CÁC CHẤN THƯƠNG CHỦ YẾU TRONG TẬP LUYỆN THỂ THAO

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 1 (Trang 101 - 102)

Để thuận tiện cho việc phân tích và nghiên cứu chấn thương thể thao, kịp thời đề ra các biện pháp hợp lý và có hiệu quả về phòng và chống các chấn thương xảy ra trong tập luyện, người ta thường phân loại chấn thương thể thao như sau:

1. Dựa vào cấu trúc của chấn thương:

Chấn thương da, chấn thương cơ và dây chằng, chấn thương mành cơ, chấn thương bao khớp, chấn thương khớp, chấn thương dây chằng khớp, chấn thương sụn, chấn thương màng xương, chấn thương xương, chấn thương sụn, chấn thương cơ quan nội tạng.

Chấn thương tổ chức mềm: dập da ngón tay, tổn thương các tổ chức thần kinh nhánh, mao mạch ngoại biên của màng cơ bắp gân dây chằng, bao trượt, bao khớp…

2. Dựa vào chấn thương có tiếp xúc với bên ngoài hay không để chia ra:

2.1. Chấn thương hở

Sau chấn thương da và niêm mặc tính hoàn chỉnh bị phá vỡ, tổ chức bị chấn thương tiếp xúc thông với bên ngoài như bị cọ xát, đâm cắt toặc vỡ xuyên, gãy xương hở, những loại chấn thương này thường nhìn thấy miệng vết thương, có hiện tượng chảy máu ra ngoài dễ dẫn đến nhiễm trùng vết thương.

2.2. Chấn thương kín

Sau khi bị chấn thương da hoặc niêm mạc vẫn giữ nguyên vẹn. Chỗ bị chấn thương không thông tiếp với bên ngoài như bị va đập, cơ bị kéo dãn, bị bong gân, chấn thương não, rách vỡ cơ quan nội tạng, gẫy xương kín, sai khớp ... loại chấn thương này ở vùng bị chấn thương không nhìn thấy vết thương, nói chung đều có hiện tượng chảy máu trong.

3. Dựa vào sự nặng nhẹ và mức độ ảnh hưởng của vết thương để chia ra:

3.1. Chấn thương nhẹ:

Chấn thương tương đối nhẹ không ảnh hưởng đến chức năng vận động một cách rõ rệt. Sau chấn thương về cơ bản vẫn tiến hành theo đúng kế hoạch giảng dạy như đã đề ra.

3.2. Chấn thương vừa:

Chấn thương tương đối nhẹ, có ảnh hưởng nhất định đến chức năng vận động của người tập. Sau khi bị chấn thương không thể tiến hành tập

luyện thể thao đúng kế hoạch học tập đã định, đòi hỏi có sự tạm dừng vận động và giảng dạy ở bộ phận bị tổ thương.

3.3. Chấn thương nặng:

Vết thương nặng có ảnh hưởng rõ rệt đến chức năng thậm chí mất đi chức năng vận động của người tập. Do đó sau khi bị chấn thương không thể học tập được.

4. Dựa vào tính chất và tiến trình của chấn thương có thể chia ra:

4.1. Chấn thương cấp tính:

Loại chấn thương này chỉ tính một lần hoặc trong một giây lát, chấn thương do bạo lực trực tiếp hoặc gián tiếp mang đến.

4.2. Chấn thương mãn tính:

Loại chấn thương này đó là sự hao tổn và chấn thương cũ tái phát, do nhiều lần lặp lại các chấn thương nhẹ hoặc chấn thương nhỏ. Các chấn thương đó tích luỹ dần mà nặng hơn do cục bộ chịu tải vượt mức giới hạn trong thời gian dài làm cho tổ chức dần bị tổn thương, từ đó dẫn đến chấn thương mạnh hơn hoặc do chấn thương cấp mà chữa chưa khỏi hoàn toàn đã bị chấn thương, từ đó dẫn đến chấn thương nặng hơn.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 1 (Trang 101 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)