CÁC LOẠI CHẤN THƯƠNG TRONG TẬP LUYỆN VÀ THI ĐẤU BÓNG CHUYỀN

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 1 (Trang 102 - 103)

CHUYỀN

Môn thể thao bóng chuyền là môn thi đấu đối kháng dán tiếp, thời gian thi đấu kéo dài, và là môn thể thao yêu cầu tốc độ cao nên yêu cầu người tập phải có trình độ thể lực tốt, có phản xạ nhanh, di chuyển, phòng thủ cứu đỡ bóng cho nên trong tập luyện và thi đấu nếu trình độ kém, ít kinh nghiệm thi đấu rất dễ xảy ra chấn thương. Chấn thương trong bóng chuyền có 2 loại là chấn thương cấp tính và chấn thương mãn tính.

* Các chấn thương cấp tính thường gặp trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền là:

- Các chấn thương do tổn thương phần mềm như: xây sát da, rách, phồng dộp, dập da ngón tay…

- Chấn thương ngón tay, cổ tay khi tiếp xúc bóng quá mạnh hoặc chuyền, đỡ bóng không chính xác.

- Ngã xuống sân chống tay có thể gãy xương thuyền.

- Các chấn thương khớp khuỷu và chủ yếu là chấn thương các tổ chức phần mềm khớp khuỷu.

Các chấn thương do sai khớp, bong gân.

- Chấn thương khớp vai thường gặp là viêm bao gân cơ đầu dài cơ nhị đầu cánh tay, dãn dây chằng khớp vai, chấn thương ống vai.

- Dãn dây chằng khớp gối bao gồm: dãn dây chăng trong, dãn dây chằng ngoài, dãn dây chằng bắt chéo.

- Tổn thương bao khớp của khớp gối, tổn thương sụn chêm.

- Nhảy lên không chắn, đập bóng rơi xuống tư thế không ổn định bị lật cổ chân.

- Nhảy lên rơi xuống vào chân đối phương dẫn đến lật cổ chân hoặc dãn dây chằng cổ chân.

* Chấn thương mãn tính chủ yếu là viêm xương bánh chè, vỡ xương bánh chè.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 1 (Trang 102 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)