Các phương thức truyền hình HDT

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 2 (Trang 54 - 56)

- Settop Box (STB):

b. Các phương thức truyền hình HDT

Mô hình hệ thống HDTV

Hình 4.42: Mô hình của 1 hệ thống HDTV

Hiện nay, với chuẩn MPEG-4 AVC/H264, các chương trình HDTV có thể truyền đến người xem bằng nhiều cách: truyền hình qua vệ tinh, truyền hình số mặt đất, truyền hình cáp số hay qua các đầu đọc tín hiệu chuẩn HD. Dù cho các môi trường truyền khác nhau thì chúng cũng đều truyền chung nội dung HDTV được mã hóa và nén. Khách hàng của HDTV sẽ là các thuê bao truyền hình số, có đầu thu chuyên dụng HDTV để thu và giải mã được các chương trình truyền hình phân giải cao. Thông thường thì các đầu thu HDTV đều có khả năng giải mã các chương trình truyền hình số độ phân giải tiêu chuẩn- SDTV.

HDTV qua vệ tinh: Nếu thu các chương trình HDTV qua vệ tinh thì cần có các thành phần sau:

1. Màn hình HDTV

2. Đầu thu vệ tinh chuẩn HD (DVB-S2). 3. Chảo thu vệ tinh tiêu chuẩn.

4. Cáp HDMI, DVI-D, hoặc cáp A/V dạng tín hiệu thành phần.

HDTV qua máy phát số mặt đất: Tương tự như vậy nếu truyền HDTV qua truyền hình số mặt đất (terrestrial) thì cần phải lắp đặt anten thu (UHF hoặc VHF) và đầu thu chuẩn HDTV (DVB-T2) cho truyền hình mặt đất.

Trở ngại lớn nhất để truyền HDTV qua vệ tinh hay số mặt đất chính là hạn chế về băng thông, vì tín hiệu HDTV đòi hỏi băng thông lớn hơn truyền hình SDTV. Nhưng với sự phát triển của công nghệ nén tín hiệu (MPEG-4 thay cho MPEG-2) thì việc triển khai phát HDTV qua vệ tinh và qua máy phát hình mặt đất trở nên hiện thực hơn.

HDTV qua mạng truyền hình cáp CATV: Để triển khai dịch vụ này thì khách hàng phải là thuê bao cáp số, có đường cáp dẫn đến tận nhà, và có đầu giải mã tín hiệu HDTV. Truyền hình qua cáp có lợi thế hơn qua vệ tinh và máy phát hình mặt đất do không bị giới hạn về băng thông nên có khả năng truyền được nhiều chương trình HD hơn.

Các nhà cung cấp dịch vụ HDTV quảng bá thường chọn độ phân giải 720p hay 1080i để phát các chương trình truyền hình do chúng có yêu cầu về băng thông thấp hơn so với 1080p, phù hợp với các loại TV LCD hay plasma hiện có.

HDTV qua các đầu đọc tín hiệu HD: Hiện nay, các đầu đọc HD được bán ngày càng

rộng rãi trên thị trường. Ví dụ các đầu DVD-HD player, Blue-ray player hay các đầu DVR player. Các đầu đọc này có thể đọc được các chương trình với độ phân giải hình ảnh khác nhau, từ 720p, 1080i cho đến 1080p,…

4.6.2 Truyền hình 3D a. Giới thiệu a. Giới thiệu

Với truyền hình 2D, hình ảnh chỉ có 2 chiều là chiều rộng và chiều cao. Truyền hình 3D lợi dụng những đặc điểm sinh học của mắt và não trong thị giác đã sáng tạo ra công nghệ và thiết bị mới để giúp sự cảm nhận vật thể khách quan theo cả chiều sâu.

Khác với công nghê 3D trước kia, vốn chỉ là những phim hoạt hình có các hình khối được dựng trong không gian ba chiều nhưng vẫn bị giới hạn bởi không gian phẳng (2D) của màn hình, thì công nghệ Real 3D làm cho người xem có cảm giác như những hình khối đó hoàn toàn thoát ra khỏi màn hình. Điều này khiến cho hình ảnh trên phim trở nên sâu và thật hơn rất nhiều.

Bản chất của việc tạo ra hình ảnh 3 chiều

Về bản chất hai mắt của con người được đặt cách nhau một khoảng không gian nhất định (trung bình khoảng 6,25 cm). Do vậy khi hai mắt người nhìn vào một vật thể (hiểu cả theo nghĩa hẹp là một vật cụ thể hoặc nghĩa rộng là cả không gian rộng lớn quanh ta) thì hình ảnh mà hai mắt cảm thụ được sẽ khác nhau vì hai góc nhìn là khác nhau.

Hình 4.43: Trực quan hai m t trái - phải

Hai hình ảnh xem từ mắt trái và mắt phải sẽ được bộ não (cụ thể là hệ thống thần kinh thị giác), hoạt động như “một bộ xử lý ảnh”, hợp nhất lại để tạo thành một ảnh thụ cảm 3D đơn. Ứng dụng hiện tượng này các nhà nghiên cứu đã đề ra các giải pháp để tạo ra hình ảnh nổi cho phim và truyền hình. Đây cũng chính là nguyên lý cơ bản mà các camera 3D mới hiện nay làm việc.

Các bộ phim được làm theo công nghệ 3D nói chung đều dựa theo nguyên lí sự tạo ảnh 3 chiều từ hai mắt, sự chìm hay nổi của một vật phụ thuộc vào cách nhìn người quan sát. Chẳng hạn khi nhìn hai hình ảnh của một vật sát cạnh nhau, nếu như mắt trái nhìn vào ảnh bên phải còn mắt phải nhìn vào ảnh bên trái, thì ta sẽ cảm tưởng như vật đó đang nổi ra khỏi khung hình. Và ngược lại thì vật đó sẽ “lõm” xuống. Lợi dụng điều này, các nhà làm phim 3D sẽ quay thành hai phim, từ hai góc nhìn khác nhau tương ứng với hoạt động của hai con mắt. Những hình ảnh này khi qua não bộ, chúng sẽ chập lại tạo thành những hình ảnh không gian ba chiều. Và vì kĩ thuật 3D này chủ yếu là dựa vào sự tổng hợp ảnh từ 2 mắt.

Hình 4.44: Hình ảnh 3D khúc xạ qua m t người.

Vậy một bộ phim 3D sẽ được quay như thế nào? Đầu tiên, người ta sẽ sử dụng một camera khổ lớn trang bị hai ống kính lệch pha (một dành cho mắt trái và một cho mắt phải) để ghi hình cùng lúc từ hai góc nhìn, trên hai cuốn phim khác nhau. Sau đó khi đưa vào phòng chiếu, người ta sử dụng máy chiếu phim có hai ống kính, qua đó chuyển tải hai băng hình khác nhau. Một thiết bị đặc biệt đưa lên màn ảnh quang cảnh dành cho mắt trái và mắt phải cùng lúc để tạo nên ảnh 3 chiều. Tuy nhiên, khán giả sẽ không thể xem được những hình ảnh này ngay vì chúng sẽ xuất hiện rất nhòe trên màn ảnh, mà bắt buộc phải mang một cặp kính làm bằng chất liệu đặc biệt (thường là bằng thủy tinh lỏng). Sau đó, qua một tín hiệu hồng ngoại đồng bộ với máy chiếu phim chiếu từ xa sẽ làm một bên mắt kính bị mờ và bên kia trong suốt, khi đó người xem mới cảm nhận được những hình ảnh 3 chiều trên màn ảnh.

Hiện nay trên thế giới, có rất nhiều loại công nghê Real 3D như Anaglyph, Real D, Dolby, Prisma… nhưng phổ biến nhất và thường dùng trong các rạp chiếu phim nhất vẫn là hai công nghê Dolby và Real D.

Một phần của tài liệu Bài giảng Công nghệ phát thanh truyền hình số: Phần 2 (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)