Phương pháp giáo dục sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản.
Khái niệm: Sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là sự đáp lại những tín hiệu biết trước nhưng xuất hiện đột ngột bằng động tác định trước.
Ví dụ: Phản ứng đối với tiếng súng phát lệnh trong xuất phát.
Sức nhanh của phản ứng vận động có ý nghĩa thực dụng rất lớn. Trong cuộc sống, ta thường gặp những trường hợp đòi hỏi đáp lại tìn hiệu nào đó trong khoảng thời gian ngắn nhất. Sức nhanh của phản ứng vận động có khả năng “chuyển" rất cao: những người có khả năng phản ứng nhanh trong tình huồng này thì cũng dễ có khả năng phản ứng nhanh trong các tình huống khác. Tập luyện tốc độ có tác dụng nâng cao sức nhanh phản ứng vận động đơn giản.
27 Nhưng không có hiện tượng "chuyển" theo chiều ngược lại. Các bài tập về phản ứng không có giá trị nâng cao tốc độ động tác.
Trong thực tế, không nhất thiết phải tác động chuyên môn để phát triển sức nhanh của phản ứng vận động. Bởi vì sức nhanh phản ứng đã đựơc phát triển nhờ tập luyện các bài tập tốc độ. Thông thường người ta sử dụng trò chơi vận động, các môn bóng để rèn luyện phản ứng vận động.
Phương pháp phổ biến nhất trong rèn luyện sức nhanh phản ứng vận động đơn giản là lặp lại phản ứng với các tín hiệu đột ngột. Ví dụ: Lặp lại nhiều lần tiếng súng phát lệnh, chạy đổi hướng theo tín hiệu. Đối với những người mới tập, phương pháp lặp lại nhanh chóng đem lại kết quả tốt. Sau đó, sức nhanh phản ứng ổn định và rất khó phát triển thêm.
Trong trường hợp sức nhanh phản ứng giữ vai trò quan trọng, người ta phải sử dụng tới các phương pháp chuyên môn để hoàn thiện nó. Một trong số phương pháp chuyên môn rèn luyện phản ứng sức nhanh vận động đơn giản thường áp dụng trong thực tiễn là phương pháp phân tích. Bản chất của phương pháp này là tách biệt sự hoàn thiện phản ứng với phần nâng cao tốc độ của động tác tiếp theo. Như vậy, bài tập sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản gồm 2 phần: Tập phản ứng trong điều kiện thuận lợi và tập tốc độ động tác tiếp theo. Ví dụ: Thời gian phản ứng trong xuất phát thấp bị kéo dài là động tác đẩy tay gặp khó khăn. Để tạo điều kiện cho hoàn thiện phản ứng tín hiệu cần tập luyện phản ứng trong tư thế xuất phát cao, tay tì vào vật thể nào đó.
Phương pháp cảm giác vận động: Trong thực tiễn vận động người ta thường áp dụng rộng rãi cơ sở khoa học của phương pháp này là quy luật về mối tương quan chặt chẽ giữa sức nhanh phản ứng và tri giác thời gian của con người. Thông thường, những người có khả năng cảm thụ những khoảng thời gian ngắn thì có sức nhanh phản ứng cao. Bản chất của phương pháp là hoàn thiện sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản thông qua hoàn thiện tri giác thời gian. Phương pháp này được chia làm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Cho người tập thực hiện động tác trong điều kiện phản ứng nhanh nhất đối với tín hiệu. Ví dụ: Sau mỗi lần thực hiện bài tập chạy xuất phát thấp 60m HLV thông báo cho người tập thành tích đạt được.
- Giai đoạn 2: Cũng thực hiện yêu cầu như giai đoạn 1 sau đó người tập thông báo kết quả dự đoán cho HLV thành tích của mình tiếp theo HLV lại thông báo thành tích thực tế mà người tập đạt được. Nhờ thường xuyên đối chiếu cảm giác thời gian của bản thân với thực tế mà độ chính xác tri giác thời gian của người tập được nâng lên.
- Giai đoạn 3: HLV yêu cầu người tập thực hiện bài tập với tốc độ định trước. Trải qua ba giai đoạn thực hiện như vậy sức nhanh của phản ứng vận động đơn giản sẽ được nâng lên.