Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của bảo hiểm xã hội tại Tỉnh

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHI bảo HIỂM xã hội tại TỈNH NGHỆ AN (Trang 71)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy hoạt động của bảo hiểm xã hội tại Tỉnh

Nghệ An

Hình 2.1: Bộ máy cơ quan BHXH tỉnh Nghệ An

(Nguồn: BHXH Tỉnh Nghệ An)

BHXH Tỉnh Nghệ An do Giám đốc BHXH tỉnh quản lý, điều hành theo chế độ Thủ trƣởng, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, áp dụng mô hình cơ cấu tổ chức trực tuyến chức năng, đƣợc tổ chức thành các phòng chuyên môn để thực hiện chức năng quản lý. Giúp việc cho Giám đốc là 4 phó giám đốc; Giám đốc và các Phó Giám đốc do Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng, kỷ luật. Các phòng trực thuộc có chức năng giúp Giám đốc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đƣợc giao theo từng lĩnh vực chuyên môn, nghiệp vụ chịu sự quản lý, điều hành trực tiếp của Giám đốc và sự chỉ đạo

chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị thuộc BHXH Việt Nam. Các phòng do Trƣởng phòng quản lý và điều hành theo chế độ thủ trƣởng, giúp việc cho Trƣởng phòng có các Phó Trƣởng phòng. Trƣởng phòng và các Phó Trƣởng phòng do Giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, thuyên chuyển, khen thƣởng và kỷ luật sau khi có ý kiến phê duyệt bằng văn bản của BHXH Việt Nam.

Tại các huyện, thành, thị có BHXH các huyện, thành phố, thị là các cơ quan trực thuộc BHXH tỉnh Nghệ An, có con dấu riêng và có trụ sở riêng đặt tại 20 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh, chịu sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Nghệ An, giúp Giám đốc BHXH tỉnh tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ BHXH, BHYT và quản lý tài chính BHXH trên địa bàn các huyện, thành, thị trong Tỉnh.

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý chi bảo hiểm xã hội tại Tỉnh Nghệ An

-Thu BHXH: Thu BHXH là yếu tố hàng đầu ảnh hƣởng đến việc cân đối quỹ

và chi trả các chế độ BHXH về sau. Tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN tính đến hết tháng 12/2020 là 6.808.754 triệu đồng, đạt 101,34% so với kế hoạch giao, tăng 448.639 triệu đồng (tăng 7,05%) so với năm 2019. Tính đến hết tháng 03/2021, tổng số thu BHXH, BHYT, BHTN là 1.632.106 triệu đồng, tăng 91.122 triệu đồng (tăng 5,91%) so với cùng kỳ năm 2020. Tính đến tháng 3/2021, trên địa bàn tỉnh có trên 600 đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN từ 3 tháng, với số tiền từ 20 triệu đồng trở lên. Nguyên nhân, trong năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, do ảnh hƣởng của dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp phải thu hẹp sản xuất kinh doanh hoặc tạm ngừng hoạt động, ngƣời lao động không có việc làm phải nghỉ việc; công tác thanh tra, kiểm tra hạn chế do thực hiện giãn cách xã hội dẫn đến số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc, BHTN giảm; số nợ BHXH, BHYT, BHTN tăng. BHXH Tỉnh Nghệ An xác định đây là một khó khăn, thách thức lớn cho tỉnh trong năm 2021. Do đó, ngay từ đầu năm 2021, BHXH Tỉnh Nghệ An đã triển khai đồng bộ các giải pháp để đôn đốc thu và giảm nợ BHXH, BHYT, BHTN. Từ đó, chủ SDLĐ phải buộc phải tham gia đóng góp BHXH theo đúng đối tƣợng, đúng mức thu nhập cho NLĐ. Việc đóng góp BHXH cho NLĐ đúng mức thu nhập đồng nghĩa với việc đòi

hỏi đúng quyền lợi chi trả khi có rủi ro xảy ra cho NLĐ. Mức đóng phù hợp với mức hƣởng sẽ đảm bảo cân đối thu - chi, góp phần cân đối quỹ. Về phía ngƣời SDLĐ cũng chính từ sự nhận thức, chấp hành pháp luật của chủ SDLĐ mà tham gia đóng góp đầy đủ quyền lợi cho NLĐ, tránh đƣợc tình trạng nợ đọng, trốn đóng, trục lợi bảo hiểm…

-Số lượng đối tượng tham gia BHXH: Có thể thấy, với sự phát triển ngày

càng mạnh của nền kinh tế - xã hội của Tỉnh Nghệ An bởi sự tăng lên trong số lƣợng lao động tham gia BHXH trong các DN trong địa bàn thị xã là một nguyên nhân chính của sự thay đổi mạnh trong các khoản chi BHXH ngắn hạn. Lao động tại các DN chủ yếu là lao động nữ, đang trong độ tuổi sinh đẻ nên số lƣợng lƣợt chi trả cho các đối tƣợng hƣởng tăng lên. Theo thống kê của BHXH Tỉnh Nghệ An, hiện nay, Nghệ An đang dẫn đầu cả nƣớc vể tổng số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện. Tính đến hết tháng 9/2020, toàn tỉnh có 68.818 ngƣời tham gia BHXH tự nguyện (chiếm gần 10% tổng số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện toàn quốc). Tính đến ngày 30/4/2021, toàn tỉnh có 239.482 ngƣời tham gia BHXH bắt buộc, tăng 16.696 ngƣời (tăng 7,49% so với cùng kỳ năm 2020), tăng 3.254 ngƣời (tăng 1,38% so với tháng 12/2020); tăng 1.104 ngƣời (tăng 0,46% so với tháng 3/2021); Số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện là 86.731 ngƣời, tăng 27.186 ngƣời (tăng 45,66%) so với cùng kỳ năm 2020, tăng 9.350 ngƣời (tăng 12,08% so với tháng 12/2020) và tăng 2.378 ngƣời so với tháng 3/2021 (tăng 2,82%).

-Năng lực, trình độ, số lượng của đội ngũ cán bộ, công chức quản lý chi BHXH: Trong những năm gần đây, ngành BHXH nói chung đã triển khai rất nhiều

nhiệm vụ trọng tâm đòi hỏi trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ phải đƣợc hoàn thiện, nâng cao, nhƣ: Nhập dữ liệu sổ BHXH để bàn giao sổ cho NLĐ, cấp mã số BHXH (mã số định danh cá nhân ghi cả trên sổ BHXH, thẻ BHYT); phối hợp với cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện liên thông dữ liệu nhằm quản lý thông tuyến và giám định điện tử kiểm soát chi phí khám, chữa bệnh BHYT; thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử về thu, cấp sổ BHXH, thẻ BHYT... Đặc biệt, các chính sách về BHXH, BHYT... thƣờng xuyên có sự thay đổi, nhất là chế độ hƣởng BHYT, giải quyết chế

độ về hƣu, lƣơng hƣu. Những ngƣời làm công tác BHXH thƣờng xuyên tiếp xúc với ngƣời dân, DN, cơ quan, đơn vị. Do đó trình độ của cán bộ BHXH Tỉnh Nghệ An là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến hiệu quả của công tác quản lý chi BHXH tại tỉnh. Việc chú trọng công tác đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ thì công tác quản lý chi BHXH hằng năm mới đạt kết quả tốt. Số ngƣời tham gia BHYT ngày càng tăng với diện phủ BHYT đạt hơn 90% dân số. Ngành BHXH đã cơ bản hoàn thành việc đồng bộ dữ liệu cấp mã số BHXH cho ngƣời tham gia và cuối tháng 9 này sẽ hoàn thành việc bàn giao sổ BHXH cho ngƣời lao động. Công tác giải quyết chế độ BHXH, BHYT đƣợc thực hiện tốt. Việc giám định BHYT ngày càng chặt chẽ. Hiện cán bộ, nhân viên của BHXH Nghệ An vẫn luôn tiếp tục trau dồi kiến thức với mong muốn đƣa BHXH đến với ngƣời dân một cách thuận tiện, hiệu quả nhất, góp phần vào công tác an sinh xã hội của tỉnh.

-Ứng dụng CNTT trong quản lý các đối tượng BHXH: Với ứng dụng VssID

- BHXH số do BHXH Việt Nam cung cấp, ngƣời lao động có thể chủ động theo dõi đƣợc quá trình tham gia và lịch sử thụ hƣởng các chế độ BHXH, BHYT, BHTN của bản thân. Đồng thời, ngƣời lao động cũng thực hiện đƣợc vai trò giám sát nghĩa vụ đóng BHXH, BHYT, BHTN của ngƣời sử dụng lao động. Góp phần công khai, minh bạch thông tin và hạn chế tình trạng nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN cho ngƣời lao động của đơn vị, doanh nghiệp. Toàn bộ ứng dụng CNTT ngành BHXH nói chung đã đƣợc triển khai theo kiến trúc Chính phủ điện tử đƣợc xây dựng theo khung kiến trúc Chính phủ điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Trung tâm Ðiều hành hệ thống CNTT của ngành BHXH đƣợc triển khai xây dựng và bắt đầu vận hành là kết quả tổng hợp từ một quãng thời gian dài hệ thống BHXH đồng thời phát triển hạ tầng kỹ thuật, nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng CNTT… Đặc biệt, hệ thống thông tin giám định BHYT đã đƣợc đƣa vào vận hành, kết nối gần 100% cơ sở KCB bằng BHYT từ tuyến xã đến Trung ƣơng trên phạm vi toàn quốc để thực hiện quản lý KCB, giám định và thanh toán BHYT. Ðồng thời, ngành BHXH đã tạo lập xong cơ sở dữ liệu cho hộ gia đình tham gia BHYT với thông tin của 92,6 triệu dân tƣơng ứng với 24,3 triệu hộ gia đình toàn quốc. Việc cập nhật,

công bố, công khai TTHC đƣợc thực hiện theo đúng quy định, tất cả các TTHC đều đƣợc niêm yết công khai tại trụ sở BHXH cấp tỉnh, BHXH cấp huyện; thực hiện công bố công khai danh mục các TTHC trên Cổng Thông tin điện tử của BHXH Việt Nam, Trang tin điện tử của BHXH các tỉnh. Đồng thời, cập nhật lên cơ sở dữ liệu Quốc gia về TTHC, đảm bảo cho các tổ chức, cá nhân có thể dễ dàng tiếp cận, thuận tiện khi cần giải quyết công việc. Bên cạnh đó, thƣờng xuyên rà soát toàn bộ cơ sở dữ liệu TTHC của BHXH Việt Nam trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC để kịp thời cập nhật, chuẩn hoá các TTHC còn hiệu lực, TTHC mới ban hành và xoá bỏ các TTHC đã hết hiệu lực theo đúng quy định.

-Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quản lý chi BHXH đúng quy trình,

đối tượng, đúng quy định theo luật BHXH: Việc thanh tra, kiểm tra thƣờng xuyên,

xử lý vi phạm đối với các đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN sẽ phát hiện và yêu cầu đơn vị khắc phục số tiền nợ BHXH, BHYT, BHTN, thu hồi tiền nợ và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Ngoài ra, qua phối hợp thanh tra liên ngành với Công an Tỉnh và Sở Lao động, Thƣơng binh và Xã hội đã xử phạt vi phạm hành chính và tiền đối với những đơn vị vi phạm. Hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra ngày càng đƣợc nâng lên, đồng thời các đơn vị sử dụng lao động và NLĐ có ý thức trách nhiệm hơn trong việc chấp hành pháp luật BHXH, BHYT. Ngay cả khi đại dịch COVID-19 diễn ra từ đầu năm 2020 đến nay, trên địa bàn Tỉnh Nghệ An nhiều đơn vị sử dụng lao động bị ảnh hƣởng nghiêm trọng, hoạt động cầm chừng, tạm ngƣng hoạt động. Đồng thời, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, BHXH Việt Nam và UBND tỉnh hạn chế thanh tra, kiểm tra; chỉ tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị không bị ảnh hƣởng, có dấu hiệu vi phạm. Do vậy, tình hình nợ BHXH, BHYT, BHTN có xu hƣớng tăng so với năm trƣớc.

Nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội

Ngoài sự chịu tác động của các yếu tố về thu BHXH, trình độ nguồn nhân lực, về quản lý tài chính, tổ chức quản lý công tác chi trả BHXH còn chịu ảnh hƣởng của các yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội. Thuộc nhóm yếu tố về điều kiện kinh tế - xã hội có nhiều, trong đó các yếu tố nhƣ: Tốc độ phát triển nền kinh tế;

chính sách dân số của quốc gia; trình độ quản lý lao động, quản lý xã hội; chính sách lao động việc làm; trình độ dân trí và nhận thức xã hội … Các yếu tố này trên một chừng mực nào đó đều có ảnh hƣởng đến tổ chức quản lý công tác chi trả BHXH.

2.1.5. Kết quả chi bảo hiểm xã hội của Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2018-2020

Để đảm bảo nguyên tắc chi đúng, chi đủ trong quản lý chi BHXH thì việc quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH, điều kiện hƣởng và mức hƣởng là điều cần thiết trƣớc tiên, có vai trò quan trọng. Đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH tại Tỉnh Nghệ An rất đa dạng, biến độngthƣờng xuyên do nhiều nguyên nhân. Đối với các khoản trợ cấp BHXH một lần thông qua hợp đồng với dịch vụ với Bƣu điện.

(2) (1) (3a) (6) (3b) (4) (5) PHÒNG CĐ – CS TỈNH P. KHTC BHXH TỈNH BƢU ĐIỆN TỈNH P. CĐ-CS BHXH HUYỆN BƢU ĐIỆN HUYỆN NGƢỜI HƢỞNG (Nguồn: BHXH Tỉnh Nghệ An)

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ quy trình chi trả trợ cấp một lần do Bƣu điện chi trả

Trong đó: (1) Chuyển dữ liệu thuộc phân cấp quy định về hồ sơ và quy trình thuộc BHXH huyện; (2) Chuyển tiền, dữ liệu; (3a) Chuyển dữ liệu điện tử cho Bƣu; điện tỉnh; (3b) Chuyển hồ sơ cho bƣu điện huyện; (4) Nhận danh sách giải quyết hƣởng các chế độ BHXH một lần mà do Bƣu điện tỉnh và BHXH Tỉnh chuyển sang; (5) Chi trả tập trung tại trung tâm bƣu điện cho ngƣời hƣởng; (6) Ngày 04 hàng tháng quyết toán với BHXH Tỉnh.

(Đơn vị: Người) 0 50000 100000 150000 200000 250000 T 4/2020 T 12/2020 T 3/2021T 4/2021 BHXH bắt buộc BHXH tự nguyện

Nguồn: Phòng kế hoạch - tài chính BHXH Tỉnh Nghệ An

Sơ đồ 2.2: Số ngƣời tham gia BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện 2020-2021

Tính đến ngày 30/4/2021, toàn tỉnh có 239.482 ngƣời tham gia BHXH bắt buộc, tăng 16.696 ngƣời (tăng 7,49% so với cùng kỳ năm 2020), tăng 3.254 ngƣời (tăng 1,38% so với tháng 12/2020); tăng 1.104 ngƣời (tăng 0,46% so với tháng 3/2021); Số ngƣời tham gia BHXH tự nguyện là 86.731 ngƣời, tăng 27.186 ngƣời (tăng 45,66%) so với cùng kỳ năm 2020, tăng 9.350 ngƣời (tăng 12,08% so với tháng 12/2020) và tăng 2.378 ngƣời so với tháng 3/2021 (tăng 2,82%).

Kết quả chi trợ cấp một lần giai đoạn 2018 - 2020 tại BHXH Tỉnh Nghệ An:

Bảng 2.1: Kết quả chi trả trợ cấp 1 lần từ nguồn quỹ BHXH chi trả giai đoạn 2018 - 2020

Năm Trợ cấp BHXH một lần Trợ cấp khi nghỉ hƣu Trợ cấp TNLĐ-BNN 1 lần Số lƣợt hƣởng (ngƣời) Số tiền (triệu đồng) Số lƣợt hƣởng (ngƣời) Số tiền (triệu đồng) Số lƣợt hƣởng (ngƣời) Số tiền (triệu đồng) 2018 1.780 13.476 225 2.527 516 518 2019 1.946 18.828 452 3.057 648 725 2020 2.054 21.084 645 3.548 842 814

Từ bảng tổng hợp trên có thể thấy, số lƣợt chi trả các chế độ trợ cấp BHXH một lần, trợ cấp khi nghỉ hƣu và trợ cấp TNLĐ-BNN một lần ổn định. Cụ thể:Năm 2019, số lƣợt chi trả trợ cấp BHXH một lần tăng 166 lƣợt ngƣời (tăng 109,33%) làm cho số tiền hƣởng tăng 5.325 triệu đồng (tăng 139,72%) so với năm 2018. Về trợ cấp khi nghỉ hƣu tăng 227 lƣợt ngƣời (tăng 200,89%) làm cho số tiền hƣởng tăng 530 triệu đồng (tăng 120,97%) so với năm 2018. Trợ cấp TNLĐ-BNN tăng 132 lƣợt ngƣời hƣởng và số tiền hƣởng tăng 207 triệu đồng (tăng 139, 96%).

Năm 2020, Trợ cấp BHXH một lần tăng 108 lƣợt hƣởng (tăng 105,54%) và tăng 2.256 triệu đồng (tăng 111,98%) trong số tiền hƣởng. Trợ cấp khi nghỉ hƣu một lần cũng tăng lên 193 lƣợt, tƣơng ứng tăng 491 triệu đồng trong tổng số tiền hƣởng. Riêng trợ cấp TNLĐ-BNN tăng 194 lƣợt hƣởng và 89 triệu đồng so với năm 2019.

Xét trong cả giai đoạn 2018 - 2020, các khoản trợ cấp 1 lần ở trên đều tăng. Trợ cấp BHXH một lần tăng 274 lƣợt (tăng 115,39%) và tổng số tiền hƣởng tăng lên 7.608 triệu đồng (tăng 156,46%) do mức hƣởng/1lƣợt hƣởng tăng lên. Tƣơng tự, với trợ cấp khi nghỉ hƣu 1 lần tăng 420 lƣợt (tăng 286,67%) so với năm 2018 và tổng số tiền mà đối tƣợng đƣợc hƣởng tăng lên 1.021 triệu đồng (tăng 140,4%). Đối với trợ cấp TNLĐ - BNN, số lƣợt hƣởng chế độ tăng đi 326 lƣợt và giảm 296 triệu đồng (tăng 157,14%) so với năm 2018.

BHXH Tỉnh Nghệ An thực hiện xét duyệt và tổ chức chi trả trực tiếp cho NLĐ và thông qua đơn vị SDLĐ bằng các hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản. Việc chi trả trợ cấp BHXH ngắn hạn đƣợc cơ quan BHXH thị xã thực hiện theo đúng quy định. Quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn (ốm đau, thai sản, DSPHSK):

1) (2) (3b) (4) (3a) (5) BỘ PHẬN CĐ - CS NGƢỜI HƢỞNG ĐƠN VỊ SDLĐ BỘ PHẬN KẾ TOÁN BỘ PHẬN GIÁM ĐỊNH (Nguồn: BHXH tỉnh Nghệ An)

Sơ đồ 2.3: Sơ đồ quy trình chi trả chế độ BHXH ngắn hạn

(1) Xét duyệt, kiểm tra hồ sơ hƣởng

(2) Căn cứ mẫu số C70b-HD, lập lệnh chuyển tiền

(3a) Chuyển số tiền đã xét duyệt tại mẫu số 70b-HD vào tài khoản của đơn vị SDLĐ trong thời hạn 01 ngày làm việc.

(3b) Thực hiện xác thông tin của ngƣời hƣởng về số hiệu tài khoản, tên ngân hàng mở tài khoản của từng NLĐ tại mẫu số C70a-HD. Chuyển tiền vào tài khoản ngƣời LĐ trong thời hạn tối đa 04 ngày làm việc.

(4) Theo dõi số tiền chƣa chi cho NLĐ theo Danh sách ngƣời lao động chƣa nhận chế độ ốm đau, thai sản, DSPHSK (mẫu số 23-CBH) do đơn vị SDLĐ nộp. Trong trƣờng hợp có xảy ra giải quyết sai chế độ hoặc chi sai do quá trình thanh tram kiểm tra, kiểm toán phát hiện ra thì phải thực hiện thu hồi số tiền đó. Quyết toán số tiền chi với BHXH thị xã.

(5)Chuyển vào tài khoản ngân hàng của NLĐ hoặc thực hiện chi trả trực tiếp bằng tiền mặt trong thời hạn không quá 3 ngày làm việc.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHI bảo HIỂM xã hội tại TỈNH NGHỆ AN (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)