BÓNG CHUYỀN
Chấn thương trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền có rất nhiều nguyên nhân. Do vậy muốn làm công tác phòng chống chấn thương một cách chính xác, hữu hiệu cần phải làm tốt công tác điều tra tìm ra nguyên nhân và quy luật dẫn đến chấn thương. Trên cơ sở đó mới tìm ra được các phương pháp đề phòng một cách thích hợp.
Các phương pháp đề phòng chấn thương chung trong bóng chuyền gồm có mấy mặt sau:
1. Tăng cường công tác giáo dục, phải làm cho người tập hiểu rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác phòng chống chấn thương, đồng thời còn chỉ rõ cho người tập biết nguyên nhân gây ra chấn thương của môn mình tập, phương pháp phòng chống, phương pháp bảo hiểm và tự bảo hiểm.
2. Phải đảm bảo đầy đủ về điều kiện tập luyện (sân bãi, dụng cụ, quần áo, giày tất), phải bảo bảo an toàn và vệ sinh trong tập luyện.
3. Trước khi tập luyện và thi đấu cần phải khởi động thật kỹ, kết hợp khởi động chung và chuyên môn, đặc biệt là phải chú ý tới các bộ phận cơ thể có mâu thuẫn với yêu cầu cơ bản, kịp thời sửa chữa những động tác sai. Khởi động kỹ các bộ phận cơ thể tham gia hoạt động nhiều và tập làm tăng
tính đàn hồi của dây chằng của các khớp như cổ chân, đầu gối, cổ tay, ngón tay.
4. Trong quá trình huấn luyện cần phải chú ý phát triển các bộ phận cơ thể có cấu trúc giải phẫu mâu thuẫn với yêu cầu kỹ thuật, thực hiện nguyên tắc tăng tiến và phân tán khối lượng, để dần làm cho bộ phận mâu thuẫn cũng dần thích nghi với yêu cầu kỹ thuật.
5. Trong quá trình tập luyện phải tập luyện các động tác theo nguyên tắc từ đơn giản đến phức tạp, từ không bóng tới có bóng, từ tại chỗ tới di chuyển, từ tập cá nhân tiến tới tập phối hợp theo nhóm và toàn đội. Trong quá trình tập luyện phải luôn đảm bảo nguyên tắc đối xử cá biệt.
6. Tăng cường công tác huấn luyện phát triển thể lực cho người tập như: sức nhanh, sức mạnh, sức bền, sự mềm dẻo và khéo léo. Khi huấn luyện cần giảng dạy cho người học nắm vững các động tác cơ bản như chuyền bóng, phương pháp tự bảo hiểm (xây dựng phản xạ ngã), thực hiện tốt và theo nguyên tắc phân tán khối lượng đặc biệt là các động tác trong phòng thủ.
7. Trong quá trình tập luyện khi thấy người tập xuất hiện mệt mỏi, thì cần phải theo dõi mức độ mệt mỏi mà có lượng vận động hợp lý. Có 3 mức độ mệt mỏi thông qua các dấu hiệu biểu hiện ra bên ngoài.
+ Mệt mỏi nhẹ: Mồ hôi có ở mặt, cổ, lưng, sắc mặt bình thường, sức chú ý bình thường, độ chính xác của động tác chuẩn. Ở giai đoạn này có đầy đủ các biểu hiện bên ngoài của rất mệt mỏi, không muốn tập, toàn thân mệt mỏi, hoạt động tâm lý dẽ bị kích động. Khi xuất hiện mệt mỏi nhẹ thì cần phải giảm 50% khối lượng tập luyện, nghỉ ngơi tích cực, sau 2 - 3 tuần khi đã hồi phục hoàn toàn thì tham gia tập luyện bình thường và nâng dần khối lượng.
+ Mệt mỏi dạng trung bình: Mồ hôi có ở mặt, thân, tay và cả chi dưới, sắc mặt tái hoặc đỏ, sự chú ý giảm, độ chính xác của động tác thì có nhiều động tác không chuẩn. Ở giai đoạn này có dấu hiệu lâm sàng như giai đoạn nhẹ nhưng ở mức độ nặng hơn như rất mệt mỏi, không muốn hoạt động, mạch nhanh, huyết áp tăng, rối loạn nhịp tim. Khi xuất hiện giai đoạn này thì cần phải dừng tập luyện, sử dụng các biện pháp điều trị để hồi phục. Sau 3 - 4 tuần sức khoẻ trở lại bình thường thì cho tập luyện trở lại với nguyên tắc tăng dần và đối xử cá biệt.
+ Rất mệt mỏi: Mồ hôi vã ra toàn thân, sắc mặt nhợt nhạt, sức chú ý giảm rõ rệt, thậm trí không chú ý nổi, động tác thực hiện sai thậm trí đứng không vững.
Khi xuất hiện cần phải dừng ngay tập luyện và cho nghỉ điều dưỡng, khi nào hồi phục hoàn toàn mới cho tập luyện trở lại. Khi xuất hiện mệt mỏi cần nghiêm chỉnh thực hiện các nguyên tắc vệ sinh tập luyện, thực hiện tốt chế độ sinh hoạt, các phương pháp thúc đẩy quá trình hồi phục, tăng cường công tác theo dõi y học trong quá trình tập luyện.
8. Cần nghiêm túc thực hiện các nguyên tắc huấn luyện, nắm vững mối quan hệ của nội dung huấn luyện (kỹ thuật, chiến thuật, tố chất thể lực, đạo đức). Muốn làm tốt các điều trên yêu cầu người giáo viên, HLV không ngừng trau dồi các kiến thức cơ bản, cơ sở khoa học TDTT đặt biệt là kiến thức y sinh, y học TDTT.
Câu hỏi ôn tập
1. Khái niệm chấn thương trong thể thao? Chấn thương trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền?
2. Nguyên nhân cơ bản dẫn tới chấn thương trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền?
3. Các dạng chấn thương chủ yếu trong tập luyện và thi đấu bóng chuyền? 4. Nêu các phương pháp phòng tránh chấn thương trong tập luyện, thi đấu
bóng chuyền.
5. Nêu nguyên tắc và cách xử lý chấn thương trong tập luyện, thi đấu bóng chuyền.
Tài liệu tham khảo
1. Utkin. V. L (1996), “Sinh cơ học TDTT”, Dịch: Lê Quý Phượng, Vũ Chung Thủy, Phạm Xuân Ngà, NXB TDTT, Hà Nội.
2. Lê Hữu Hưng (2013), Kiểm tra y học thể dục thể thao, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao Hà Nội
3. Nguyễn Danh Thái, Nguyễn Văn Chung, Vũ Xuân Long, Vũ Xuân Thành, Lưu Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học Thể dục Thể thao, Nhà xuất bản Thể dục Thể thao Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất – Vũ Đức Thu, Nguyễn Xuân Sinh,
Lưu Quang Hiệp, Trương Anh Tuấn - NXB Giáo dục Hà Nội 1998.
2. Lý luận và phương pháp thể dục thể thao - Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn -
NXB TDTT 2000.
3. Y học thể dục thể thao - Lưu Quang Hiệp, Lê Đức Chương, Vũ Chung Thuỷ,
Lê Hữu Hưng - NXB TDTT 2000.
4. Klesep. Iu.N - Airianx A.G (1997), Bóng chuyền, Dịch: Đinh Lẫm - Xuân Ngà
- Hữu Hùng - Nghiêm Thúc, NXB TDTT, Hà Nội.
5. Học thuyết huấn luyện - Harre D - dịch: Trương Anh Tuấn - NXB TDTT 1996
6. Nguyễn Ngọc Cừ (1996) “Cơ sở sinh lý của năng lực vận động”, Y học thể
thao, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ bác sĩ thể thao, viện khoa học TDTT Hà Nội
7. Bùi Huy Châm – Hà Mạnh Thư (1989), Chiến thuật bóng chuyền, NXB TDTT,
Hà Nội.
8. Đo lường thể thao – Dương Nghiệp Chí, Trần Đức Dũng, Tạ Hữu Hiếu,
Nguyễn Đức Văn (2004), NXB TDTT Hà Nội.
9. Các tố chất thể lực của vận động viên – Daxiorơxki V.M (1978), NXB TDTT,
HN
10. Phan Hồng Minh - Nguyễn Thành Lâm - Trần Đức Phấn (1997), “Phân loại
chiến thuật Bóng chuyền hiện đại”, Tuyển tập NCKH TDTT trường Đại học
11. Phan Hồng Minh, Nguyễn Thành Lâm, Trần Đức Phấn (1997), “Phương pháp
huấn luyện Bóng chuyền”, Thông tin KHKT TDTT, Viện Khoa học TDTT, Hà
Nội
12. Các tố chất thể lực của VĐV – Goikhơman. P.N (1978), Dịch: Nguyễn Quang
Hưng, NXB TDTT, Hà Nội.
13. Ivanôv. V.X (1996), Những cơ sở của toán học thống kê, Dịch: Trần Đức
Dũng, NXB TDTT, Hà Nội.
14. Trần Đức Phấn - Phan Hồng Minh - Nguyễn Danh Thái (2001), “Về năng lực
thi đấu của VĐV Bóng chuyền”, Thông tin khoa học TDTT - Chuyên đề Bóng
chuyền, Viện khoa học TDTT, Hà Nội (4).
15. Mensicov. V.V - Volcov. N.I (1997), Sinh hóa học TDTT, Dịch: Lê Quý
Phượng, Vũ Chung Thủy, NXB TDTT, Hà Nội.
16. Đặng Hùng Mạnh (2001), Giáo trình Bóng chuyền, NXB TDTT Hà Nội.
17. Nabatnhicôva. M.Ia (1985), Quản lý và đào tạo VĐV Trẻ, Dịch: Phạm Trọng
Thanh, NXB TDTT, Hà Nội.
18. Ozolin. M.G (1980), Huấn luyện thể thao, NXB TDTT, Hà Nội.
19. Phạm Tuấn Phượng (1994) Đo đạc thể hình, NXB TDTT, Hà Nội.
20. Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (2000), Lý luận và phương pháp thể dục thể
thao, NXB TDTT Hà Nội.
21. Utkin. V. L (1996), “Sinh cơ học TDTT”, Dịch: Lê Quý Phượng, Vũ Chung
Thủy, Phạm Xuân Ngà, NXB TDTT, Hà Nội.
22. Nguyễn Đức Văn (2001), Phương pháp thống kê trong thể dục thể thao, NXB
TDTT, Hà Nội
23. Phạm Ngọc Viễn, Lê Văn Xem, Mai Văn Muôn, Nguyễn Thanh Nữ (1991),
Tâm lý học TDTT, NXB TDTT, Hà Nội.
24. Lê Hữu Hưng (2013), Kiểm tra y học thể dục thể thao, Nhà xuất bản Thể dục
25. Nguyễn Danh Thái, Nguyễn Văn Chung, Vũ Xuân Long, Vũ Xuân Thành, Lưu
Quang Hiệp, Phạm Thị Uyên (2003), Sinh lý học Thể dục Thể thao, Nhà xuất
bản Thể dục Thể thao Hà Nội.
26. Chỉ thị số 17-CT/TƯ, ngày 23 tháng 10 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng (khoá IX).