7. Kết cấu của luận văn
1.1.1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
bảo hiểm thất nghiệp
1.1.1. Cơ sở lý luận về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thất nghiệp
Khái niệm về bảo hiểm xã hội
Trong hoạt động đời sống hàng ngày cũng nhƣ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, ngoài những khó khăn thƣờng gặp thì con ngƣời luôn phải đối mặt với những rủi ro bất ngờ có thể xảy ra mà không tính toán hoặc dự báo đƣợc trƣớc. Bên cạnh đó, muốn thỏa mãn các nhu cầu sinh hoạt tối thiểu nhƣ ăn, mặc ở…, con ngƣời phải lao động, nghiên cứu làm ra những sản phẩm cần thiết. Những bất trắc, rủi ro xảy ra trong đời sống xã hội đem đến cho con ngƣời những tổn thất và những hậu quả vô cùng to lớn cả về mặt vật chất lẫn mặt tinh thần nhƣ: ốm đau, tai nạn, già yếu hoặc không có công việc làm do ảnh hƣởng của tự nhiên, dịch bệnh, thiên tai hoặc do ảnh hƣởng của các tác nhân xã hội khác. Do vậy muốn tồn tại, con ngƣời phải tìm ra nhiều biện pháp phòng ngừa, hạn chế và khắc phục những rủi ro bất hạnh giảm bớt khó khăn cho bản thân và gia đình thì ngoài việc tự bản thân mỗi ngƣời tự khắc phục thì NLĐ phải đƣợc sự bảo trợ của cộng đồng và xã hội. Ngoài đảm bảo an toàn nguồn quỹ giúp cho NLĐ an tâm hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời hoạt động BHXH còn là công cụ quan trọng, hiệu quả để ổn định và phát triển kinh tế xã hội nói chung cũng nhƣkhắc phục những hậu quả do rủi ro xảy ra trong đời sống xã hội. Trải qua quá trình phát triển tƣơng đối dài, có nhiều khái niệm về BHXH, cụ thể là:
Theo từ điển Bách khoa Việt Nam thì “BHXH là sự bảo đảm, thay thế hoặc
bù đắp một phần thu nhập cho NLĐ khi họ mất hoặc giảm thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và BNN, tàn tật thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, dựa trên cơ
sở một quỹ tài chính do sự đóng góp của các bên tham gia BHXH, có sự bảo hộ của Nhà nước theo pháp luật, nhằm bảo đảm, an toàn đời sống cho NLĐ và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.
Theo Tổ chức lao động quốc tế - ILO thì “BHXH là sự bảo vệ của xã hội đối
với tất cả các thành viên của mình thông qua một loạt các biện pháp công cộng để đối phó với những 24 khó khăn về kinh tế, xã hội do bị ngừng việc hoặc bị giảm bớt nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, gây mất khả năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và tự cấp cho các gia đình đông con”.
Một trong những khái niệm đầy đủ nhất, mang tính chất pháp lý cao nhất, đó là theo Điều 3, Luật BHXH năm 2014 qui định: "BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của nguời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, BNN, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH".
Trên thực tế, có những rủi ro trong cuộc sống NLĐ có thể tự mình gánh vác, nhƣng cũng có những rủi ro một mình khó có thể khắc phục. Ở tình huống này sẽ phát sinh ra một bên thứ hai đứng ra bảo lãnh, chia sẻ và giúp NLĐ khắc phục bằng biện pháp tài chính. Nhƣ vậy, việc NLĐ tham gia bảo hiểm có nghĩa là họ đang muốn hợp tác với một đơn vị thứ hai trong việc chia sẻ rủi ro, bồi thƣờng thiệt hại. Hay nói cách chính xác thì bảo hiểm là sự cam kết bồi thƣờng của đơn vị bảo hiểm với ngƣời đƣợc bảo hiểm, khi mà ngƣời đƣợc bảo hiểm gặp thiệt hại nào đó do một rủi ro gây ra. Với điều kiện ngƣời đƣợc bảo hiểm đã đóng một khoản phí bảo hiểm trƣớc đó.
Trong khuôn khổ của luận văn này, quan điểm của tác giả về BHXH nhƣ sau:
BHXH là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập tích lũy (trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH) đối với NLĐ khi họ gặp phải trường hợp khiến nguồn thu nhập bị thu hẹp (thai sản, hết tuổi lao động) hay gặp phải những rủi ro (ốm đau, tai nạn lao động, BNN, tử vong.
Bản chất của bảo hiểm là mạng lƣới các quan hệ kinh tế đƣợc hình thành trong quá trình phân phối giá trị tổng sản phẩm xã hội, với mục đích bù đắp tổn thất cho ngƣời đƣợc bảo hiểm, và đảm bảo hoạt động sản xuất đƣợc diễn ra thƣờng xuyên, liên tục.
Khái niệm về bảo hiểm thất nghiệp
Thất nghiệp là điều không thể tránh khỏi đối với bất kỳ ai, ở bất kỳ quốc gia nào và trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào. Nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, khi mà sự cạnh tranh gay gắt diễn ra ở mọi ngành nghề. Nguồn thu nhập để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt và nuôi sống gia đình bị đe dọa khi NLĐ không tìm đƣợc việc làm hoặc bị mất việc làm. Khi đó họ có nguy cơ rơi vào cảnh túng quẫn, bị bần cùng hoá. Để khắc phục tình cảnh này, bản thân NLĐ phải tích cực tìm chỗ làm việc mới. Tuy nhiên, không phải ai và lúc nào cũng có thể tìm đƣợc việc làm ngay, vì thất nghiệp thƣờng song hành với thời kỳ nền kinh tế bị suy thoái, DN đang gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nên khó tạo ra chỗ làm việc mới cho NLĐ. Một biện pháp khác có tính xã hội cao, là nhà nƣớc tổ chức BHTN cho NLĐ. Theo quy định của Luật BHXH năm 2006, chính sách BHTN là một trong những chính sách BHXH bắt buộc của Nhà nƣớc. Luật Việc làm ra đời năm 2013, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2015, chính sách BHTN đƣợc tách ra khỏi chính sách BHXH. Tại Khoản 4, Điều 3, Luật Việc làm năm 2013 quy định: “BHTN là chế độ
nhằm bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi bị mất việc làm, hỗ trợ NLĐ học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN”.
Theo quy định pháp lý, thì chế độ BHTN chính là là tất cả các quy phạm pháp luật quy định việc đóng góp và sử dụng quỹ BHTN, chi trả một khoản trợ cấp thất nghiệp để bù đắp thu nhập cho NLĐ nghỉ việc, bị mất việc làm và thực hiện các biện pháp, giải pháp hỗ trợ tìm kiếm việc làm ngƣời thất nghiệp trở lại làm việc. Mục đích là tạo điều kiện cho họ sớm quay trở lại thị trƣờng lao động, tránh không bị rơi vào tình cảnh túng quẫn. Do đó, quan điểm của tác giả về BHTN đó là:
BHTN là biện pháp hay giải pháp để nhằm mục đích giúp NLĐ khắc phục tình trạng mất việc làm, không có công ăn việc làm trong thời gian nghỉ việc và tạo cơ hội cho họ học nghề, tìm kiếm công việc mới trên cơ sở đóng vào Quỹ BHTN.
Khái niệm bảo hiểm y tế
Sự đổi mới cơ chế kinh tế theo nền kinh tế thị trƣờng là rất cần thiết tuy nhiên mặt trái của nó là dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo. Trong khi có một bộ phận
dân cƣ có thu nhập khá cao thì không ít ngƣời vẫn trong hoàn cảnh thiếu thốn. NSNN cũng khó đáp ứng đƣợc sự bao cấp về chăm sóc sức khoẻ cho mọi tầng lớp dân cƣ. Do đó đòi hỏi phải có giải pháp trong chính sách xã hội, trong lĩnh vực y tế để tạo sự công bằng trong việc chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân hƣớng đến phát triển một xã hội công bằng văn minh. Ở Việt Nam, BHYT là một chính sách ASXH do Nhà nƣớc tổ chức thực hiện đƣợc triển khai từ năm 1992, nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi ngƣời khi ốm đau, bệnh tật, hỗ trợ cho hoạt động y tế, thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Hiện với mức đóng 804.600 đồng/ngƣời/năm, ngƣời tham gia đƣợc thanh toán số tiền khám chữa bệnh không giới hạn, có thể lên tới hàng tỷ đồng/năm từ sự chia sẻ của cộng đồng. Nhiều ngƣời nhờ vào BHYT mà vƣợt qua đƣợc giai đoạn khó khăn khi điều trị bệnh.
Trải qua quá trình phát triển, khái niệm BHYT cơ bản không thay đổi nhiều. Theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật BHYT năm 2008, sửa đổi, bổ sung năm 2014: “BHYT là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng
theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện”.
Hiện có 2 hình thức tham gia BHYT, một là bắt buộc, hai là tự nguyện. Đối với ngƣời tham gia BHYT bắt buộc: Có 6 nhóm đối tƣợng tham gia đƣợc quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP của Chính phủ, đó là: Nhóm do NLĐ và ngƣời SDLĐSDLĐ đóng, nhóm do cơ quan BHXH đóng, nhóm do NSNN đóng, nhóm đƣợc NSNN hỗ trợ mức đóng, nhóm tham gia BHYT theo hộ gia đình, nhóm do ngƣời SDLĐ đóng. Những ngƣời không thuộc 6 nhóm đối tƣợng trên là đối tƣợng tham gia của BHYT tự nguyện.
Để tham gia BHYT tự nguyện, có thể đăng ký tham gia theo hình thức hộ gia đình với mức đóng đƣợc tính nhƣ sau: Ngƣời thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lƣơng cơ sở. Ngƣời thứ hai đóng bằng 70% mức đóng của ngƣời thứ nhất. Ngƣời thứ ba đóng bằng 60% mức đóng của ngƣời thứ nhất. Ngƣời thứ tƣ đóng bằng 50% mức đóng của ngƣời thứ nhất. Ngƣời thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của
ngƣời thứ nhất. Mức đóng trên chƣa tính chi phí hỗ trợ từ NSNN và mức đóng này sẽ thay đổi dựa vào mức lƣơng cơ sở tại thời điểm đóng.
Mỗi đối tƣợng tham gia BHYT có một cách mua và địa điểm mua khác nhau. Đối với học sinh, sinh viên sẽ tham gia BHYT ngay tại trƣờng đang theo học, khi tham gia cần có thẻ học sinh/sinh viên, chứng minh nhân dân hoặc các giấy tờ tùy thân khác có ảnh để hoàn thiện các thủ tục. Với hộ gia đình có thể đăng ký tham gia BHYT tại UBND xã, phƣờng, thị trấn nơi cƣ trú hoặc Đại lý thu trên địa bàn. Khi tham gia, gia đình cần chuẩn bị: Tờ khai tham gia BHYT theo mẫu, danh sách thành viên hộ gia đình tham gia BHYT theo mẫu, Bản sao có công chứng sổ hộ khẩu, bản chính hoặc bản sao thẻ BHYT của những ngƣời đã có thẻ BHYT (nếu có). Những đối tƣợng làm việc tại các DN, cơ quan, tổ chức và ngƣời đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ sẽ đóng BHYT tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại cơ quan BHXH trên địa bàn.