CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN BÓNG CHUYỀN Mục tiêu
Học xong chuyên đề này người học cần nắm được:
- Nguyên nhân xảy ra chấn thương và các dạng chấn thương.
- Biết cách phòng tránh và xử lý chấn thương trong tập luyện bóng chuyền. chuyền.
THÔNG TIN CƠ BẢN
Chấn thương trong tập luyện và thi đấu thể thao là chỉ sự phát sinh mọi loại chấn thương trong quá trình vận động hoặc phát sinh do nhân tố thể dục thể thao gây nên, do vậy chấn thương thể dục thể thao khác với chấn thương mang tính chất nghành nghề khác. Sự phát sinh chấn thương trong TDTT thường có quan hệ chặt chẽ giáo viên giảng dạy thể thao, trình độ thể lực của người tập, động tác kỹ thuật thể thao, môi trường và điều kiện vận động ...
Một khi phát sinh chấn thương thì không chỉ làm cho người học giảm khối lượng tập luyện không thể học tập theo kế hoạch và ý đồ của người giảng dạy, vì vậy sẽ cản trở đến việc nâng cao hơn nữa thành tích và trình độ tập luyện của mình. Nếu tổn thương thể thao nghiêm trọng sẽ có thể dẫn tới có hại cho sức khoẻ và sự nghiệp sau này, thậm chí còn có thể dẫn tới sự cố tử vong không thể cứu vãn được.
Do vậy việc phòng chống chấn thương trong hoạt động TDTT có ý nghĩa hết sức quan trọng. Để giảng dạy tốt các môn thể thao người giáo viên TDTT cần phải nắm vững chấn thương học thể thao nắm vững các quy luật phát sinh chấn thương thể thao, đặc trưng, cách phòng chống chấn thương, trị liệu hồi sức khoẻ, cấp cứu và các tri thức, kỹ năng khác, nó có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, đồng thời có giá trị ứng dụng nhất định.
Cũng như các môn thể thao khác bóng chuyền là một môn thể thao đặc biệt với nhiều động tác tự nhiên đa dạng phong phú khác nhau như: đi, chạy, nhảy, lăn, ngã, các động tác tấn công và phòng thủ bóng...
Do đặc điểm của môn bóng chuyền là môn thể thao tập thể có tính chất đối kháng dán tiếp tương đối cao, nên dễ xảy ra chấn thương cho người tập. Theo thống kê các tài liệu, thì trong tập luyện và thi đấu các môn bóng thì môn bóng chuyền là môn có tỷ lệ chấn thương khá cao, đặc biệt là chấn thương khớp cổ chân, các khớp ngón tay, cổ tay, khuỷu tay, bả vai trong bóng chuyền chiếm tỷ lệ 25% trong các loại chấn thương.
Các chấn thương trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền xảy ra có rất nhiều nguyên nhân, do đó muốn làm tốt công tác phòng và chống chấn thương một cách chính xác, hữu hiệu, chúng ta cần phải điều tra để tìm ra các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chấn thương và các quy luật dẫn đến những nguyên nhân trên. Từ đó mới tìm ra được các phương pháp phòng chống thích hợp nhất.