Đặc trƣng của văn hóa

Một phần của tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 74)

- Văn hóa mang tính tập quán: Văn hóa quy định những hành vi đƣợc chấp nhận hay không đƣợc chấp nhận trong một cộng đồng, xã hội cụ thể. Những hành vi đƣợc lặp đi, lặp lại nhiều lần sẽ trở thành thói quen, tập quán. Có những tập quán đẹp, tồn tại lâu đời nhƣ một sự khẳng định những nét độc đáo của nền văn hóa này so với nền văn hóa khác. Ví dụ: ngƣời Việt Nam có phong tục mời trầu, thờ cúng tổ tiên vào Rằm, Mùng 1. Ngƣời Anh có thói quen uống trà và ăn bánh ngọt vào buổi chiều.

- Văn hóa mang tính cộng đồng: Văn hóa không thể tồn tại do chính bản thân nó mà phải dựa vào sự tạo dựng, tác động qua lại và củng cố của mọi thành viên trong cộng đồng, xã hội. Văn hóa nhƣ là một sự quy ƣớc chung cho các thành viên trong cộng đồng. Đó là những lề thói, tập tục, cách ứng xử mà một cộng đồng ngƣời cùng tuân theo một cách tự nhiên, không cần phải ép buộc. Khi một thành viên trong cộng đồng làm khác đi, họ sẽ bị cô lập, xa lánh hoặc lên án bởi cộng đồng mặc dù những hành động đó có thể không phạm pháp.

- Văn hóa mang tính dân tộc: Văn hóa tạo nên nếp suy nghĩ, cảm nhận chung của từng dân tộc mà ngƣời dân tộc khác khó có thể hiểu đƣợc.

- Văn hóa mang tính chủ quan: Con ngƣời ở các nền văn hóa khác nhau có suy nghĩ, đánh giá khác nhau về cùng một sự việc. Cùng một sự việc có thể đƣợc hiểu một cách khác nhau ở những nền văn hóa khác nhau. Ví dụ: khác nhau giữa nền văn hóa giàu ngữ cảnh và nền văn hóa không giàu ngữ cảnh.

- Văn hóa mang tính khách quan: Văn hóa thể hiện quan điểm chủ quan của từng dân tộc nhƣng lại có cả một quá trình hình thành mang tính lịch sử, xã hội đƣợc chia sẻ và truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của mỗi ngƣời. Văn hóa có thể học hỏi, chấp nhận chứ không dễ gì có thể biển đổi theo ý muốn chủ quan của một ngƣời.

- Văn hóa mang tính kế thừa: Văn hóa là sự tích tụ hàng trăm hàng nghìn năm của tất cả các hoàn cảnh. Mỗi thế hệ đều cộng thêm những nét riêng biệt của mình vào nền văn hóa dân tộc trƣớc khi đƣợc truyền lại cho thế hệ sau. Ở mỗi thế hệ, trong mỗi hoàn cảnh lịch sử khác nhau, những cái cũ có thể bị thay đổi hoặc loại bỏ. Sự sàng lọc và tích tụ qua thời gian làm cho vốn văn hóa của một dân tộc trở nên giàu có, phong phú và tinh khiết hơn.

- Văn hóa có thể học hỏi được: Văn hóa đƣợc truyền lại từ đời này qua đời khác và có đƣợc do học hỏi. Con ngƣời ngoài vốn văn hóa có đƣợc từ nơi mình sinh ra và lớn lên có thể còn học đƣợc từ những nơi khác, những nền văn hóa khác. Văn hóa không phải do di truyền và có tính chất sinh học, nó đƣợc tiếp thu qua học hỏi và kinh nghiệm.

- Văn hóa luôn tiến hóa: Một nền văn hóa không bao giờ tĩnh tại và bất biến. Ngƣợc lại, văn hóa luôn thay đổi và rấy năng động. Văn hóa luôn điều chỉnh cho phù hợp với trình độ và tình hình mới. Trong quá trình hội nhập và giao thoa các nền văn hóa, văn hóa có thể tiếp thu các giá trị tiến bộ, hoặc tích cực của các nền văn hóa khác và tác động ngƣợc lại đến các nền văn hóa khác.

69 3.2. VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.2.1. Khái niệm văn hoá doanh nghiệp

Trong mỗi doanh nghiệp đều tồn tại những hệ thống hay chuẩn mực về giá trị đặc trƣng, hình tƣợng, phong cách đƣợc doanh nghiệp tôn trọng và truyền từ ngƣời này sang ngƣời khác, thế hệ này sang thế hệ khác. Chúng có ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi của các thành viên. Khi phải đối đầu với những vấn đề nan giải về đạo đức, những hệ thống giá trị, phƣơng pháp tƣ duy này có tác dụng chỉ dẫn các thành viên doanh nghiệp cách thức ra quyết định hợp với phƣơng châm hành động của doanh nghiệp. Khái niệm đƣợc sử dụng để phản ánh những hệ thống này đƣợc gọi với nhiều tên khác nhau nhƣ văn hoá doanh nghiệp, hay văn hoá công ty (corporate culture), văn hoá tổ chức (organizational culture), văn hoá kinh doanh (business culture). Là một lĩnh vực mới đƣợc nghiên cứu trong vài thập kỷ qua, các định nghĩa về khái niệm này còn rất khác nhau phản ánh sự mới mẻ của vấn đề, tình trạng chƣa thống nhất về cách tiếp cận, mối quan tâm, phạm vi ảnh hƣởng và vận dụng ngày càng rộng của những khái niệm này.

Trong Giáo trình Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp của trƣờng Đại học

Kinh tế Quốc dân có viết : Văn hoá doanh nghiệp được định nghĩa là một hệ thống các ý

nghĩa, giá trị, niềm tin chủ đạo, nhận thức và phương pháp tư duy được mọi thành viên của một tổ chức cùng đồng thuận và có ảnh hưởng ở phạm vi rộng đến cách thức hành động của các thành viên.Văn hoá kinh doanh thể hiện sự đồng thuận về quan điểm, sự thống nhất trong cách tiếp cận và trong hành vi của các thành viên một doanh nghiệp. Nó có tác dụng giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác. Chúng đƣợc mọi thành viên trong doanh nghiệp chấp thuận có ảnh hƣởng trực tiếp, hàng ngày đến hành động và việc ra quyết định của từng ngƣời và đƣợc hƣớng dẫn cho những thành viên mới để tôn trọng và làm theo. Chính vì vậy chúng còn đƣợc gọi là ―bản sắc riêng‖ hay ―bản sắc văn hoá‖ của một doanh nghiệp mà mọi ngƣời có thể xác định đƣợc và thông qua đó có thể nhận ra đƣợc quan điểm và triết lý đạo đức của một doanh nghiệp..

Văn hoá doanh nghiệp tạo điều kiện cho các thành viên nhận ra đƣợc những sắc thái riêng mà một doanh nghiệp muốn vƣơn tới. Nó cúng tạo ra sự cam kết tự nguyện đối với những gì vƣợt ra ngoài phạm vi niềm tin và giá trị của mỗi cá nhân. Chúng giúp các thành viên mới nhận thức đƣợc ý nghĩa của các sự kiện và hoạt động của doanh nghiệp.

3.2.2. Mức độ văn hóa doanh nghiệp

Mỗi tổ chức đều có văn hóa đặc trƣng, nhƣng không phải các công ty đều có thể gây ảnh hƣởng giống nhau đối với thành viên của tổ chức. Văn hóa công ty có thể khác nhau đáng kể về sức mạnh tƣơng đối của chúng. Văn hóa công ty mạnh thƣờng đƣợc đặc trƣng bởi một phong cách riêng với những yếu tố rất khác biệt với các tổ chức khác tuy vô hình nhƣng rất dễ nhận ra nhƣ bầu không khí bên trong tổ chức, sự nhiệt tình trong lao động và sự tinh tế mối quan hệ con ngƣời. Trong những tổ chức nhƣ vậy, các giá trị chủ đạo đƣợc mọi thành viên tổ chức cùng chia sẽ và kiên quyết duy trì. Văn hóa công ty mạnh có ảnh hƣởng lớn hơn với các thành viên so với các văn hóa công ty yếu, do mức độ chấp nhận các giá trị chủ đạo và quyết tâm thực hiện của thành viên tổ chức cao hơn, họ cam kết và gắn bó chặt chẽ hơn đối với các giá trị này.

70 Ở những doanh nghiệp có đặc trƣng văn hóa mạnh, luôn có sự thống nhất về những gì đƣợc coi là quan trọng, về thế nào là hành vi đúng đắn.... Ở những tổ chức nhƣ vậy, nhân viên tỏ ra gắn bó và trung thành với tổ chức hơn, kết quả hoạt động và hiệu lực tổ chức cũng cao hơn so với những nơi có văn hóa công ty yếu. Ở những tổ chức không có sự phân biệt rõ ràng cái gì là quan trọng, văn hóa công ty đƣợc coi là yếu. Ngƣời quản lý ở những công ty nhƣ vậy thƣờng ít chịu ảnh hƣởng bởi các giá trị chủ đạo.Việc ra quyết định thiếu nhất quán bởi chúng chịu sự chi phối bởi những nguyên tắc khong nhất quán. Sự mơ hồ làm giảm quyết tâm và nhiệt tình của nhân viên; mâu thuẫn làm cho mối quan hệ tổ chức trở nên phức tạp, hỗn độn, mất phƣơng hƣớng.

3.2.3. Đặc điểm văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp có một số đặc điểm sau:

Thứ nhất, văn hoá doanh nghiệp liên quan đến nhận thức. Các cá nhân nhận thức đƣợc văn hoá của doanh nghiệp thông qua những gì họ nhìn thấy, nghe đƣợc trong phạm vi doanh nghiệp. Cho dù các thành viên có thể có trình độ hiểu biết khác nhau, vị trí công tác khác nhau, họ vẫn luôn có xu thế mô tả văn hoá doanh nghiệp theo cách tƣơng tự. Đó chính là ―sự chia sẻ‖ về văn hoá doanh nghiệp.

Thứ hai, văn hoá doanh nghiệp có tính thực chứng. Văn hoá doanh nghiệp đề cập đến cách thức các thành viên nhận thức về doanh nghiệp. Có nghĩa là, chúng mô tả chứ không đánh giá hệ thống các ý nghĩa và giá trị của doanh nghiệp

3.2.4. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp

- Những giá trị và triết lý chủ đạo mà công ty chắt lọc từ những giá trị, triết lý căn

bản đã đƣợc xã hội chấp nhận (đạo đức xã hội và đạo đức kinh doanh) đƣợc xây dựng và thể hiện một cách nhất quán thông qua văn hóa doanh nghiệp. Từ đó giúp các thành viên trong tổ chức đạt đƣợc sự thống nhất trong nhận thức

- Văn hóa doanh nghiệp thể hiện sự khác biệt giữa doanh nghiệp này so với những

doanh nghiệp khác. Chính những sự khác biệt đó góp phần tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

- Hệ thống triết lý và giá trị của văn hóa doanh nghiệp tạo động lực và thể hiện

trong các hành động và quyết định hằng ngày của tất cả các cá nhân trong doanh nghiệp.

- Văn hóa doanh nghiệp có tác dụng gắn kết các thành viên của doanh nghiệp,

hƣớng dẫn cho các thành viên mới để họ tôn trọng và thực hiên theo; đồng thời giúp những ngƣời hữu quan bên ngoài nhận biết sự khác biệt của doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp tạo ra bản sắc và thể hiện tính cách của công ty.

- Văn hóa doanh nghiệp là tài sản vô hình quý giá của doanh nghiệp.

3.2.5. Tác động của văn hóa doanh nghiệp

Nền văn hóa doanh nghiệp mạnh, yếu khác nhau sẽ có ảnh hƣởng tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Ví vậy, nghiên cứu tác động của văn hóa doanh nghiệp cần tập trung vào 2 phƣơng diện:

- Thứ 1: văn hóa doanh nghiệp là nguồn lực quan trọng để tạo ra lợi thế cạnh tranh - Thứ 2: văn hóa doanh nghiệp cũng có thể là nguyên nhân dẫn đên sự suy yếu của doanh nghiệp

71

3.2.5.1. Tác động tích cực của văn hóa doanh nghiệp

- Văn hóa doanh nghiệp tạo lực hướng tâm chung cho toàn doanh nghiệp

Nếu doanh nghiệp có nền văn hóa phù hợp, doanh nghiệp sẽ có thể thu hút đƣợc nhân tài, giữ chân đƣợc nhân tài, củng cố đƣợc lòng trung thành của các nhân viên đối với doanh nghiệp. Khi đó các thành viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân mình trong toàn bộ tổng thể doanh nghiệp, họ sẽ gắn bó và làm việc vì mục tiêu chung của doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp tạo môi trƣờng làm việc hiệu quả, thân thiện, tạo sự gắn kết và thống nhất ý chí, góp phần nhằm định hƣớng và kiểm soát thái độ hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp.

- Văn hóa doanh nghiệp tạo nên phong thái riêng của doanh nghiệp, giúp phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác.

Văn hóa doanh nghiệp gồm nhiều bộ phận hợp thành: triết lý kinh doanh, các tập tục, lễ nghi, thói quen, cách thức đạo tạo, giáo dục, truyền thuyết, huyền thoại của một số thành viên trong doanh nghiệp. Tất cả những yếu tố đó tạo nên phong cách riêng của doanh nghiệp; điều này giúp cho ta phân biệt đƣợc sự khác nhau giữa các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp thành công nhƣ Google,Walt Disney, FPT hay Viettel đều có những phong cách dễ nhận biết. Phong cách đó có thể dễ dàng đƣợc nhận biết bởi những ngƣời ngoài khi mới tiếp xúc với doanh nghiệp.

- Văn hóa doanh nghiệp khích lệ quá trình đổi mới và sáng tạo

Văn hóa doanh nghiệp góp phần làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp, trên cơ sở tạo ra bầu không khí và tác phong làm việc tích cực, khích lệ tinh thần sáng tạo, củng cố lòng trung thành gắn bó của các thành viên, nâng cao tinh thần trách nhiệm...Tất cả những yếu tố đó góp phần tạo năng suất lao động và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm dịch vụ, từ đó cũng sẽ củng cố khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

3.2.5.2. Tác động tiêu cực của văn hóa doanh nghiệp

Thực tế đã chứng minh hầu hết các doanh nghiệp thành công đều có tập hợp các ―niềm tin dẫn đạo‖. Trong đó các doanh nghiệp có thành tích kém hơn thƣờng thuộc hai loại: Không có tập hợp một niềm tin nhất quán nào hoặc có mục tiêu rõ ràng và đƣợc thảo luận rộng rãi nhƣng chỉ dừng lại ở mục tiêu có thể lƣợng hóa đƣợc (mục tiêu tài chính) mà không có mục tiêu mang tính chất định tính.

Một doanh nghiêp có nền văn hóa tiêu cực có thể là doanh nghiệp có nền quản lý cứng nhắc theo kiểu hợp đồng, độc đoán, chuyên quyền, gây ra không khí làm việc thụ động, sợ hãi của nhân viên, làm kìm hãm sự sáng tạo, khiến họ có thái độ thờ ơ hoặc chống đối lãnh đạo. Đây là các doanh nghiệp không có có ý định (hoặc không có khả năng) tạo đƣợc một mối liên hệ nào đó giữa các nhân viên trong và ngoài quan hệ công việc, mà chỉ dừng lại ở chỗ tập hợp hàng nghìn ngƣời xa lạ, chỉ tạm dừng chân tại công ty. Ngƣời quản lý chỉ phối hợp các cố gắng của họ, và nhƣ vậy niềm tin của họ vào công việc, vào công ty không hề có. Họ luôn có ý định tìm cơ hội đê ra đi và nhƣ vậy doanh nghiệp ngày càng đi vào khó khăn. Ngoải ra, nếu giá trị và niềm tin của doanh nghiệp mang tính tiêu cực thì sẽ ảnh hƣởng rất lớn đối với con ngƣời ở doanh nghiệp đó

72

3.2.6. Biểu trƣng của văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa doanh nghiệp đƣợc thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ nhận biết đến ẩn sâu trong tiềm thức của tập thể mà phải qua thời gian dài mới hình dung ra đƣợc. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp bao gồm: các biểu trƣng trực quan và các biểu trƣng phi trực quan.

3.2.6.1. Các biểu trưng trực quan của văn hoá doanh nghiệp (hữu hình)

Văn hoá doanh nghiệp của một doanh nghiệp đƣợc thể hiện bằng những biểu trƣng trực quan điển hình là: Kiến trúc đặc trƣng, Cơ cấu tổ chức các phòng ban, Nghi lễ, Giai thoại, huyền thoại, Biểu tƣợng, logo, tài liệu quảng cáo, Ngôn ngữ, khẩu hiệu, Hình thức, mẫu mã sản phẩm, Trang phục, Thái độ cung cách ứng xử, Các văn bản, ấn phẩm điển hình.

Đây là cấp độ văn hóa dễ nhận biết nhất, dễ cảm nhận nhất. Ta có thể nhận thấy ngay trong lần đầu tiếp xúc với doanh nghiệp thông qua các yếu tố vật chất. Cấp độ văn hóa này chịu nhiều ảnh hƣởng bới tính chất công việc, ngành nghề kinh doanh và quan điểm của lãnh đạo. Cấp độ văn hóa này thƣờng dễ thay đổi và thể hiện không đầy đủ và sâu sắc về văn hóa doanh nghiệp

1. Kiến trúc đặc trưng

Những kiến trúc đặc trƣng của một doanh nghiệp gồm kiến trúc ngoại thất và thiết kế nội thất công sở.

Phần lớn những doanh nghiệp thành đạt hoặc đang phát triển muốn gây ấn tƣợng đối với mọi ngƣời về sự khác biệt, thành công và sức mạnh của họ bằng những công trình kiến trúc đặc biệt và đồ sộ. Những công trình kiến trúc này đƣợc sử dụng nhƣ biểu tƣợng và hình ảnh về doanh nghiệp. Có thể thấy trong thực tế những ví dụ minh hoạ ở các công trình kiến trúc lớn của các nhà thờ, trƣờng đại học . . . ở Mỹ và Châu Âu. Các công trình này rất đƣợc

Một phần của tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)