Phân tích hành vi đạo đức

Một phần của tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 63 - 65)

Phân tích hành vi đạo đức bằng Algorithm đạo đức – một tập hợp có hệ thống những câu hỏi logic đƣợc sử dụng làm cơ sở cho việc xác minh những nhân tố cơ bản hình thành nên hành vi và quyết định sự khác nhau trong hành vi giữa các cá nhân hay ở trong từng hoàn cảnh. Các câu hỏi logic đó đƣợc thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.1. Phân tích hành vi đạo đức bằng Algorihm đạo đức

Câu hỏi logic Nhân tố cơ bản

• Một ai đó, khi hành động ĐỐI TƢỢNG HỮU QUAN

• Là vì một lý do nào đó TÁC NHÂN

• Bị thôi thúc bởi sức mạnh nào đó ĐỘNG CƠ

• Để nhằm đạt đƣợc điều gì đó MỤC ĐÍCH

• Sẽ thực hiện theo cách thức nào đó PHƢƠNG TIỆN

58

1. Đối tƣợng hữu quan:

Chủ sở hữu, ngƣời quản lý, ngƣời lao động, khách hàng, đối tác, cộng đồng, chính quyền.

2. Các tác nhân:

Các vấn đề đạo đức, mâu thuẫn giữa các đối tƣợng hữu quan (mâu thuẫn quyền lực, mâu thuẫn sự phối hợp, mâu thuẫn triết lý, mâu thuẫn lợi ích).

3. Động cơ/ động lực:

Động cơ là nguồn sức mạnh nội tạng của con ngƣời thôi thúc và hƣớng hành vi con ngƣời tới việc đạt đƣợc mục tiêu nhất định. Động cơ là một sức thúc đẩy về tiềm thức khó xác định đƣợc mà chỉ một phần của nó đƣợc thể hiện thấy hay nhận thức đƣợc thông qua vẻ bề ngoài của những mục tiêu và hành vi. Vì vậy, động cơ đƣợc coi là nguyên nhân, gốc rễ của hành vi, là nguyên nhân của những nguyên nhân của những vấn đề. Khi đã đạt đƣợc mục tiêu, con ngƣời sẽ không tiếp tục hành động, giống nhƣ cỗ máy không còn nguồn động lực, hết nhiên liệu.

Một trong những lý thuyết lý giải về động cơ con ngƣời sử dụng khá phổ biến là Tháp nhu cầu của Maslow. Theo tháp nhu cầu này, nhu cầu của con ngƣời đƣợc sắp xếp một cách có trật tự, theo mức độ của việc ƣu tiên thỏa mãn và trình độ phát triển trí tuệ. Trong những hoàn cảnh nhất định, sự xuất hiện của những nhân tố ngoại cảnh có thể gây ra những áp lực tâm lý ở những khu vực nhu cầu khác nhau với mức độ khác nhau. Khi đó con ngƣời sẽ giải tỏa và chọn cách hành động sao cho có thể giải tỏa đƣợc một cách tốt nhất các nhu cầu theo thứ tự ƣu tiên nhất định.

Việc xác định động cơ thực chất là việc liên tiếp trả lời các câu hỏi ―tại sao‖, ―vì lý do gì‖ một cách có hệ thống theo phản ứng dây chuyền, bắt đầu từ những hiện tƣợng để xác minh nguyên nhân và nguyên nhân của nguyên nhân, hay nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, hiện tƣợng.

4. Mục đích, mục tiêu:

Khi hành động mỗi ngƣời đều có mục đích nhất định phản ánh những mong muốn về kết quả cần đạt đƣợc. Tuy không trực tiếp tham gia vào quá trình thực thi, mục đích luôn là tiêu chí định hƣớng cho mỗi ngƣời khi hành động.

Mục đích/mục tiêu là những trạng thái hay kết quả một cá nhân hay tổ chức mong muốn đạt đƣợc và luôn hƣớng mọi hoạt động, nỗ lực vào việc đạt đƣợc chúng. Mục đích là những mong muốn chủ quan những có thể đạt đƣợc.

5. Phƣơng tiện

Phƣơng tiện là các công cụ, cách thức đƣợc sử dụng để hỗ trợ cho việc thực hiện một mục đích nào đó. Để đạt đƣợc mục đích, có thể sử dụng nhiều cách thức, công cụ khác nhau. Ờ đây, phƣơng tiện chính là hành vì hay cách thức hành động của các đối tƣợng hữu quan để đạt tới mục đích đã định. Phƣơng tiện tạo thêm cho con ngƣời sức mạnh, sự tự tin và tính hiệu quả khi hành động. Tuy nhiên, hiệu lực của phƣơng tiện chỉ có thể phát huy khi ngƣời thực hiện có khả năng làm chủ đƣợc nó. Phƣơng tiện gồm hai nội dung: phƣơng pháp hành động và sử dụng các công cụ khi hành động Năng lực hành động của con ngƣời phụ thuộc vào sức

59 mạnh của ngƣời đó. Trong quan hệ giữa các đối tƣợng hữu quan, sức mạnh của một ngƣời đƣợc quyết định bới tính đúng đắn trong các quyết định.

6. Hệ quả

Mọi hành động đều gây ra hoặc nhằm gây ra một sự thay đổi nào đó. Hệ quả của một hành động, chủ định hay không chủ định, đƣợc thể hiện dƣới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, vật chất và phi vật chất, tức thời hữu hình hay lâu dài vô hình. Kết quả (result) là bất kỳ thứ gì đó xuất hiện nhƣ một logic hay sản phẩm tất yếu của một hành động hay quá trình. Kết quả (effect) đƣợc định nghĩa là điều gì đó xuất hiện do một nguyên nhân hay tác nhân nào đó. Khái niệm hệ quả nhấn mạnh đến ảnh hƣởng nhân quả hay mối liên hệ có tính tƣơng hỗ, hệ thống giữa các kết quả. Vì vậy, hệ quả có thể đƣợc định nghĩa là tác động, là ảnh hƣởng lan chuyền.

Về cơ bản, dù đối tượng ra quyết định (đối tượng hữu quan) là ai, quyết định của họ vẫn bị chi phối bởi những động lực (động cơ ) nhất định, hành vi được lựa chọn thực hiện theo những cách thức (phương tiện) nhất định nhằm đạt tới những mong muốn (mục đích) nhất định. Hệ quả của hành vì của con người không chỉ dừng lại ở những kết quả vật chất hay phi vật chất mà còn gây nên những tác động (hệ quả) sâu, rộng do ảnh hưởng lan chuyền do tính tương hỗ, nhân quả trong hệ thống.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)