Mã hóa nguồn

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 2 (Trang 75 - 76)

- Chế độ 2: thích hợp cho sử dụng mạng 1 tần số ở khoảng giữa băn gL và cho phát thanh khu vực sử dụng 1 Đài phát

b. Mã hóa nguồn

Để đảm bảo kết hợp giữa chất lượng âm thanh và số lượng các dịch vụ trong một kênh DRM người ta đã đưa ra 3 chế độ mã hoá âm thanh khác nhau như hình 5.10, phụ thuộc vào tốc độ bít, chất lượng và loại dịch vụ:

 AAC-Advanced Audio Coding, cho chất lượng cao nhất, dùng cho music. Tốc

độ bit 20kbps với mono, và lên tới 48kbps với stereo.

 CELP-Code Excited Linear Predictive, thường dùng cho voice.

 HVXC-Harmonic Vector eXcitition Coding, áp dụng trong các trường hợp tốc

độ bít thấp, sử dụng chủ yếu cho tiếng nói. Tốc độ khoảng 2-4kbps.

Hình 5.10: Mã hóa âm thanh nguồn DRM

Ngoài ra người ta còn có thể nâng cao chất lượng chung cho cả ba kiểu mã hoá nêu trên khi sử dụng mã hoá SBR- Spectral Band Replication

Siêu khung âm thanh và UEP

Nguyên tắc mã hóa hiện thời được tối ưu hóa về hiệu quả mã hóa và tuân theo lý thuyết thông tin, điều này sẽ dẫn tới một thực tế là entropy của các bit gần như bằng nhau. Như vậy, mã hóa kênh phải được tối ưu hóa tới mức để tổng lượng lỗi còn lại là nhỏ nhất. Có thể thỏa mãn tiêu chí này bằng phương pháp mã hóa kênh được gọi là bảo vệ lỗi đồng nhất (EEP-Equal Error Protection), khi đó cấp độ bảo vệ của tất cả các bit thông tin như nhau. Tuy nhiên, những tác động có thể nghe thấy được do lỗi gây ra phụ thuộc vào bộ phận của luồng bit chịu tác động bởi một lỗi. Quan điểm về độ nhậy không đồng nhất với lỗi đã được biết đến rất rõ trong các nguyên tắc mã hóa nguồn sử dụng trong các hệ thống phát thanh và viễn thông như DAB, GMS. Giải pháp tốt nhất là sử dụng bảo vệ lỗi không đồng nhất (UEP-Unequal Error Protection).

Để phù hợp cho mã hóa kênh UEP cần sử dụng các khung có chiều dài cố định và một tập mô tả về UEP, ứng với một tốc độ bit cho trước độ dài của tập này lầ cố định.

PTIT 176

Vì AAC là kiểu mã hóa sử dụng các khung có chiều dài thay đổi nên một số khung sẽ gộp thành nhóm để tạo thành một siêu khung âm thanh với tốc độ bit và độ dài của siêu khung được giữ cố định. Do đó nguyên tắc mã hóa kênh được dựa trên cơ sở các siêu khung âm thanh.

Với trường hợp AAC, mỗi khung AAC bao gồm hai phần : một phần với độ bảo vệ cao hơn và một phần với độ bảo vệ thấp hơn. Luồng bit AAC trong hệ thống DRM là luồng bit MPEG-4 phiên bản 2. Để đảm bảo có được một siêu khung 400ms, chỉ có thể sử dụng các tần số lấy mẫu sau:12 kHz, 24 kHz, 48 kHz. Số lượng các khung AAC ở trong một siêu khung âm thanh do tần số lấy mẫu quyết định như bảng 5.11:

Tần số lấy mẫu Số các khung AAC trên một siêu khung âm thanh

12 kHz 5

24 kHz 10

48 kHz 20

Bảng 5.11: Số khung trong siêu khung âm thanh AAC

Định dạng siêu khung âm thanh AAC gồm ba phần: phần đầu, phần được bảo vệ cao và phần được bảo vệ thấp hơn. Phần đầu chứa đựng các thông tin cần thiết để khôi phục n khung AAC chứa trong siêu khung âm thanh.

SBR-Spectral Band Replication

Tái tạo phổ (SBR) là một công cụ mới nâng cao khả năng mã hóa âm thanh. Nó cho khả năng nâng cao chất lượng mã voice và audio ở tốc độ bit thấp. SBR có thể tăng dải thông của một bộ mã tốc độ bit thấp thông thường tương đương hoặc tốt hơn dải âm thanh tín hiệu FM tương tự. SBR còn có thể cải thiện tính năng của các bộ mã voice băng hẹp, cung cấp cho các nhà cung cấp dịch vụ phát thanh một dải thông 12kHz dùng cho phát thanh nhiều ngôn ngữ. SBR chủ yếu là công đoạn xử lý tín hiệu sau, mặc dù một vài quá trình xử lý tín hiệu trước được thực hiện trong bộ mã nhằm để chỉ dẫn cho bộ giải mã.

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 2 (Trang 75 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)