Quan điểm và cách tiếp cận đối với thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 34 - 39)

đóng góp cho cộng đồng và xã hội. Những đóng góp của doanh nghiệp có thể trên bốn phƣơng diện nâng cao chất lƣợng cuộc sống, san sẻ bớt gánh nặng cho chính phủ, nâng cao năng lực lãnh đạo cho nhân viên, và phát triển nhân cách đạo đức cho ngƣời lao động.

Con ngƣời cần thực phẩm không chỉ để duy trì cuộc sống, họ cũng không chỉ muốn nguồn thực phẩm luôn dồi dào và sẵn có. Con ngƣời còn muốn thực phẩm của họ phải an toàn, không chứa những chất độc hại cho con ngƣời và sức khỏe con ngƣời. Hơn nữa, họ cũng không muốn thấy các động vật hoang dã bị giết hại một cách không cần thiết chỉ để bổ sung vào nguồn thực phẩm cho con ngƣời. Họ cũng tìm thấy những lợi ích đáng kể từ việc sử dụng hệ thống thông tin hiện đại và các thiết bị tin học công nghệ cao. Thế nhƣng họ cũng không muốn những bí mật riêng tƣ của họ bị phơi bày và phát tán khắp nơi.

Giúp đỡ những ngƣời bất hạnh hay yếu thế cũng là một lĩnh vực nhân đạo đƣợc các doanh nghiệp quan tâm. Những ngƣời bị bệnh luôn mong muốn đƣợc chữa trị, nhƣng đôi khi họ không có khả năng tiếp cận với các nguồn dƣợc liệu cần thiết hay tránh khỏi bệnh tật chỉ vì họ nghèo. Giáo dục luôn đóng vai trò quan trọng không chỉ đối với quốc gia hay cá nhân mỗi ngƣời dân mà còn đối với doanh nghiệp trong tƣơng lai. Đóng góp cho việc nâng cao chất lƣợng giáo dục không chỉ là nghĩa vụ nhân đạo đối với các doanh nghiệp mà còn đƣợc coi là các ―khoản đầu tƣ khôn ngoan cho tƣơng lai‖ của các doanh nghiệp. Nhân đạo chiến lƣợc đã trở thành một khái niệm đƣợc các doanh nghiệp vận dụng củng cố và phát triển lợi ích lâu dài đa phƣơng của những đối tƣợng hữu quan chính, trong đó có bản thân doanh nghiệp. Mặc dù vậy, nhân đạo chiến lƣợc cũng bị phê phán là một công cụ chiến lƣợc dƣới vỏ bọc của các hoạt động nhân đạo.

1.3.2. Quan điểm và cách tiếp cận đối với thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nghiệp

1.3.2.1. Các quan điểm a) Quan điểm cổ điển.

Quan điểm cổ điển thịnh hành ở đầu thế kỷ XIX, nhƣng đến nay vẫn còn có những ảnh hƣởng đáng kể. Quan điểm cổ điển về doanh nghiệp có thể đƣợc khái quát bởi ba đặc trƣng sau:

 Hành vi kinh tế là một hành vi độc lập khác hẳn với những hành vi khác; một tổ chức

kinh tế đƣợc hình thành với những mục đích kinh tế và đƣợc tổ chức để thực hiện các hoạt động hành vi kinh tế ;

 Tiêu thức để đánh giá một hoạt động, tổ chức kinh doanh là kết quả hoàn thành các

mục tiêu kinh tế chính đáng và hiệu quả trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh tế

 Mục tiêu và động lực kinh tế của tổ chức kinh tế đã đƣợc đăng ký chính thức về pháp

lý phải đƣợc coi là chính đáng và đƣợc pháp luật bảo vệ.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp theo quan niệm cổ điện là rất hạn chế. Các doanh nghiệp chỉ nên tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế chính thức; các nghĩa vụ khác nên để cho các tổ chức chuyên môn, chức năng thực hiện. Những ngƣời theo quan

29 điểm này cho rằng chính phủ nên gánh lấy trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ xã hội vì những lý do sau:

+ Tính mục đích. Các tổ chức đƣợc thành lập đều có những chức năng, nhiệm vụ nhất định để thực hiện những mục đích nhất định, đƣợc xã hội chính thức thừa nhận. Mục đích chủ yếu của các tổ chức kinh tế đƣợc xã hội và hệ thống pháp lý chính thức thừa nhận là các mục đích kinh tế. Không chỉ vậy, việc giám sát và quản lý của xã hội và cơ quan pháp luật đối với các tổ chức kinh tế cũng buộc họ thực hiện các mục tiêu này. Các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ và đƣợc phép tập hợp, khai thác và sử dụng các nguồn lực xã hội chỉ để thực hiện các mục đích chính thức này. Các hoạt động nằm ngoài phạm vi mục đích và chức năng nhiệm vụ chính thức không đƣợc phép hoặc khuyến khích thực hiện.

+ Phạm vi ảnh hƣởng. Nhìn chung, những vấn đề xã hội thƣởng bao trùm một phạm vi rộng đối tƣợng, lĩnh vực, khu vực. Một tổ chức kinh tế không có đủ quyền lực và năng lực để giải quyết một cách có kết quả và hiệu quả các vấn đề này ở một phạm vi rộng. Họ chỉ có thể và nên cố gắng thực hiện tốt các nghĩa vụ xã hội liên quan đến những đối tƣợng bên trong phạm vi tổ chức và thực hiện tốt các nghĩa vụ kinh tế đối với xã hội (nghĩa vụ thuế) đã tạo nguồn cho các tổ chức xã hội chuyên trách, các cơ quan chức năng khác thực hiện các nghĩa vụ xã hội.

Vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ xã hội khác chỉ dẫn đền tình trạng chồng chéo, lộn xộn và phi hiệu quả.

Cần lƣu ý rằng, những ngƣời theo quan điểm cổ điển phản đối thái độ vô trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các vấn đề xã hội, tuy nhiên họ không ủng hộ các doanh nghiệp trực tiếp tham gia giải quyết các vấn đề này. Họ đặt niềm tin vào sự phân công xã hội và chuyên môn hóa của cơ chế thị trƣờng tự do, với sự can thiệp của chính phủ ở chừng mực nhất định và coi đó là cach tốt nhất để đạt đƣợc tính hiệu quả về xã hội.

Quan điểm cổ điển có một số hạn chế quan trọng. Những ngƣời theo quan điểm phi tập trung hóa cho rằng, nếu doanh nghiệp chỉ tập trung vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế, các mục tiêu về lợi nhuận, doanh thu và chi phí sẽ là chủ yếu. Khi đó, doanh nghiệp có thể sẽ tìm mọi cách đạt đƣợc những chỉ tiêu này mà không hề quan tâm đến việc các cách thức đó có trung thực hay đƣợc xã hội mong đợi hay không. Mặt khác, việc điều tiết của chính phủ để xử lý những hậu quả do doanh nghiệp gây ra về mặt xã hội cũng tốn kém hơn nhiều so với việc khống chế không để chúng xuât hiện. Đặt doanh nghiệp bên ngoài trách nhiệm xã hội có thể gây ra những hậu quả bất lợi cả về kinh tế và xã hội đối với xã hội, nhất là khi doanh nghiệp có quy mô lớn hay ở những vị thế có quyền lực và ảnh hƣởng lớn đến nền kinh tế và xã hội.

b) Quan điểm “đánh thuế”

Quan điểm đánh thuế cho rằng doanh nghiệp không phải chỉ có các nghĩa vụ về kinh tế là quan trọng nhất, mà con phải thực hiện những nghĩa vụ đối với ngƣời chủ sở hữu tài sản. Do các doanh nghiệp phải sử dụng các nguồn lực xã hội cho các hoạt động kinh tế, họ chỉ đƣợc coi là đúng đắn khi sử dụng chúng vào công việc, mục đích đƣợc những ngƣời ủy thác chấp thuận. Những ngƣời quản lý đƣợc coi là đang thực hiện nghĩa vụ giống nhƣ một ―công chức dân cử‖ đối với các ―cử tri – cổ đông‖ của mình. Các cổ đông thƣờng căn cứ vào các chức năng nhiệm vụ, kết quả hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu phát triển tài chính để quyết định

30 góp vốn cho doanh nghiệp. Việc những ngƣời quản lý sử dụng nguồn lực vào các mục đích không phù hợp với mục đích, chức năng nhiệm vụ chính thức mà không đƣợc sự đồng ý của ngƣời ủy thác sẽ bị coi là đồng nghĩa với việc ―ngƣời quản lý - đại biểu dân cử‖ đang ―đánh thuế‖ vào chính các ―đại cử tri – cổ đông‖ của mình.

Quan điểm đánh thuế tƣơng đồng với quan điểm cổ điển ở việc thừa nhận trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là hạn chế. Tuy nhiên, cách tiếp cận lại xuất phát từ khía cạnh pháp lý. Hạn chế của quan điểm này thể hiện ở một số điểm:

Về mục đích, khi quyết định đầu tƣ, các cổ đông không chỉ quan tâm đến các thông số tài chính mà họ còn quan tâm đến hình ảnh, giá trị, uy tín của doanh nghiệp. Những ngƣời hữu quan không chỉ đầu tƣ của cải và sức lực cho doanh nghiệp mà còn cả niềm tin và hoài bão. Chính vì vậy, trong quản lý hiện đại, mục tiêu tổng quát (tuyên bố sứ mệnh) của doanh nghiệp ngày càng đƣợc những ngƣời quản lý và cổ đông quan tâm và coi trọng.

Về cách thức, tƣơng tự nhƣ đối với quan điểm cổ điển, không chỉ lợi ích của cổ đông phải đƣợc đảm bảo, mà cách thức các doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ đối với cổ đông của mình cũng rất quan trọng. Các chủ sở hữu tài sản không hẳn đã vui mừng khi thấy tài sản của mình tăng lên trong khi những ngƣời khác phải chịu thiệt hại, đau đớn hoặc để rồi phải trả giá cao hơn cho cuộc sống tƣơng lai của chính mình.

Về lợi ích, lợi ích có thể thu đƣợc cả trong ngắn hạn và lâu dài. Quan tâm đến lợi ích trƣớc mắt thƣờng bị coi là thiển cận ; quan tâm đến lâu dài có thể đƣợc coi là có tầm nhìn chiến lƣợc. Xét cho cùng, khi doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ xã hội để dành đƣợc sự tôn trọng và danh tiếng từ phía xã hội, có thể họ đang thay mặt cổ đông để ―đầu tƣ vào tƣơng lai‖.

Về quyền của chủ sở hữu, có quan điểm cho rằng tài sản không thuộc về ai vĩnh viễn, chúng đƣợc tích lũy dần trong quá khứ đƣợc chuyển giao tạm thời và lại đƣợc bổ sung và tích lũy để truyền lại cho ngƣời khác hoặc thế hệ sau. ―Chết không ai mang theo đƣợc của cải‖. Cũng giống nhƣ ngƣời quản lý, các cổ đông chỉ là chủ tạm thời và là ―ngƣời đƣợc ủy thác quản lý và sử dụng‖ tài sản của xã hội. Họ cũng có trách nhiệm làm tăng giá trị và của cải xã hội, chứ không vì lợi ích ―vị kỷ‖ của họ.

c) Quan điểm “quản lý”

Quan điểm quản lý cho rằng, quyền sở hữu tài sản chỉ là tƣơng đối và thực chất đó chỉ là quyền sử dụng tạm thời đối với tài sản. Tài sản thƣờng đƣợc thể hiện bằng giá trị, nhƣng đó chỉ là hình ảnh phản ánh tạm thời của cải vật chất tự nhiên ở một thời điểm trong một xã hội. Của cải vật chất không do con ngƣời tạo nên, chúng đƣợc chuyển hóa về hình thức tồn tại, đƣợc tích lũy trong tự nhiên và xã hội mà thành. Doanh nghiệp chỉ là ngƣời có quyền sử dụng tạm thời, trách nhiệm của họ là bảo toàn và góp phần phát triển của cải xã hội. Họ là ngƣời đƣợc ủy thác quyền ―quản lý‖ các tài sản xã hội. Nhƣ vậy, quyền sở hữu của cổ đông chỉ là hình thức, họ cũng là những ngƣời đƣợc ủy thác tạm thời quyền kiểm soát và sử dụng một phần tài sản xã hội. Do năng lực ra quyết định và hành động hạn chế, họ phải thực hiện hoặc ủy thác nghĩa vụ ―quản lý‖ của họ cho doanh nghiệp. Quyền sở hữu thực sự thuộc về toàn thể xã hội.

Theo quan điểm quản lý, hành vi của doanh nghiệp không còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ trực tiếp đối với cổ đông mà rộng hơn đối với xã hội. Hành động của họ không chỉ

31 chịu sự kiểm soát bởi mong muốn của cổ đông mà quan trọng hơn bởi kỳ vọng của xã hội. Nhƣ vậy, ngoài việc thỏa mãn những nghĩa vụ trực tiếp cho các cổ đông, các đồng nghiệp còn có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với xã hội. Do xã hội bao hàm ý nghĩa rất rộng, khó cụ thể hóa ; việc thực hiện các nghĩa vụ của doanh nghiệp phải mang tính tự giác với tinh thần trách nhiệm thực sự. Cũng theo quan điểm này, tính tự giác bắt nguồn từ ―lòng nhân ái‖ và tinh thần trách nhiệm xuất phát từ ―ý thức về nghĩa vụ đƣợc ủy thác‖.

Quan điểm quản lý tiến bộ hơn so với quan điểm cổ điển vì đã chỉ ra rằng nghĩa vụ của doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế không giới hạn ở những nghĩa vụ chính thức, thụ động, mà quan trọng hơn là ý thức đối với các nghĩa vụ xã hội, tự nguyện. Hạn chế cơ bản của quan điểm này thể hiện ở việc tính tự giác và tinh thần trách nhiệm không đủ để giúp những ngƣời quản lý các doanh nghiệp ra quyết định về các nghĩa vụ xã hội phải thực hiện hoặc khi phải đƣơng đầu với những mâu thuẫn về đạo đức. Vì vậy, quan điểm này rất ít giá trị thực tiễn.

d) Quan điểm “những người hữu quan”

Quan điểm những ngƣời hữu quan (stakeholders) cho rằng hoạt động của một doanh nghiệp không chỉ liên quan đến một số đối tƣợng khác nhau nhƣ khách hàng, đối tác, đối thủ, hiệp hội, cộng đồng, chính phủ ... trong xã hội quan tâm vì những lý do và mục đích khác nhau. Thay vì chỉ tập trung phục vụ lợi ích của một số ít các đối tƣợng hữu quan trực tiếp, doanh nghiệp cần quan tâm thỏa mãn đồng thời lợi ích và mục đích của tất cả các đối tƣợng hữu quan.

Quan điểm những ngƣời hữu quan cho rằng ―xã hội‖ là một khái niệm trừu tƣợng, không cụ thể. Điều đó làm cho ―trách nhiệm xã hội‖ cũng trở nên mơ hồ, thiếu thực tế. Chắc chắn rằng không ai có thể làm hài lòng tất cả mọi đối tƣợng trong xã hội; cũng không nhất thiết phải tìm hiểu và thỏa mãn hết mong muốn của mọi đối tƣợng xã hội khác nhau, kể cả những ngƣời không hề có bất kỳ ràng buộc hay cảm thấy có ràng buộc với hoạt động của doanh nghiệp. Chỉ những ―ngƣời hữu quan‖ là những đối tƣợng có lợi ích bị ràng buộc với hoạt động của doanh nghiệp và thực sự quan tâm đến việc bảo vệ lợi ích của họ, họ chính là đại diện cho toàn thể xã hội trong hoạt động của doanh nghiệp. Do khái niệm ―xã hội‖ đã đƣợc cụ thể hóa bằng những con ngƣời cụ thể, quan điểm này là một lối thoát đầy triển vọng cho quan điểm quản lý. Nó đƣợc vận dụng rất phổ biến trong các triết lý quản lý hiện đại.

Quan điểm những ngƣời hữu quan có một số hạn chế. Quan trọng nhất là khó khăn trong việc cân đối nghĩa vụ và mục đích. Giữa ―nghĩa vụ‖ và ―mục đích‖ có sự khác biệt. Trách nhiệm xã hội là một khái niệm tổng quát, bao hàm những nhu cầu và mong muốn cần đƣợc thỏa mãn (mục đích) và những yêu cầu và ràng buộc cần đảm bảo (nghĩa vụ). Mục đích càng thỏa mãn càng tốt ; nghĩa vụ chỉ cần đƣợc thực hiện để đảm bảo những yêu cầu nhất định. Trong thực tế, việc thực hiện các nghĩa vụ cần thiết có thể gây trở ngại cho việc thỏa mãn mục đích. Mặt khác, mâu thuẫn về lợi ích có thể đƣợc giải quyết bằng cách thƣơng lƣợng hay dung hòa, nhƣng các nghĩa vụ khác nhau đối với các đối tƣợng khác nhau không thể dễ dàng dung hòa hay cân đối.

1.3.2.2. Các cách tiếp cận đối với trách nhiệm xã hội

Hầu hết mọi ngƣời đều thừa nhận bốn nhóm nghĩa vụ trên và nhất trí rằng các doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ. Sự khác nhau về quan điểm lý luận trình bày ở phần trên đƣợc

32 thể hiện cụ thể trong các cách tiếp cận khi thực hành. Có ba cách tiếp cận điển hình ; ((i) tiếp cận theo thứ tự ƣu tiên, (ii) tiếp cận theo tầm quan trọng, (iii) tiếp cận theo tình huống.

a) Cách tiếp cận theo thứ tự ưu tiên

Cách tiếp cận theo thứ tự ƣu tiên quan niệm rằng các nghĩa vụ không giống nhau và chúng cần đƣợc xác định theo thứ tự nhất định để ƣu tiên thực hiện. Các tổ chức có những chức năng nhiệm vụ nhất định, đƣợc tổ chức tốt để thực hiện chúng, luôn cố gắng phấn đấu (cạnh tranh) để có đƣợc những nguồn lực tốt nhất và cũng luôn tìm cách chuyên môn hóa sâu để có năng lực tốt nhất trong việc hoàn thành những chức năng, nhiệm vụ chính thức. Đối với doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế, chức năng nhiệm vụ chủ yếu của chúng là thực hiện các hoạt động kinh tế, sử dụng các nguồn lực kinh tế – xã hội và mang lại của cải vật chất, giá trị

Một phần của tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)