Các chỉ số đánh giá sức bền

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 1 (Trang 32)

C. Phương pháp phát triển sức bền 1 Khái niệm sức bền và mệt mỏ

4. Các chỉ số đánh giá sức bền

Như chúng ta đã biết, thời gian mà con người có thể duy trì được hoạt động với một cường độ cho trước là tiêu chuẩn cơ bản của sức bền. Dựa vào luận điểm đó, người ta đã đưa ra cách đánh giá sức bền như sau:

- Cách đánh giá trực tiếp:

Yêu cầu đối tượng thực hiện nhiệm vụ nào đó. Ví dụ, chạy với một tốc độ nhất định nào đó, và sức bền sẽ được đánh giá bằng thời gian mà đối tượng thực nghiệm duy trì được tốc độ chạy định trước. Trong thực tiễn cách đánh giá này không thuận tiện và rất ít được sử dụng.

- Cách đánh giá gián tiếp:

Yêu cầu vận động viên vượt qua một cự ly tương đối dài, ví dụ: Từ 5000m - 10.000 m hoặc bằng quãng đường chạy trong 12 phút nếu thời gian càng ngắn thì sức bền càng tốt, cách này thường được sử dụng nhiều hơn.

Vì khả năng vận động của con người phụ thuộc vào nhiều nhân tố, đặc biệt là phụ thuộc vào sức mạnh và tốc độ, nên người ta nêu khái niệm chỉ số sức bền.

Chỉ số tuyệt đối của sức bền tức là không tính tới ảnh hưởng của các tố chất khác tới sức bền. Các chỉ số vừa nêu trên thuộc chỉ số tuyệt đối.

Chỉ số tương đối có tính tới các ảnh hưởng của các tố chất khác tới sức bền.

Chỉ số này có nhiều loại như: Chỉ số dự trữ tốc độ được tính bằng hiệu số giữa thời gian trung bình của một chặng trên cự ly sức bền trừ đi thành tích một chặng tốc độ max. Ví dụ, vận động viên chạy 800m hết 2’10’’thì thành tích trung bình chặng 100 là 16’’2,5. Nếu thành tích cao nhất trong chạy 100m của VĐV đó là 12’’5 thì dự trữ tốc độ là 16’’25-12’’50 = 3’’75.

Một phần của tài liệu Đề cương môn học Giáo dục thể chất 1 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)