Kết quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh bắc ninh (Trang 67 - 87)

6. Kết cấu của luận văn

2.2.4. Kết quả hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng

TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Bắc Ninh

2.2.4.1. Chỉ tiêu doanh số cho vay

Bảng 2. 4. Doanh số cho vay khách hàng doanh nghiệp

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu cho vay Ngắn hạn Trung dài hạn Tổng số Doanh nghiệp lớn DNVVN

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh) Bảng số liệu cho ta thấy doanh số cho vay ngắn hạn đối với khách hàng doanh

nghiệp luôn chiến tỷ trọng cao trong các nắn. Cụ thể năm 2019 tăng 14.536 tỷ đồng, tƣơng đƣơng tắng 129,29 % so với năm 2018, năm 2020 tăng 8.171 tỷ đồng, tƣơng ứng tắng 31,70% so với năm 2019.

Điều này đƣợc giải thích do một số nguyên nhân:

- Về phía doanh nghiệp với đặc tính là hoạt động kinh doanh không ổn định nên thƣờng xuất phát nhu cầ vốn lƣu động lớn. Vì vậy chủ yếu đi vay vốn ngắn hạn

- Mặt khác, về phía ngân hàng thì không muốn cho vay trung dài hạn do hoạt động của doanh nghiệp hoạt động còn nhiều bất cập, ít nhiều có ảnh hƣởng đến hoạt động của ngân hàng. Vì vậy, với ngân hàng, việc giảm thiểu cho vay trung dài hạn với doanh nghiệp luôn gắn nhiều với lợi ích của ngân hàng

Việc ngân hàng Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn cho các doanh nghiệp cho thấy sự chắc chắn trong quá trình hoạt động của ngân hàng, việc này nhằm tránh đƣợc những rủi ro tín dụng để từ đó nâng cao chất lƣợng cho vay tại địa bàn

Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh chủ yếu cung cấp vốn ngắn hạn nhƣng không có nghĩa chi nhánh không ƣu ái vốn dài hạn. Cụ thể năm 2019, vốn vay trung dài hạn tăng 6.180 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 100% so với năm 2018. Năm 2020 vốn vay trung dài hạn tăng 1.970 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 31,88 % so với năm 2019. Nguyên nhân là do một số doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh tốt và có nguồn đàu tƣ lớn về các loại tài sản lƣu động cũng nhƣ cố định nên cần nguồn vốn lớn. Điều đó cho thấy ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh hoạt động không hề cứng nhắc mà rất linh hoạt với các doanh nghiệp tuy nhiên sự linh hoạt này vẫn nằm trong khuôn khổ và vẫn thực hiện theo đúng quy định của ngân hàng.

Bên cạnh doanh số cho vay theo thời gian, doanh số cho vay ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh còn thể hiện rõ hơn qua doanh số cho vay của theo loại hình doanh nghiệp dƣới đây:

Doanh số cho vay của DNVVN tăng qua 3 năm. Cụ thể doanh số cho vay đối với DNVVN năm 2019 là 31.959 tỷ đồng tức là tăng 20.716 tỷ đồng so với năm 2018, năm 2020 tăng 11.608 tỷ đồng so với năm 2019. Bên cạnh đó doanh số cho vay của vay của doanh nghiệp lớn cũng tăng những không bằng so với DNVVN cụ thể năm 2019 doanh số đạt 25.873 tỷ đồng tăng 4.200 tỷ đồng so với năm 2018, năm 2020 doanh số đạt 35.982 tỷ đồng tăng 10.109 tỷ đồng so với năm 2019.

Từ bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng đạt mức cao. Tuy nhiên doanh số cho vay DNVVN ngày càng tăng cao hơn doanh nghiệp lớn. Ngân hàng lên có những chính sách để tăng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp lớn trong thời gian sắp tới

- Chỉ tiêu dƣ nợ

Trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, dƣ nợ là chỉ tiêu hàng đầu mà bất kỳ một ngân hàng nào muốn tồn tại và phát triển cũng phải quan tâm. Dƣ nợ phản ánh số tiền mà khách hàng còn nợ tại một thời điểm nhất định. Hiện nay, các Ngân hàng quốc tế nói chung và ngân hàng Việt Nam nói riêng đều dùng chỉ tiêu dƣ nợ phản ánh quy mô của tín dụng, qua đó phần nào phản ánh chất lƣợng cho vay. Có thể thấy tình hình dƣ nợ đối với doanh nghiệp tại chi nhánh qua việc phân tích các bảng số liệu sau:

Bảng 2. 5. Tình hình dƣ nợ khách hàng doanh nghiệp phân theo thời hạn

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng số

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2018-2020) Bảng số liệu cho thấy, doanh số dƣ

nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tuy có giảm dần về tỷ trọng so với dƣ nợ trung, dài hạn. Cụ thể, doanh số dƣ nợ khách hàng năm 2019 tăng 17.571 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 242,59% so với năm 2018; năm 2020 tăng 3.509 tỷ đồng, tƣơng ứng tắng 14,14% so với năm 2019. Trong đó, doanh số dƣ nợ ngắn hạn năm 2019 tăng 11.829 tỷ đồng, tƣơng ứng tắng 163,32% so với năm 2018; năm 2020 giảm 342 tỷ đồng, tƣơng ứng giảm 1,79% so với năm 2019. Bên cạnh đó, doanh số dƣ nợ trung dài hạn tăng tuyệt đối và cũng tăng về tƣơng đối qua các năm. Cụ thể, năm 2019 tăng 5.742 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 100% so với năm 2018; năm 2020 tăng 3.851 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 67,07% so với năm 2019. Điều này xuất phát từ những nguyên nhân sau:

- Những vƣớng mắc về thủ tục pháp lý cũng nhƣ những điều kiện vay vốn đối với bộ phận doanh nghiệp đã làm cho việc cho vay vốn đối với loại hình doanh nghiệp mang tính rủi ro cao, khả năng thu hồi vốn thấp và việc phát mại tài sản

- Bên cạnh đó những hạn chế này còn xuất phát từ chính bản thân doanh nghiệp, mà vấn đề vƣớng mắc nhất là hiệu quả hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính, tính khả thi, chƣa tạo ra đƣợc sự thuyết phục đối với ngân hàng. Hơn nữa, hoạt động của doanh nghiệp chƣa đạt hiệu quả cao, nhiều doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, phá sản, nợ nần chồng chất. Họ không muốn cho cán bộ kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn của họ. Mặt khác, các doanh nghiệp này cũng không muốn thế chấp tài sản để vay vốn, họ chỉ muốn dựa vào tình hình tài chính và số tiền sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai của họ nhờ bán sản phẩm. Với những vƣớng mắc nhƣ vậy, quan điểm của Ngân hàng và doanh nghiệp không đồng nhất với nhau nên việc cho vay vốn càng gặp khó khăn.

Nhƣ vậy, chi nhánh Sacombank Bắc Ninh đã khá cứng nhắc trong việc cho các doanh nghiệp vay vốn theo thời gian trung và dài hạn. Việc phân tích, thẩm định, sang lọc quá kỹ càng dẫn đến số dƣ nợ cho vay trung, dài hạn thấp, việc này nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng, nhƣng một lƣợng không nhỏ khách hàng đã không đƣợc tiếp cận với nguồn vốn vay. Chính vì vậy, Ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh nên linh hoạt hơn trong chính sách cho vay dài hạn đối với các doanh nghiệp để các doanh nhiệp này tiếp cận đƣợc với nguồn vốn vay cần thiết, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, và sự linh hoạt trong khuôn khổ này cũng làm nâng cao chất lƣợng cho vay tại ngân hàng.

- Chỉ tiêu thu nợ

Để đánh giá chất lƣợng của các khoản cho vay ta cần phải xem xét chỉ tiêu doanh số thu nợ. Chất lƣợng cho vay của chi nhánh đối với doanh nghiệp tốt thì điều kiện cần là chỉ tiêu thu nợ phải tốt. Dƣới đây là đánh giá về chỉ tiêu thu nợ của Sacombank chi nhánh Bắc Ninh.

Bảng 2. 6. Doanh số thu nợ phân theo thời gian Chỉ tiêu thu nợ Ngắn hạn Trung, dài hạn Tổng số

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán năm 2017-2020) Các chỉ tiêu doanh số thu nợ đều

tăng qua 3 năm, cụ thể là tổng doanh số thu nợ năm 2019 tăng 4.420 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 41,14% so với năm 2018; năm 2020 tăng 20.650 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 136,17% so với năm 2019. Nguyên nhân là do từ giữa năm 2018 đến năm 2019 tình hình kinh tế gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp giải thể, phá sản, hàng hóa đƣợc sản xuất ra của cá doanh nghiệp không bán đƣợc, hoặc không nhận đƣợc đầy đủ thanh toán từ phía khách hàng nên doanh nghiệp không đủ khả năng để trả nợ đầy đủ cho ngân hàng, từ đó dẫn đến doanh số thu hồi nợ của ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh thấp. Tuy nhiên, đến năm 2020 thì tình hình kinh tế tốt hơn, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện hoạt động kinh doanh, sản xuất hiệu quả hơn nên công tác thu hồi nợ của ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh năm 2020 trở nên đơn giản hơn và doanh số cũng cao hơn năm trƣớc.

Sự gia tăng này có tác động rất tốt đến công tác cho vay khi ngân hàng ngoài những khoản huy động còn có sự hỗ trợ từ nguồn thu hồi nợ. Cũng theo bảng số liệu ta thấy, ngân hàng có chủ trƣơng cho vay ngắn hạn, tuy nhiên, có những khoản cho vay trung và dài hạn chƣa đến hạn nên doanh số thu nợ trung và dài hạn vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ. Cụ thể, chỉ tiêu thu nợ ngắn hạn năm 2019 tăng 2.592 tỷ đồng, tƣơng ứng tắng 34,61% so với năm 2018; năm 2020 tăng 18.700 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng

tƣơng ứng tắng 82,98% so với năm 2019. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều biến động sâu sắc, khó dự đoán nên chi nhánh chỉ khuyến khích các khoản vay ngắn hạn để giảm rủi ro về thu hồi nợ cũng nhƣ rủi ro về biến động lãi suất.

Kết quả của công tác thu hồi nợ tại ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh có diễn biến khác nhau theo từng giai đoạn kinh tế, tuy nhiên ở giai đoạn kinh tế khó khăn thì công tác thu hồi nợ tại chi nhánh tỏ ra kém hiệu quả. Thu hồi nợ không hiệu quả sẽ dẫn đến doanh số cho vay giảm từ đó tác động trực tiếp đến chất lƣợng cho vay. Vì vậy, ban giám đốc chi nhánh cần chú ý đến công tác thu hồi nợ của chi nhánh ngay cả trong giai đoạn kinh tế khó khăn nhất để nâng cao chất lƣợng cho vay cho chi nhánh Bắc Ninh

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng

Đây là chỉ tiêu thƣờng đƣợc các ngân hàng thƣơng mại tính toán hàng năm để đánh giá khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng từ đó trực tiếp đánh giá đƣợc chất lƣợng cho vay của ngân hàng.

Hệ số này phản ánh số vòng chu chuyển của vốn tín dụng. Vòng quay vốn tín dụng càng cao chúng tỏ nguồn vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất và lƣu thông hàng hóa. Với một số vốn nhất định, nhƣng do vòng quay vốn tín dụng nhanh nên ngân hàng đã đáp ứng đƣợc nhu cầu vốn các doanh nghiệp, mặt khác ngân hàng có vốn để tiếp tục đầu tƣ vào các lĩnh vực khác. Nhƣ vậy, hệ số này càng tăng phản ánh tình hình quản lý vốn tín dụng càng tốt, chất lƣợng cho vay càng cao.

Bảng 2. 7. Vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp của Sacombank Bắc Ninh

Chỉ tiêu

Doanh số thu nợ Dƣ nợ bình quân

Vòng quay vốn tín dụng

Bảng số liệu cho thấy vòng quay vốn tín dụng năm 2019 giảm 0,38 so với năm 2018 và năm 2020 tăng 0,24 so với năm 2019. Nguyên nhân chính là do năm 2019 nền kinh tế nƣớc ta suy thoái, các doanh nghiệp đều gặp khó khăn, cuối năm 2019 cũng đƣợc coi là năm thê thảm nhất của ngành ngân hàng, các khoản đầu tƣ lớn không còn tính khả thi, nợ xấu gia tăng làm ngân hàng mất tính thanh khoản. Xét về mức độ hoạt động riêng của ngân hàng Sacombank chi nhánh Bắc Ninh có phần tốt hơn so với toàn thể ngành ngân hàng trên cả nƣớc do tại đây nguồn vốn chủ yếu vẫn đƣợc cấp cho các doanh nghiệp hay các hộ dân vay tiêu dùng nên khả năng mất tính thanh khoản có xác suất xảy ra thấp hơn. Tuy nhiên, chỉ số vòng quay vốn tín dụng tăng trƣởng không ổn định và đều xấp xỉ 1, điều này cho thấy khả năng tổ chức quản lý vốn tín dụng của chi nhánh còn thấp, nguồn vốn vay của ngân hàng đã luân chuyển với tốc độ chậm và nguồn vốn này không tham gia đƣợc vào nhiều chu kỳ sản xuất cũng nhƣ lƣu thông hàng hóa.

Với tình hình quản lý vốn cho vay vẫn chƣa thực sự tốt thì chi nhánh cần có các biện pháp mạnh mẽ hơn để tăng cƣờng công tác thu nợ nhƣng vẫn phải duy trì tốc độ tăng của dƣ nợ, tăng hiệu quả sử dụng vốn cho vay để từ đó trực tiếp nâng cao chất lƣợng cho vay tại chi nhánh đối với khách hàng là các doanh nghiệp.

- Chi tiêu lợi nhuận

Bảng 2. 8. Thu chi giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu

Tổng thu Tổng chi Thu – Chi Tăng trƣởng tuyệt đối Tốc độ tăng trƣởng %

Bảng số liệu cho thấy, cơ cấu các khoản thu, chi là hợp lý. Đặc biệt, các khoản chi tiết kiệm và hiệu quả. Các khoản chi tăng chủ yếu là chi trả lãi tăng do tăng quy mô nguồn vốn và lãi suất tiền gửi tăng cao.

Năm 2019 do ảnh hƣởng từ cuộc khủng hoảng tài chính chung, tốc độ tăng trƣởng của chênh lệch thu chi là -20,16%. Tuy nhiên, xét về sự tăng trƣởng trong cả thời kỳ này, thì ngân hàng đã đạt tốc độ rất cao, đặc biệt vào năm 2018 đạt 61,78% so với năm 2017. Vào năm 2020, sau vƣợt qua khủng hoảng về cơ bản thì ngân hàng lại tiếp tục đạt tốc độ tăng trƣởng cao là 50,12%.

Năm 2019, mặc dù chịu ảnh hƣởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng tài chính đến toàn bộ hệ thống ngân hàng trên cả nƣớc nhƣng nhờ sự linh động trong phƣơng pháp quản lý và khả năng tạo uy tín với khách hàng ngày càng đƣợc mở rộng cùng với việc bám sát với chính sách và chỉ tiêu do cấp trên đề ra nên vào năm 2020 tốc độ tăng trƣởng của ngân hàng lại tiếp tục đạt mức cao trong đó tổng thu năm 2020 tăng 1.552 tỷ đồng, tƣơng ứng tăng 29,96 %.

Trong quá tình hoạt động, ngân hàng luôn nâng cao tinh thần tự giác của mỗi cán bộ nhân viên để nâng cao năng suất trong công việc. Cụ thể là giao chỉ tiêu cụ thể đến từng bộ phận. Nhờ vậy, nguồn vốn huy động cũng nhƣ chất lƣợng cho vay ngày càng nâng cao, các khoản thu cũng đƣợc nhƣ các khoản chi hợp lý của ngân hàng đã thúc đẩy tốc độ tăng trƣởng và tạo ra nhiều lợi nhuận.

- Chi tiêu hiệu suất sử dụng vốn

Bảng 2. 9. Hiệu suất sử dụng vốn và hệ số rủi ro giai đoạn 2018 – 2020

Chỉ tiêu Tổng dƣ nợ doanh nghiệp Tổng vốn huy động Hiệu suất sử dụng vốn Tổng tài sản có Hệ số rủi ro tín dụng

Bảng số liệu cho thấy, thời gian qua chi nhánh đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động. Cụ thể, hiệu suất sử dụng vốn năm 2019 tăng 0,87 so với năm 2018. Điều này cho thấy, nhu vầu vay vốn của doanh nghiệp là khá lớn trong khi nguồn vốn huy động tại chi nhánh không đáp ứng kịp. Nếu chỉ số này duy trì ở mức nhƣ trong giai đoạn này, chi nhánh có thể gặp tình trạng thiếu vốn cho vay. Do đó, chi nhánh cần mở rộng nhiều hình thức huy động vốn mới để thu hút mạnh hơn nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cƣ, góp phần chống lạm phát thông qua việc hút bớt lƣợng tiền mặt trong lƣu thông đầu tƣ tín dụng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp cũng nhƣ mang lại lợi nhuận và gia tăng tính tự chủ của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh. Năm 2020, hiệu suất sử dụng vốn giảm 0,13 so với năm 2019. Điều này cho thấy, chi nhánh đã khai thác triệt để nguồn vốn huy động của mình nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp.

Bảng số liệu cho thấy Hệ số rủi ro tín dụng của chi nhánh liên tục giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2019 giảm 7,81% so với năm 2018, năm 2020 giảm 14,72% so với năm 2019. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của tài sản có lớn hơn tốc độ tăng của dƣ nợ. Kết quả trên cho thấy trong 100 đồng tài sản thì chi nhánh có thể vay trên 60 đông. Điều này cho thấy, chi nhánh cần nỗ lực hơn nữa trong quá trình cân

Một phần của tài liệu Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín – chi nhánh bắc ninh (Trang 67 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(112 trang)
w