Phương pháp phân phối 3DT

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 2 (Trang 59 - 60)

- Settop Box (STB):

c. Phương pháp phân phối 3DT

Truyền tín hiệu mã hóa màu (Color Coding hay Colour Anaglyph).

Colour Anaglyph là sự ghép (composite) dạng ma trận luminance của các ảnh trái và phải, các thành phần mầu Cr và Cb thành một ảnh đơn. Sau đó tín hiệu được truyền đi. Để xem được 3D thì phải dùng cặp kính với bộ lọc màu khác nhau ở mỗi mắt kính. Phương pháp này cung cấp 3D TV gần như sớm nhất, có nhiều hạn chế về độ tin cậy và độ phân giải mầu, cung cấp trải nghiệm 3D không tốt nhưng lại có ưu điểm không cần hạ tầng truyền dẫn mới.

Truyền hai ảnh tín hiệu trái, phải ( truyền simulcast)

Ưu điểm của phương pháp này là chất lượng cao nhưng nhược điểm lớn là cần tốc độ bit cao. Để khắc phục có thể mã hóa các dòng truyền theo chuẩn AVC MVC (Multi- View Codec) khi tận dụng sự khác nhau không nhiều của các hình ảnh mắt trái và phải. Khi đó độ lợi về băng thông so với phương pháp simulcast thông thường có thể đạt 20%.

Truyền tương thích frame (frame compatible)

Trong phương pháp này người ta truyền hai ảnh truyền hình nhưng được xắp xếp giống như một frame ảnh. Nó gồm các giải pháp:

Side – by – side: xắp xếp các ảnh trái và phải cạnh nhau nhưng với định dạng khác với định dạng gốc (anamorphic).

Top and bottom: đóng gói các ảnh trái và phải như các ảnh trên và dưới nhưng anamorphic. Các ưu điểm: không cần áp dụng ma trận pixel bất kỳ cho màn hình, dễ thực hiện trong chuỗi sản xuất và thiết bị cuối.

Chèn dòng (line interlead): Đóng gói các ảnh trái và phải trên các dòng xen kẽ.

Độ phân giải của giải pháp này đạt 50%.

Checkerboard: Dùng phương pháp lấy mẫu nhỏ (subsampling) dung hòa : một mẫu trái, một mẫu phải…). Độ phân giải của phương pháp này đạt khoảng 70%.

Hình 4.46: Khuôn dạng side by side và Top and bottom

Truyền 2D + Depth.

Trong phương pháp này người ta gửi một ảnh truyền hình nguyên vẹn cộng với thông tin cho phép các ảnh trái và phải có thể được cấu trúc lại hoàn chỉnh trong máy thu. Thông tin này thường là bản đồ độ sâu của ảnh (depth map), nó cũng có thể coi là một dạng metadata. Các lưu ý đối với phương pháp này:

 Các ảnh stereo (multi-view) cần phải được render từ bản đồ độ sâu ảnh;  Việc tạo bản đồ độ sâu ảnh là một nhiệm vụ khó khăn;

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 2 (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)