Kiến nghị đối với bảo hiểm xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHI bảo HIỂM xã hội tại TỈNH NGHỆ AN (Trang 116 - 119)

7. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Kiến nghị đối với bảo hiểm xã hội Việt Nam

-Đối với các quy định của pháp luật về công tác chi trả quản lý ngƣời hƣởng, đề nghị các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu để có quy định phù hợp, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời hƣởng và cơ quan quản lý chi trả BHXH.

-Rà soát, điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy định, quy trình nghiệp vụ cũng nhƣ chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, các phòng/bộ phận thuộc BHXH tỉnh/huyện liên quan đến công tác quản lý chi trả, quản lý ngƣời hƣởng các chế độ BHXH phù hợp với các quy định, quy trình nghiệp vụ có liên quan bảo đảm liên thông, đồng bộ. Đặc biệt cần có giải pháp xử lý phù hợp đối với ngƣời không nhận lƣơng hƣu hoặc tồn đọng, chậm lĩnh lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH kéo dài.

-Hoàn thiện cơ sở dữ liệu ngƣời hƣởng BHXH, BHTN, ban hành quy chế sử dụng, khai thác, liên thông, cung cấp, chia sẻ dữ liệu, phân cấp, phân quyền truy cập

cơ sở dữ liệu, “khóa” cơ sở dữ liệu việc sửa chữa, tẩy xóa, điều chỉnh… đều đƣợc lƣu vết và chuyển về cơ sở dữ liệu tập trung toàn quốc theo quy định. Cùng với việc quản lý cơ sở dữ liệu hiện đại bằng công nghệ thông tin cần trú trọng công tác lƣu trữ hồ sơ truyền thống để đáp ứng yêu cầu quản lý BHXH.

-Tăng cƣờng công tác tuyên truyền đến ngƣời hƣởng các chế độ BHXH, BHTN nói chung và ngƣời hƣởng các chế độ BHXH hằng tháng nói riêng, nắm đƣợc các quy định về quản lý chi trả, sẵn sàng phối hợp, hỗ trợ tạo điều kiện để cơ quan BHXH và cơ quan đại diện chi trả BHXH, BHTN hoàn thành nhiệm vụ.

-Tăng cƣờng công tác kiểm tra việc thực hiện công tác quản lý ngƣời hƣởng các chế độ BHXH hằng tháng kịp thời phát hiện, xử lý các trƣờng hợp vi phạm. Tập trung kiểm tra công tác báo tăng, giảm (lƣu ý các trƣờng hợp báo giảm: Chết, chuyển đi) kịp thời phát hiện các trƣờng hợp chủ động báo tăng, báo giảm trái với quy định để xử lý nghiêm khắc theo quy định pháp luật.

-Tăng cƣờng công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phƣơng các cấp với hệ thống ngân hàng, hệ thống bƣu điện trong công tác chi trả, quản lý ngƣời hƣởng các chế độ BHXH trên địa bàn.

-Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan chức năng với sự chỉ đạo sát sao của chính quyền địa phƣơng, đặc biệt là sự phối hợp giữa ngành Lao Động Thƣơng Binh và Xã Hội. Sớm đƣa công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện BHXH vào chỉ tiêu thi đua hàng năm của các ngành, các cấp và các đơn vị hoặc coi đó là một trong những tiêu chuẩn bình xét của Chi bộ, Đảng bộ “trong sạch vững mạnh”.

-Thống nhất về nội dung, đa dạng về hình thức tuyên truyền trong toàn bộ hệ thống BHXH và xã hội hóa công tác tuyên truyền. Đồng thời, phải có cơ chế thông tin kịp thời cho báo chí về những vấn đề mới phát sinh trong quá trình xây dựng, thực thi chính sách BHXH. Khi các cơ quan báo chí phản ánh ý kiến của nhân dân về những sơ hở, những bất hợp lý của chính sách, pháp luật về BHXH hoặc phát hiện quy định pháp luật đã lỗi thời, cũng nhƣ hiện tƣợng tiêu cực trong quá trình thực hiện chính sách thì các cơ quan có thẩm quyền ban hành, thực thi chính sách, pháp luật cần tập hợp, nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung kịp thời.

-Tiếp tục hoàn thiện các quy định và sớm hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung về BHXH phát sinh trong thực tiễn thực hiện chƣa phù hợp hoặc còn vƣớng mắc nhƣ: các chế độ BHXH hàng tháng đƣợc quy định chi trả tại nơi có hộ khẩu thƣờng trú gây khó khăn đối với những ngƣời làm việc hoặc sinh sống xa nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú; những đối tƣợng vừa hƣởng lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH vừa hƣởng chế độ ngƣời có công phải đi lĩnh hai lần, rất mất thời gian, công sức và bất tiện cho những ngƣời lớn tuổi do lịch chi trả hai chế độ này thƣờng lệch nhau…Đào tạo nguồn nhân lực cho ngành BHXH là một nhu cầu cấp thiết, vừa là trƣớc mắt, vừa là chiến lƣợc lâu dài đối với toàn ngành. BHXH Việt Nam cần có kế hoạch triển khai thƣờng xuyên và lâu dài các lớp đào tạo nghiệp vụ, hƣớng dẫn các thay đổi về chính sách, phát luật cho cán bộ, nhân viên BHXH, đảm bảo đội ngũ cán bộ quản lý có đủ năng lực, trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

-Yêu cầu BHXH các tỉnh, thành phố cần rà soát, đối chiếu danh sách chi trả lƣơng hƣu, trợ cấp BHXH hằng tháng với hồ sơ hƣởng BHXH đang lƣu trữ tại cơ quan BHXH; rà soát, đối chiếu việc cấp mã số BHXH đối với ngƣời hƣởng BHXH, cập nhật thông tin chính xác để bảo đảm tính định danh duy nhất phục vụ yêu cầu quản lý, đặc biệt đối với trƣờng hợp thông tin cá nhân không trùng khớp trên các loại giấy tờ và hồ sơ hƣởng BHXH. Lƣu ý trong quá trình rà soát, đối chiếu, nếu phát hiện trƣờng hợp không có hồ sơ lƣu trữ tại cơ quan BHXH các cấp thì phải tổ chức kiểm tra ngay để có giải pháp xử lý kịp thời tránh để xảy ra hậu quả đáng tiếc.

- Tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng; hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung, cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm theo Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tƣớng Chính phủ; các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; cập nhật hoàn thiện dữ liệu hộ gia đình, cấp mã số BHXH cho ngƣời tham gia; hoàn thiện các quy tắc quản lý, khai thác, phân cấp sử dụng các phần mềm nghiệp vụ của Ngành; hoàn thiện hệ thống kho dữ liệu ngành phục vụ công tác nghiên cứu, dự báo phục vụ cho việc hỗ trợ ra quyết định, xây dựng các kế hoạch, chiến lƣợc của ngành BHXH; tiếp tục kết nối liên thông, cung cấp các dịch vụ công của Ngành trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia; tăng cƣờng đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản lý, khai thác, sử dụng các phần mềm nghiệp vụ cho công chức, viên chức trong Ngành.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) QUẢN lý CHI bảo HIỂM xã hội tại TỈNH NGHỆ AN (Trang 116 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)