6. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Phân loại cho vay khách hàng doanh nghiệp của NHTM
- Căn cứ vào thời hạn cho vay:
Căn cứ vào thời hạn vay, ngƣời ta chia làm 03 loại: cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn và cho vay dài hạn.
+ Cho vay ngắn hạn: Loại cho vay có thời hạn cho vay đến một năm, đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn nhƣ bổ sung ngân quỹ, đảm bảo yêu cầu thanh toán đến hạn, bổ sung nhu cầu vốn lƣu động. Đặc điểm của loại hình tín dụng này là có mức độ rủi ro thấp vì thời hạn hoàn vốn nhanh giảm đƣợc các rủi ro về lãi suất, về lạm phát cũng nhƣ sự bất ổn của môi trƣờng kinh tế vĩ mô. Do đó, loại cho vay này thƣờng có lãi suất thấp hơn so với các loại cấp tín dụng khác.
+ Cho vay trung hạn và dài hạn: Loại cho vay có thời hạn cho vay hơn một năm, chủ yếu sử dụng để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đổi mới thiết bị, công nghệ, mở rộng thiết bị sản xuất kinh doanh, xây dựng dự án kinh doanh, mua phƣơng tiện vận tải có quy mô lớn, xây dựng xí nghiệp mới. Vì thời hạn dài và hiệu quả đầu tƣ thƣờng là dự tính nên loại cho vay này thƣờng chứa đựng mức rủi ro cao, kể cả rủi ro cá biệt và rủi ro hệ thống. Do có mức rủi ro cao nhƣ vậy nên nó có mức lãi suất cao hơn so với phƣơng thức cho vay ngắn hạn.
- Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng cho vay
+ Cho vay có tài sản đảm bảo: là loại tín dụng mà các khoản cho vay phát ra đều có tài sản tƣơng đƣơng thế chấp, có các hình thức nhƣ cầm cố, thế chấp, chiết khấu và bảo lãnh.
+ Cho vay không có tài sản đảm bảo: là khoản tín dụng mà các khoản cho vay phát ra không cần tài sản thế chấp, mà chỉ dựa vào tín chấp. Loại hình này thƣờng đƣợc áp dụng đối với khách hàng truyển thống, có quan hệ lâu dài và sòng phẳng với ngân hàng, khách hàng này phải có tài chính lành mạnh và có uy tín đối với ngân hàng nhƣ trả nợ đầy đủ đúng hạn cả gốc lẫn lãi, có dự án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng hoàn trả nợ… .
- Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh: đây là tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vay vốn của các đối tƣợng sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ hoặc doanh nghiệp.
+ Cho vay tiêu dùng: là hình thức tín dụng nhằm tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng của dân cƣ, có hai loại, một là tín dụng tiêu dùng trực tiếp là việc ngân hàng cho vay trực tiếp khách hàng để tiêu dùng; hai là tín dụng tiêu dùng gián tiếp là việc ngân hàng mua các phiếu mua bán hàng từ ngƣời bán lẻ hàng hóa, tức là hình thức tài trợ bán trả góp của NHTM.
- Căn cứ phƣơng thức cho vay theo quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng ban hành ngày 31/12/2001, Ngân hàng tiến hành cho vay theo các phƣơng thức sau:
+ Cho vay từng lần: mỗi lần vay vốn khách hàng và ngân hàng tiến hành thực hiện những thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Phƣơng thức này áp dụng với những khách hàng có nhu cầu vay vốn không thƣờng xuyên, sản xuất không ổn định, kinh doanh theo thời vụ, thƣơng vụ.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là số dƣ nợ cho vay cao nhất mà ngân hàng
cam kết sẽ thực hiện cho một khách hàng, có hiệu lực trong một thời gian nhất định. Hạn mức tín dụng đƣợc xác định trên cơ sở nhu cầu vay vốn của khách hàng và khả năng đáp ứng của ngân hàng. Khi đã đƣợc ngân hàng ấn định hạn mức tín dụng thì
khách hàng đƣợc quyền vay vốn với số dự trong phạm vi của hạn mức tín dụng đó.
+ Cho vay theo dự án đầu tƣ: ngân hàng cho khách hàng vay vốn để thực hiện
đầu tƣ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và các dự án đầu tƣ phục vụ đời sống.
+ Cho vay hợp vốn: Là loại hình cho vay, trong đó một nhóm ngân hàng thƣơng mại cùng tham gia tài trợ chung một dự án vay. Trong đó một ngân hàng làm đầu mối dàn xếp, phối hợp các ngân hàng còn lại để cùng cho vay. Loại hình này áp dụng trong trƣờng hợp dự án có quy mô vốn lớn, vƣợt quá khả năng tài trợ của một ngân hàng hoặc vƣợt quá qui định giới hạn của luật pháp. Nó cũng đƣợc sử dụng với mục tiêu phân tán rủi ro của ngân hàng.
+ Cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và sử dụng thẻ tín dụng: Tổ chức tín dụng chấp thuận cho khách hàng đƣợc sử dụng số vốn vay trong phạm vi hạn mức tín dụng để thanh toán tiền mua hàng hóa, dịch vụ và rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động hoặc điểm ứng tiền mặt là đại lý của tổ chức tín dụng. Khi cho vay phát hành và sử dụng thẻ tín dụng, tổ chức tín dụng và 16 khách hàng phải tuân theo các quy
định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về phát hành và sử dụng thẻ tín dụng.
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng: Tổ chức tín dụng cam kết đảm bảo sẵn sàng cho khách hàng vay vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng nhất định. Tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận thời hạn hiệu lực của hạn mức tín dụng dự phòng, mức phí trả cho hạn mức tín dụng dự phòng.
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi: Là việc cho vay mà tổ chức tín dụng thỏa thuận bằng văn bản chấp thuận cho khách hàng chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của khách hàng phù hợp với các quy định của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
+ Bảo lãnh ngân hàng: Là hình thức cấp tín dụng đƣợc thực hiện thông qua sự cam kết bằng văn bản của ngân hàng với bên thụ hƣởng bảo lãnh về việc thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng của mình, khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên thụ hƣởng bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả lại cho ngân hàng số tiền đã đƣợc trả thay. Các
phƣơng thức cho vay khác mà pháp luật không cấm, phù hợp với quy định tại quy chế cho vay và điều kiện hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và đặc điểm của khách hàng vay.
- Căn cứ phƣơng thức hoàn trả nợ vay theo phƣơng thức hoàn trả nợ vay, thì tín
dụng có thể đƣợc chia làm hai loại: cho vay hoàn trả một lần, và cho vay trả góp.
+ Cho vay hoàn trả một lần: Các khoản vay đƣợc hoàn trả một lần vào thời gian xác định trong hợp đồng tín dụng, lãi vay có thể đƣợc hoàn trả theo thỏa thuận trong hợp đồng, chẳng hạn theo tháng, theo quý hoặc theo năm.
+ Cho vay trả góp: Việc hoàn trả đƣợc tiến hành định kỳ, các khoản này 17 có thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, tùy theo thỏa thuận và đƣợc thực hiện theo nguyên tắc trả dần trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng.