nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng về các nội dung đa phương tiện; Thứ hai là sự cần thiết phải có một tiêu chuẩn chung cho cả phát thanh và truyền hình trong đó đặc biệt chú ý đến khả năng thu lưu động với chất lượng cao (điều mà hiện nay tiêu chuẩn truyền hình số DVB – T chưa đáp ứng được). Việc triển khai DMB do Uỷ ban trực thuộc Chính phủ Hàn quốc trực tiếp điều hành, với sự phối hợp chặt chẽ với các hãng phát thanh truyền hình, các hãng điện tử như LG, Samsung và một loạt các công ty viễn

PTIT 164

thông, điện tử đã có tên tuổi hoặc mới được thành lập phục vụ cho việc triển khai DMB.

DMB được chia thành hai tiêu chuẩn chính: DMB qua vệ tinh (Satelite DMB- S-DMB) và DMB mặt đất (Terrestial DMB – T- DMB). Người Hàn Quốc đã đưa ra tiêu chuẩn phát thanh số đa phương tiện DMB với mục đích dùng chung cho phát thanh và truyền hình số sử dụng các thiết bị thu là điện thoại di động. Kỹ thuật của phát thanh số DMB phát triển dựa trên sự chắt lọc những ưu điểm của kỹ thuật DAB và hoàn toàn tương thích với DAB. Với chuẩn phát thanh số này thì người Hàn Quốc đã giải quyết được vấn đề máy thu thanh số.

Hướng2 :

Không sử dụng các băng thông mới, sử dụng lại băng thông của phát thanh analog và tận dụng tối đa khả năng tái sử dụng các cơ sở hạ tầng hiện có. Giai đoạn chuyển tiếp sẽ diễn ra từ từ: phát số song song với phát analog. Theo hướng này có thể kể đến:

IBOC- HD Radio:

Người Mỹ đi theo hướng khác với châu âu. Mỹ chủ trương sử dụng băng tần cho sóng AM MW và FM đã có sẵn để phát số. Công nghệ này được gọi tắt là IBOC (In Band On Chanel). Chuẩn này được khởi xướng từ thập niên 90, nhưng tiến triển lại chậm hơn so với châu âu. Tên mới của nó hiện nay là HD-Radio ( High Definition Radio).

HD Radio được chính thức triển khai vào 2003 khi các đài phát thanh AM và FM trên toàn đất Mỹ bắt đầu phát sóng phát thanh số và tiếp tục chuyển sang bước mới khi các máy thu HD Radio được đưa ra trình làng tại triển lãm CES vào tháng 1.2004.

Trong giai đoạn chuyển tiếp, chuẩn phát sóng này cho phép một chương trình phát thanh dưới dạng dạng analog và digital sẽ được cùng một máy phát đi. Máy thu sẽ thu được cả hai loại tín hiệu, tín hiệu analog đóng vai trò dự phòng cho tín hiệu digital vì mức sóng mang của tín hiệu digital thấp hơn của tín hiệu analog 30dB. Khi chuyển sang hoàn toàn phát số có thể phát 4 chương trình mono trên một kênh và phát một số dịch vụ dữ liệu.

Chất lượng của tín hiệu AM số bằng chất lượng tín hiệu FM analog và tín hiệu FM số gần bằng chất lượng CD. Công nghệ IBOC được Uỷ ban hệ thống radio quốc gia của Mỹ (National Radio Systems Committee- NRSC) tiêu chuẩn hoá tháng 9.2005, (NRSC- 5-A In-band/on-channel Digital Radio Broadcasting Standard).

ETSI TS 101 980 (2001-09)- DRM

Tiêu chuẩn ETSI TS 101 980 (2001-09)-Phát thanh số trên băng tần nhỏ hơn 30MHz có thể gọi tắt là tiêu chuẩn DRM (Digital Radio Mondiale). Trong khi E147 đưa ra khả năng chuyển đổi phát thanh số trên dải tần L và băng III; DRM là phương án duy nhất chuyển đổi sang phát thanh số trên băng tần dưới 30MHz đặc biệt là trên dải sóng ngắn. Việc chuyển sang phát thanh số ở dải AM (sóng ngắn, trung, và dài) cho phép các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh đáp ứng cả yêu cầu hiện tại và tương lai, nâng cao chất

lượng thu, sử dụng các tần số đã giành cho phát thanh cũng như tận dụng được các cơ sở hạ tầng đã có. Tiếp đó có thể tăng số lượng các chương trình và các dịch vụ khác. Sau tiêu chuẩn E147, tiêu chuẩn phát thanh số DRM - phát thanh số trên các băng tần nhỏ hơn 30 MHz đã được tổ chức ITU thông qua vào tháng 4/2001 và tới tháng 9/2001 tổ chức về tiêu chuẩn ETSTI đã ban hành tiêu chuẩn này. Tháng 7.2004, Đài phát thanh Tiếng nói nước Nga đã công bố việc ứng dụng thành công phát sóng DRM trên sóng ngắn và sóng trung. Hiện nay DRM đã được đưa vào khai thác chính thức. Hiện trên thế giới có trên 1500 đài phát sóng ngắn đang hoạt động, vì vậy DRM sẽ là một hướng rất đáng quan tâm. DRM sử dụng công nghệ COFDM, tín hiệu âm thanh nén MPEG AAC kết hợp với một số kỹ thuật nén khác như MPEG 4 CELP. Hiện nay các nhà chế tạo linh kiện điện tử đang hết sức nỗ lực để chế tạo chip mới sử dụng cho máy thu với giá thành thấp. Một trong những tiêu chí của tiêu chuẩn này là máy thu, máy phát giá thành thấp, chất lượng âm thanh cao.

Hướng 3:

WorldSpace:

WorldSpace đã được tiêu chuẩn hoá và đưa vào hiện thực cuối những năm 90. Theo thiết kế, sẽ có 3 vệ tinh địa tĩnh AriStar, AsiaStar và AmeriStar phủ sóng phát thanh cho ba khu vực Châu á, Châu Phi và Mỹ La tinh. Hiện nay hai vệ tinh đã đi vào hoạt động, vệ tinh cho khu vực Mỹ La tinh đang chuẩn bị đựơc phóng lên. Mỗi vệ tinh có ba beam, mỗi beam chuyển tải được 96 kênh 16kbps, phủ sóng 14-18 triệu km2. Băng tần sử dụng là 1,5GHz. Băng tần này châu Âu dùng cho phát thanh số E 147 trên mặt đất và qua vệ tinh cho nên các vệ tinh của WolrdSpace không phục vụ cho khu vực châu Âu. Mỹ cũng không sử dụng băng L cho phát thanh qua vệ tinh. Hiện nay WorldSpace đã thiết lập mạng phát lại với các trạm phát lại trên mặt đất để phủ sóng cho các khu vực bị che chắn. Các trạm phát lại sử dụng công nghệ điều chế đa sóng mang MCM (Multi-Carrier Modulation) để khắc phục hiện tượng nhiễu xạ. Máy thu sẽ thu được cả tín hiệu vệ tinh và tín hiệu mặt đất.

-Từ năm 2001, Mỹ đã đưa vào khai thác hai hệ thống phát thanh số vệ tinh XM và Sirius. Cả hai hệ thống làm việc trên tần số 2,3 GHz, băng thông 12,5MHz.

Hướng 4 :

Người Nhật đã đưa ra một tiêu chuẩn cho mình đó là tiêu chuẩn phát thanh số trên mặt đất ISDB-T (Integrated Services Digital Broadcasting). Đây là tiêu chuẩn dùng chung cho phát thanh và truyền hình, băng rộng hoặc băng hẹp, trong đó ISDB-T băng hẹp (9429 KHz hoặc 1,3 MHz) cho phát thanh. Thử nghiệm phát thanh số theo tiêu chuẩn này đã được tiến hành tại Nhật và cho kết quả khả quan.

ISDB-T có thể truyền đi các dịch vụ multimedia như HDTV, SDTV, DSB và Mobile- mutimedia. Trong hệ thống ISDB-T, tín hiệu video được mã hoá theo chuẩn MPEG-2 Video (ISO/IEC 13818-2). Mã hoá tín hiệu audio theo chuẩn MPEG-2 AAC (ISO/IEC

PTIT 166

13818-7) Sử dụng truyền dẫn OFDM phân đoạn (Band-segmented Transmission OFDM). Hiện nay trừ Nhật bản, chưa nước nào tuyên bố áp dụng tiêu chuẩn này.

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 2 (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)