6. Kết cấu của luận văn
2.2. Kết quả phân tích thực trạng nâng cao chất lƣợng cho vay khách hàng doanh
doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài gòn thƣơng tín – Chi nhánh Bắc Ninh
2.2.1. Thực trạng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại TMCP Sài gòn thương tín – Chi nhánh Bắc Ninh
2.2.1.1 Quy mô cho vay doanh nghiệp
Tổng dƣ nợ cho vay tăng trƣởng liên tục tuy nhiên dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp thay đổi tăng giảm qua các năm. Cụ thể: năm 2018 dƣ nợ cho vay doanh nghiệp đạt 3.673 tỷ đồng, năm 2019 là 3.604 tỷ đồng (giảm 69 tỷ đồng, tƣơng ứng 1.9% so với năm 2018). Năm 2020 dƣ nợ cho vay khách hàng doanh nghiệp đạt 3.790 tỷ đồng (tăng 186 tỷ đồng, tƣơng ứng 5.16% so với năm 2018), với tốc độ tăng trƣởng bình quân hàng năm khoảng 78.66%.
Bảng 2. 3. Tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh từ năm 2018 – 2020
Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 1 Tổng dƣ nợ Dƣ nợ doanh nghiệp Tỷ trọng dƣ nợ doanh nghiệp / tổng sƣ nợ (%)
2 Tổng số doanh nghiệp vay vốn
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh)
Số lƣợng doanh nghiệp tăng trƣởng qua các năm: Năm 2018 là 257 doanh nghiệp, 2019 là 263 doanh nghiệp và đến năm 2020 là 271 doanh nghiệp. Tuy có tăng nhƣng tỷ lệ tăng trƣởng là chƣa cao và mức tăng trƣởng số lƣợng doanh nghiệp là chƣa xứng với kỳ vọng của Chi nhánh.
2.2.2. Các sản phẩm cho vay khách hàng doanh nghiệp
a) Cho vay ngắn hạn: Đây là hình thức cấp tín dụng kỳ hạn tối đa 12 tháng, trong đó Sacombank đáp ứng nhu cầu vay vốn gắn liền mục đích vay, phƣơng án kinh doanh cụ thể.
- Đặc điểm của sản phẩm
Mỗi lần có nhu cầu rút vốn, doanh nghiệp sẽ phải lập 01 bộ hồ sơ vay. Tổng số tiền giải ngân ≤ Số tiền vay cam kết trong hợp đồng.
- Lợi ích
Kỳ hạn linh hoạt từ 1 đến 12 tháng;
Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD hoặc ngoại tệ khác
Thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn không thƣờng xuyên, hoặc vay có tính chất mùa vụ.
b) Hạn mức tín dụng ngắn hạn: Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó doanh
nghiệp đƣợc quyền rút theo hạn mức tín dụng đã đƣợc cấp trong một khoảng thời gian nhất định (tối đa không quá 12 tháng).
- Đặc điểm của sản phẩm
Doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kì kinh doanh (tối đa không quá 12 tháng) của mình.
Chỉ giới hạn dƣ nợ, không giới hạn doanh số. Tổng doanh số cho vay trong thời gian cho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thƣờng xuyên trả nợ.
- Lợi ích
Thủ tục vay đơn giản, tiện lợi có thể rút vốn vay nhiều lần với 01 bộ hồ sơ vay. Doanh nghiệp có thể chủ động đƣợc nguồn vốn vay khi đã đƣợc cấp hạn mức tín dụng.
Thích hợp với doanh nghiệp có nhu cầu vốn thƣờng xuyên, tốc độ luân chuyển vốn lƣu động nhanh và có uy tín đối với Sacombank.
c) Thấu chi: Đây là hình thức cấp tín dụng trong đó Sacombank cho phép
doanh nghiệp chi vƣợt số tiền có trên tài khoản thanh toán của mình.
- Đặc điểm của sản phẩm
Doanh nghiệp đƣợc phép chi vƣợt số dƣ trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong hạn mức thấu chi đƣợc cấp.
Khi số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán dƣơng (>0), doanh nghiệp đƣợc hƣởng lãi suất tiền gửi. Ngƣợc lại, khi số dƣ âm (<0), doanh nghiệp phải trả lãi suất thấu chi. Nợ gốc đƣợc trả tự động khi doanh nghiệp có bất kì khoản tiền ghi có nào về tài khoản.
- Lợi ích
Bổ sung vốn thiếu hụt kịp thời, giúp doanh nghiệp không bỏ lỡ cơ hội kinh doanh. Đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp mà không cần phải làm thủ tục nhƣ các khoản vay thông thƣờng, do đó sẽ tiết kiệm đƣợc thời gian.
d) Cho vay dự án mới: Sacombank cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các dự án đầu tƣ mới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế khác nhau. Với tiềm lực tài chính lớn và nhiều năm kinh nghiệm, Sacombank có thể tài trợ nguồn vốn dài hạn để đầu tƣ phát triển từ những dự án qui mô nhỏ nhƣ khách sạn mini, nhà hàng ăn uống cho đến những dự án qui mô rất lớn nhƣ khu đô thị mới, nhà máy sản xuất thép hay công trình thủy điện.
Không chỉ dừng lại ở việc cung cấp nguồn vốn, Sacombank có thể thẩm định, tƣ vấn, giúp doanh nghiệp lập phƣơng án tài chính cũng nhƣ dòng tiền tƣơng lai cho các dự án đầu tƣ trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ:
Các dự án bất động sản: Bao gồm trung tâm thƣơng mại, văn phòng làm việc, bệnh viện, trƣờng học, khu đô thị mới...
Các dự án xây dựng nhà xƣởng và mua sắm thiết bị: Bao gồm nhiều ngành nhƣ xi măng, thép, thủy điện, nhiệt điện, phong điện, may mặc, hóa dầu, thủy sản, nông sản, lâm sản...
Các dự án mua sắm phƣơng tiện vận tải: Bao gồm mua sắm tàu biển (tàu chở dầu, tàu chở hàng khô, tàu chở container), máy bay (máy bay chở khách, máy bay vận tải), ôtô (xe container, xe khách) và một số phƣơng tiện khác
Các dự án đặc biệt: Các dự án có bảo lãnh của Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), các dự án năng lƣợng tái tạo (sử dụng nguồn vốn của Ngân hàng thế giới - WB) và các dự án khác
Ngoài việc tự tài trợ, Sacombank có thể thu xếp các khoản vay đồng tài trợ. Đây là những khoản vay do nhiều ngân hàng cùng hợp vốn cho vay với những điều kiện tín dụng tƣơng tự nhau. Trong đó, Sacombank sẽ giúp doanh nghiệp thu xếp các khoản vay đồng tài trợ với số tiền lớn, lãi suất cạnh tranh và đóng vai trò nhƣ một ngân hàng đại lý cho khoản vay của doanh nghiệp.
- Lợi ích
Lãi suất cho vay cạnh tranh
Số tiền cho vay có thể lên đến 85% tổng mức đầu tƣ dự án Thời gian cho vay linh hoạt, tối đa có thể đến 15 năm
Dòng tiền trả nợ phù hợp với dòng tiền của dự án và của doanh nghiệp Loại tiền cho vay đa dạng: VND, USD và các loại ngoại tệ khác
Hình thức cho vay phong phú
Thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, tạo điều kiện tối đa cho doanh nghiệp.
e) Cho vay dự án đã đầu tƣ
- Cho vay dự án mở rộng, cải tạo, nâng cấp
Để đáp ứng nhu cầu mở rộng, nâng cấp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, với kinh nghiệm lâu năm, Sacombank có thể cung cấp các phƣơng án tài chính dài hạn cũng nhƣ tƣ vấn quản trị cho doanh nghiệp trong quá trình này.
- Cho vay tái cấu trúc khoản vay
Trong trƣờng hợp này, doanh nghiệp đã vay vốn dài hạn tại các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, theo yêu cầu của doanh nghiệp, Sacombank có thể cung cấp các dịch vụ cho vay tái cấu trúc dƣới các hình thức sau:
- Mua bán nợ
Cấp lại tín dụng trong trƣờng hợp doanh nghiệp đã trả nợ trƣớc hạn
Cho vay để trả nợ các khoản vay nƣớc ngoài phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc
Với khoản cho vay tái cấu trúc, Sacombank cung cấp khoản vay mới với các điều kiện về số tiền cho vay, thời hạn, lãi suất… phù hợp và có lợi hơn cho doanh nghiệp so với khoản vay ban đầu.
f) Dịch vụ cho thuê tài chính: Ngoài những hình thức cho vay, tài trợ vốn thông thƣờng, doanh nghiệp còn có thể đƣợc hỗ trợ vốn thông qua dịch vụ cho thuê tài chính. Dịch vụ này đƣợc cung cấp bởi công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực cho thuê tài chính.
Dịch vụ cho thuê tài chính là hình thức tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp thông qua việc cho thuê máy móc, thiết bị, phƣơng tiện vận chuyển và các động sản khác. Doanh nghiệp đƣợc sử dụng tài sản và thanh toán dần tiền thuê trong suốt thời gian đã đƣợc thỏa thuận trong hợp đồng thuê.
- Lợi ích
Nhanh chóng tiếp cận nguồn vốn đổi mới máy móc thiết bị. Thủ tục đơn giản và yêu cầu về tín dụng thấp hơn nhiều so với đi vay thông thƣờng. Không cần bảo lãnh hay thế chấp Cải thiện dòng tiền và khả năng chi trả của doanh nghiệp. Đƣợc các chuyên gia giàu kinh nghiệm tƣ vấn phƣơng án thuê tài chính thích hợp nhất. Kết thúc thời hạn thuê, có thể đƣợc chuyển quyền sở hữu hoặc mua lại tài sản thuê.
2.2.3. Thực trạng về Quy trình cho vay Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thương tín – Chi nhánh Bắc Ninh TMCP Sài Gòn thương tín – Chi nhánh Bắc Ninh
Hiện nay, Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín – Chi nhánh Bắc Ninh đang thực hiện cho vay theo quy trình cho vay đƣợc quy định tại Quy chế cho vay đối với khách hàng ban hành kèm theo Quyết định số 727/2018/QĐ-HĐQT ngày 10/07/2018 của Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín. Cụ thể, quy trình cho vay tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn thƣơng tín bao gồm các bƣớc cơ bản sau:
2.2.3.1. Tiếp thị Khách hàng, tiếp nhận nhu cầu và hồ sơ của Khách hàng
- Giám đốc/trƣởng phòng KHDN giao chỉ tiêu tiếp thị Khách hàng cho Chuyên viên Quản lý QHKH tại Đơn vị kinh doanh.
- Chuyên viên quản lý QHKH chuẩn bị danh sách khách hàng cần tiếp thị sản phẩm cho vay hoặc khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Sacombank. Gọi điện hẹn gặp Khách hàng để chào bán và giới thiệu sản phẩm của Sacombank.
- Hƣớng dẫn Khách hàng các thủ tục và hồ sơ vay vốn nếu Khách hàng có nhu cầu sử dụng sản phẩm. Tìm hiểu và thu thập nhu cầu của Khách hàng để đề xuất cải tiến các sản phẩm hiện có nhằm nâng cao chất lƣợng và cải tiến sản phẩm.
- Báo cáo kết quả bán hàng, tiếp thị cho Giám đốc/Trƣởng phòng KHDN. 2.2.3.2. Thẩm định và xét duyệt cho vay
Căn cứ thông tin, giấy tờ, tài liệu do Khách hàng cung cấp, CV QLQHKH thực hiện:
- Đánh giá sơ bộ tính pháp lý, ngành nghề hoạt động kinh doanh, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, nhu cầu của khách hàng, tài sản bảo đảm, quá trình giao dịch của Khách hàng với Sacombank và các tổ chức tín dụng khác.
- Xác minh nơi cƣ trú, nơi sản xuất kinh doanh và nơi có tài sản bảo đảm
+ Xác minh ngành nghề hiện tại, tình hình hoạt động, quy mô sản xuất kinh doanh, cơ sở vật chất, bộ máy, cơ cấu tổ chức quản lý
+ Xác minh năng lực tài chính, năng lực trả nợ của khách hàng
+ Xác minh vị trí, tình trạng phƣơng án kinh doanh, dự án đầu tƣ
+ Xác minh vị trí, đặc điểm của tài sản bảo đảm
- Thẩm định tƣ cách pháp lý của khách hàng
Căn cứ hồ sơ pháp lý do Khách hàng cung cấp, CV QLQHKH thực hiện
+ Thẩm định năng lực chủ thể
+ Thẩm định nghề nghiệp, lĩnh vực hoạt động kinh doanh
+ Thẩm định cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, điều hành, bộ máy kế toán, năng lực đội ngũ quản lý
+ Thẩm định ngƣời đại diện theo pháp luật, đại diệm trong quan hệ vay vốn, chủ sở hữu trên giấy tờ và ngƣời chủ thực sự
+ Thẩm định xác định nhóm khách hàng có liên quan theo quy định của Ngân
hàng nhà nƣớc.
- Thẩm định tình hình hoạt động của Khách hàng
+ Phân tích báo cáo tài chính để làm rõ tình hình nguồn vốn, tài sản, hàng hóa, tồn kho, các khoản phải thu, phải trả, lãi, lỗ các chỉ tiêu tài chính.
+ Thẩm định uy tín tình hình quan hệ tín dụng hiện nay
+ Thẩm định thị trƣờng đầu vào/ra, chính sách bán hàng, chính sách công nợ, hệ số nợ.
- Thẩm định nhu cầu vay vốn của Khách hàng
+ Thẩm định mục đích vay: Đánh giá tính hợp pháp của phƣơng án, dự án đầu
tƣ, mục đích vay vốn, đối chiếu mục đích vat vốn với chức năng sản xuất, kinh doanh của Khách hàng.
+ So sánh nhu cầu vốn với nhu cầu sử dụng vốn, vốn tự có, nguồn vốn và kế hoạch trả nợ.
+ Thẩm định hiệu quả và tính khả thi của phƣơng án, dự án đầu tƣ
+ Thẩm định, xác định nguồn trả nợ, thời hạn cho vay, kỳ trả nợ
+ Thẩm định khả năng quản lý, kiểm soát của Sacombank về nguồn trả nợ của Khách hàng.
+ Đối với dự án đầu tƣ, còn phải thẩm định: Sự cần thiết đầu tƣ, thị trƣờng đầu vào, đầu ra của Dự án, kỹ thuật và công nghệ của Dự án, Tổ chức thực hiện dự án, kế hoạch tài chính của Dự án, Hiệu quả của Dự án và nguồn trả nợ, phân tích độ nhạy cảm của Dự án để dự kiến những thay đổi ảnh hƣởng đến Doanh thu, chi phí, lợi nhuận, thời gian hoàn vốn, dự báo và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro.
- Thẩm định tài sản bảo đảm
Căn cứ hồ sơ về chủ sở hữu tài sản bảo đảm do khách hàng hoặc bên bảo đảm cho Khách hàng cung cấp, CV QLQHKH thực hiện:
+ Xác định giá trị thực tế của TSBĐ theo quy định hiện hành
+ Xác định khả năng phát mại, tính thanh khoản, chi phí quản lý TSBĐ nếu có
+ Lập báo cáo, biên bản định giá TSBĐ - Lập tờ trình thẩm định
+ CV QLQHKH lập tờ trình thẩm định trong đó nêu rõ các nội dung đã kiểm tra, phân tích, thẩm định, đƣa ra đề xuất Khách hàng có đủ điều kiện vay vốn hay không, độ tin cậy của các số liệu trong phƣơng án vay vốn, báo cáo tài chính, khả năng bán chéo sản phẩm dịch vụ, các lợi ích ngân hàng có thể thu đƣợc và các rủi ro tín dụng có thể xảy ra, biện pháp quản lý rủi ro.
+ Đề xuất cho vay hay không cho vay, lý do, số tiền, lãi suất cho vay, phƣơng thức cho vay, thời hạn vay, kỳ trả nợ, biện pháp bảo đảm, biện pháp quản lý nguồn tiền trả nợ và tài sản bảo đảm, các kiến nghị khác.
2.2.3.3. Phê duyệt cho vay
- Trƣờng hợp thuộc thẩm quyền
+ Xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định đã có ý kiến của CV QLQHKH và Trƣởng phòng KHDN/ Giám đốc KHDN
+ Quyết định cho vay hay không cho vay
Nếu đồng ý cho vay: Thông báo cho Khách hàng về việc đồng ý cho vay, đồng thời yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ theo phê duyệt.
Trƣờng hợp không đồng ý cho vay: Thông báo cho Khách hàng về việc từ chối cho vay.
- Trƣờng hợp vƣợt thẩm quyền
+ Xem xét lại toàn bộ hồ sơ và tờ trình thẩm định đã có ý kiến của CV QLQHKH và TP KHDN/ GĐ KHDN
+ Chuyển toàn bộ hồ sơ tới cấp phê duyệt có thẩm quyền 2.2.3.4. Thực hiện các thủ tục sau phê duyệt cho vay
- Hoàn thiện Hợp đồng bảo đảm tiền vay: Thực hiện theo quy định nhận TSBĐ tại Sacombank.
- Hoàn thiện Hợp đồng tín dụng: Lập Hợp đồng tín dụng, Ký kết Hợp đồng tín dụng, Hoàn tất ký kết Hợp đồng tín dụng và lƣu chứng từ.
2.2.3.5. Giải ngân
- Lập tờ trình giải ngân
- Lập giấy nhận nợ
- Thực hiện hạch toán giải ngân trên T24
- Hoàn tất thủ tục và lƣu chứng từ 2.2.3.6. Quản lý sau giải ngân, thu hồi nợ
- Tiếp nhận yêu cầu về những thay đổi liên quan đến khoản vay (gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thay đổi lãi suất, thay đổi TSBĐ, các thay đổi khác) của Khách hàng
+ Kiểm tra quá trình trả nợ của khách hàng, xác minh, phân tích, thẩm định điều kiện của Khách hàng để đề xuất cho ý kiến đánh giá về yêu cầu thay đổi, cơ cấu thời hạn trả nợ cho Khách hàng
+ Lập tờ trình thẩm định trình cấp phê duyệt ban đầu của khoản cấp tín dụng
+ Kiểm tra các giấy tờ thay đổi liên quan đến khoản cấp tín dụng
+ Soạn thảo và ký kết HĐTD/Phụ lục HĐTD, HĐTC/Phụ lục HĐTC
+ Nhập liệu những thay đổi lên hệ thống T24 và lƣu trữ hồ sơ.