Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội

Một phần của tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 29 - 34)

1.3.1.1. Nghĩa vụ về kinh tế.

Nghĩa vụ về kinh tế trong trách nhiệm xã hội của một doanh nghiệp quan tâm đến cách thức phân bổ trong hệ thống xã hội, các nguồn lực đƣợc sử dụng để làm ra sản phẩm dịch vụ. Trong các nguồn lực xã hội dùng cho hoạt động kinh doanh, tài chính là một trong những nguồn lực quan trọng nhất, các nhà đầu tƣ thƣờng là những ngƣời có ảnh hƣởng quyết định đối với những ngƣời quản lý. Sản xuất hàng hóa dịch vụ cũng là nhằm thỏa mãn ngƣời tiêu dùng và phúc lợi của nó cũng đƣợc sử dụng để trả thù lao cho ngƣời lao động.

Đối với ngƣời tiêu dùng và ngƣời lao động, nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là cung cấp hàng hóa và dịch vụ, tạo công ăn việc làm với mức thù lao tƣơng xứng. Nghĩa vụ kinh tế của tổ chức bao gồm cả việc tìm kiếm nguồn lực mới, thúc đẩy tiến bộ công nghệ, phát triển sản phẩm. Trong khi thực hiện nghĩa vụ này, các doanh nghiệp thực sự góp phần tăng thêm phúc lợi cho xã hội, đồng thời đảm bảo sự tồn tại và phát triển của bản thân doanh nghiệp. Đối với ngƣời tiêu dùng nghĩa vụ kinh tế còn liên quan đến những vấn đề về chất lƣợng, an toàn sản phẩm, định giá, thông tin về sản phẩm (quảng cáo), phân phối và bán hàng, cạnh tranh. Lợi ích của ngƣời tiêu dùng khi đó là quyền chính đáng và khả năng hợp lý khi lựa chọn và sử dụng hàng hóa và dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu bản thân với mức giá hợp lý. Đối với ngƣời lao động, đó là cơ hội việc làm ngang nhau, cơ hội phát triển nghề và chuyên môn, đƣợc hƣởng mức thù lao tƣơng xứng, đƣợc hƣởng môi trƣờng lao động an toàn và vệ sinh, và đƣợc đảm bảo quyền riêng tƣ, cá nhân ở nơi làm việc.

Đối với những chủ tài sản, nghĩa vụ kinh tế của một doanh nghiệp là bảo tồn và phát triển các giá trị và tài sản đƣợc ủy thác. Những giá trị và tài sản này có thể là của xã hội hoặc cá nhân đƣợc họ tự nguyện giao phó cho doanh nghiệp – mà đại diện là những ngƣời quản lý, lãnh đạo – với những điều kiện ràng buộc chính thức, nhất định. Đối với các chủ sở hữu tài sản, những cam kết, ràng buộc này là khác nhau đối với từng đối tƣợng, nhƣng về cơ bản đều liên quan đến những vấn đề về quyền và phạm vi sử dụng những tài sản giá trị đƣợc ủy thác, phân phổi và sử dụng phúc lợi thu đƣợc từ tài sản và việc sử dụng tài sản, báo cáo/ thông tin về hoạt động và giám sát.

Với mọi đối tƣợng liên quan, nghĩa vụ kinh tế của doanh nghiệp là mang lại lợi ích tối đa và công bằng cho họ. Chúng có thể đƣợc thực hiện bằng cách cung cấp trực tiếp những lợi ích này nhƣ hàng hóa, việc làm, giá cả, chất lƣợng, lợi tức đầu tƣ ... cho các đối tƣợng hữu quan tƣơng ứng.

Nghĩa vụ kinh tế còn có thể đƣợc thực hiện một cách gián tiếp thông qua cạnh tranh. Cạnh tranh trong kinh doanh phản ánh những khía cạnh liên quan đến lợi ích của ngƣời tiêu dùng và lợi nhuận của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể sử dụng để phân phối cho ngƣời lao động và chủ sở hữu. Các biện pháp cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể làm thay đổi khả

24 năng tiếp cận và lựa chọn hàng hóa của ngƣời tiêu dùng ; lợi nhuận và tăng trƣởng trong kinh doanh so với các hãng khác có thể tác động đến quyết định lựa chọn đầu tƣ của các chủ đầu tƣ. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp đã rất ý thức trong việc lựa chọn biện pháp cạnh tranh; và triết lý đạo đức của doanh nghiệp có thể có ý nghĩa quyết định đối với việc nhận thức và lựa chọn những biện pháp có thể chấp nhận đƣợc về mặt xã hội. Những biện pháp cạnh tranh nhƣ chiến tranh giá cả, phá giá, phân biệt giá, cố định giá, câu kết ... có thể làm giảm tính cạnh tranh, tăng quyền lực độc quyền và gây thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng. Lạm dụng các tài sản trí tuệ hoặc bí mật thƣơng mại một cách bất hợp pháp cũng là biện pháp thƣờng thấy trong cạnh tranh. Điều này không chỉ liên quan đến vấn đề sở hữu và lợi ích mà còn liên quan đến quyền của con ngƣời.

Phần lớn các nghĩa vụ kinh tế của các doanh nghiệp thƣờng đƣợc thể chế hóa thành các nghĩa vụ pháp lý.

1.3.1.2.Nghĩa vụ về pháp lý

Các nghĩa vụ pháp lý trong trách nhiệm xã hội đòi hỏi doanh nghiệp tuân thủ đầy đủ các quy định của luật pháp nhƣ một yêu cầu tối thiểu trong hành vi xã hội của một doanh nghiệp hay cá nhân. Những nghĩa vụ này đƣợc xã hội đặt ra bởi vì những đối tƣợng hữu quan nhƣ ngƣời tiêu dùng, đối thủ cạnh tranh, những nhóm đối tƣợng hƣởng lợi khác nhau, các cấp quản lý vĩ mô nền kinh tế tin rằng các công việc kinh doanh không thể thực hiện đƣợc một cách tốt đẹp nếu không đƣợc đảm bảo bằng sự trung thực. Đây cũng chính là tâm điểm của các nghĩa vụ về pháp lý.

Các nghĩa vụ pháp lý đƣợc thể hiện trong các bộ luật dân sự và hình sự. Trong đó, luật dân sự quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi cá nhân và tổ chức, và luật hình sự không chỉ quy định những hành động không đƣợc phép thực hiện mà còn định ra hình phạt đối với các trƣờng hợp vi phạm. Sự khác biệt quan trọng giữa hai bộ luật này là ở việc thực thi ; trong khi luật dân sự đƣợc thực hiện bởi các cá nhân và tổ chức, luật hình sự do cơ quan hành pháp của chính phủ thực thi. những vấn đề đạo đức nảy sinh từ mâu thuẫn về lợi ích giữa những ngƣời hữu quan cần đƣợc giải quyết về mặt pháp lý trên tinh thần của bộ luật dân sự và hình sự. Những vấn đề hay mâu thuẫn không tự giải quyết đƣợc và phải dẫn đến kiện tụng thƣờng trở nên rất tốn kém và thiệt hại cho tất cả các bên, về vật chất và tinh thần. Cần lƣu ý rằng, luật pháp không thể là căn cứ để phán xét một hành động là có đạo đức hay vô đạo đức trong những trƣờng hợp cụ thể mà nó chỉ thiết lập những quy tắc cơ bản cho những hành động đƣợc coi là có trách nhiệm trong kinh doanh. Nói cách khác, việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ pháp lý quy định trong các bộ luật chƣa phải là căn cứ đầy đủ để đánh giá tính cách đạo đức của một con ngƣời hay tập thể. Tuy nhiên, đó cũng là những yêu cầu tối thiểu mỗi cá nhân, tổ chức cần thực hiện trong mối quan hệ xã hội.

Về cơ bản, những nghĩa vụ pháp lý đƣợc quy định trong luật pháp liên quan đến năm khía cạnh (i) điều tiết cạnh tranh, (ii) bảo vệ ngƣời tiêu dùng, (iii) bảo vệ môi trƣờng, (iv) an toàn và bình đẳng, và (v) khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái.

a) Điều tiết cạnh tranh

Do quyền lực độc quyền có thể dẫn đến những thiệt hại cho xã hội và các đối tƣợng hữu quan, nhƣ nền kinh tế kém hiệu quả do ―mất không‖ về phúc lợi xã hội, phân phối phúc lợi xã hội không công bằng do một phần ―thặng dƣ‖ của ngƣời tiêu dùng hay ngƣời cung ứng

25 bị tƣớc đoạt, nhƣ đã đƣợc chứng minh trong lý thuyết Kinh tế học thị trƣờng. Khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo môi trƣờng cạnh tranh lành mạnh là cách thức cơ bản và quan trọng để điều tiết quyền lực độc quyền. Vì vậy, nhiều nƣớc đã thông qua nhiều sắc luật nhằm kiểm soát tình trạng độc quyền, ngăn chặn các biện pháp định giá không công bằng (giá độc quyền) và đƣợc gọi chung là các luật pháp hỗ trợ cạnh tranh.

b) Bảo vệ người tiêu dùng

Để bảo vệ ngƣời tiêu dùng, luật pháp đòi hỏi các tổ chức kinh doanh phải cung cấp các thông tin chính xác về sản phẩm và dịch vụ cũng nhƣ phải tuân thủ các tiêu chuẩn về sự an toàn của sản phẩm. Điển hình về các luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng là những quy định giám sát chặt chẽ về quảng cáo và an toàn sản phẩm. Mặc dù công nhận trách nhiệm tự bảo vệ và ―tự thông tin‖ của mọi đối tƣợng và ngƣời tiêu dùng, luật pháp vẫn cố gắng bảo vệ ngƣời tiêu dùng qua việc nhấn mạnh tính chất khác nhau về trình độ nhận thức và khả năng tham gia khi ra quyết định tiêu dùng của các đối tƣợng khác nhau, trong đó ngƣời sản xuất và ngƣời quảng cáo có trình độ cao hơn hẳn và năng lực gắn nhƣ tuyệt đối so với những đối tƣợng khác.

Luật pháp cũng bảo vệ những ngƣời không phải đối tƣợng tiêu dùng trực tiếp. Do các biện pháp kinh doanh và marketing chủ yếu đƣợc triển khai thông qua các phƣơng tiện đại chúng, chúng có thể gây tác động khác nhau đồng thời đến nhiều đối tƣợng. Ngay cả những tác động bất lợi nằm ngoài mong đợi đối với các nhóm ngƣời không phải là ―đối tƣợng mục tiêu‖ vẫn bị coi là phi đạo đức và không thể chấp nhận đƣợc, vì có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn ở những đối tƣợng này.

Trong những năm gần đây, mối quan tâm của ngƣời tiêu dùng và xã hội không chỉ dừng lại ở sự an toàn đối với sức khỏe và lợi ích của những ngƣời tiêu dùng trong quá trình sử dụng các sản phẩm dịch vụ cụ thể, mà đƣợc dành cho những vấn đề mang tính xã hội, lâu dài hơn liên quan đến quá trình sản xuất sản phẩm dịch vụ nhƣ bảo vệ môi trƣờng.

c) Bảo vệ môi trường

Luật bảo vệ môi trƣờng đƣợc ban hành lần đầu tiên vào những năm 1960 ở nƣớc Mỹ, xuất phát từ những câu hỏi đặt ra từ việc phân tích về lợi ích và thiệt hại của một quyết định, một hoạt động kinh doanh đối với các đối tƣợng khác nhau trong phạm vi toàn xã hội. Kết quả phân tích đã không làm thỏa mãn những nhà phân tích do những khiếm khuyết và khó khăn trong việc xác định các đối tƣợng hữu quan và việc đo lƣờng những thiệt hại vật chất và tinh thần đối với họ. Điều trở nên đặc biệt khó khi đánh giá hệ quả lâu dài gây ra đối với sức khỏe con ngƣời, hiệu quả sản xuất và nguồn lực chung của xã hội do những quyết định và hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng hiện nay gây ra.

Những vấn đề phổ biến đƣợc quan tâm hiện nay là việc thải chất thải độc hại trong sản xuất vào môi trƣờng không khí, nƣớc, đất đai, và tiếng ồn. Bao bì đƣợc coi là một nhân tố quan trọng của các biện pháp marketing, nhƣng chúng chỉ có giá trị đối với gƣời tiêu dùng trong quá trình lựa chọn và bảo quản hàng hóa. Chất thải loại này ngày càng trở nên nghiêm trọng, nhất là ở các đô thị, khi các hãng sản xuất ngày càng coi trọng yếu tố marketing này.

Bên cạnh những vấn đề ô nhiễm môi trƣờng tự nhiên, vật chất, vấn đề bảo vệ môi trƣờng văn hóa – xã hội, phi vật thể cũng đƣợc chú trọng ở nhiều quốc gia. Tác động của các biện pháp và hình thức quảng cáo tinh vi, đặc biệt là thông qua phim ảnh, có thể dẫn đến những trào lƣu tiêu dùng, làm xói mòn giá trị văn hóa và đạo đức truyền thống, làm thay đổi

26 giá trị tinh thần và triết lý đạo đức xã hội, làm mât đi sự trong sáng và tinh tế của ngôn ngữ. Những vấn đề này cũng đƣợc nhiều đối tƣợng và quốc gia quan tâm.

d) An toàn và bình đẳng

Luật pháp cũng quan tâm đến việc đảm bảo quyền bình đẳng của mọi đối tƣợng khác

nhau với tƣ cách là người lao động. Luật pháp bảo vệ ngƣời lao động trƣớc tình trạng phân

biệt đối xử. Sự phân biệt có thể là vì tuổi tác, giới tính, dân tộc, thể chất. Luật pháp thừa nhận quyền của các doanh nghiệp trong việc tuyển dụng những ngƣời có năng lực nhất vào các vị trí công tác khác nhau theo yêu cầu trong bộ máy tổ chức. Tuy nhiên, luật pháp cũng ngăn chặn việc sa thải ngƣời lao động tùy tiện và bất hợp lý. Những quyền cơ bản của ngƣời lao động cần đƣợc bảo vệ là quyền đƣợc sống và làm việc, quyền có cơ hội lao động nhƣ nhau. Việc sa thải ngƣời lao động mà không có những bằng chứng cụ thể về việc ngƣời lao động không đủ năng lực hoàn thành các yêu cầu hợp lý của công việc bị coi là vi phạm các quyền nêu trên.

Luật pháp cũng bảo vệ quyền của ngƣời lao động đƣợc hƣởng một môi trƣờng làm việc an toàn. Sự khác nhau về đặc trƣng cấu trúc cơ thể và thể lực có thể dẫn đến việc nhận thức và khả năng đƣơng đầu với những rủi ro trong công việc khác nhau. Luật pháp bảo vệ ngƣời lao động không chỉ bằng cách ngăn chặn tình trạng ngƣời lao động phải làm việc trong các điều kiện nguy hiểm, độc hại, mà còn bảo vệ quyền của họ trong việc ―đƣợc biết và đƣợc từ chối các công việc nguy hiểm hợp lý‖. Trong trƣờng hợp các công việc nguy hiểm đƣợc nhận thức đầy đủ và đƣợc ngƣời lao động tự nguyện chấp nhận, luật pháp cũng buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo trả mức lƣơng tƣơng xứng với mức độ nguy hiểm và rủi ro của công việc đối với ngƣời lao động.

e) Khuyến khích phát hiện và ngăn chặn hành vi sai trái

Hầu hết các trƣờng hợp vi phạm về đạo đức đều là do các doanh nghiệp vƣợt khỏi giới hạn của các chuẩn mực đạo đức do doanh nghiệp hay ngành quy định. Những chuẩn mực này một khi đã đƣợc thể chế hóa thành luật để áp dụng rộng rãi đối với mọi đối tƣợng, các trƣờng hợp vi phạm đạo đức sẽ trở thành vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, ranh giới giữa chuẩn mực đạo đức và pháp lý thƣờng rất khó xác định, nhất là đối với những ngƣời quản lý ít đƣợc đào tạo kỹ về luật. Khó khăn là những ngƣời quản ý chủ yếu đƣợc đào tạo để ra các quyết định tác nghiệp kinh doanh nhƣng đồng thời lại phải chịu trách nhiệm về cả những vấn đề đạo đức và pháp lý. Hầu nhƣ không thể tách rời các khía cạnh này trong một quyết định kinh doanh, và những bất cần về mặt đạo đức trong hành vi kinh doanh rất dễ dẫn đến những khiếu nại dân sự. Hệ quả về mặt tinh thần, đạo đức và kinh tế thƣờng rất lớn. Hành vi sai trái bị phát hiện càng chậm, trách nhiệm hay vị trí của những ngƣời có hành vi sai trái càng cao, hậu quả càng nặng nề. Xử lý càng thiếu nghiêm minh, hành vi sai trái càng lan rộng, hậu quả càng nghiêm trọng và càng khó khắc phục.

Phát hiện sớm những hành vi sai trái hay dấu hiệu sai trái tiềm tàng có thể giúp khắc phục có hiệu quả và giảm thiểu hậu quả xấu. Tuy nhiên, những ngƣời phát hiện sai trái thƣờng xuyên phải chịu những rủi ro và bất hạnh khi doanh nghiệp không có biện pháp hữu hiệu phát hiện, xử lý sai trái hay bảo vệ ngƣời cáo giác. Xây dựng các chƣơng trình giao ƣớc đạo đức trong đó thiết lập đƣợc một hệ thống phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện và xử lý các hành vi

27 sai trái, và bảo vệ ngƣời phát giác là một trong những biện pháp hữu hiệu đƣợc rất nhiều doanh nghiệp quan tâm.

Những ngƣời quản lý quan niệm rằng ―đạo đức là tuân thủ nghiêm ngặt các yêu cầu về pháp lý‖ không thể mang lại cho doanh nghiệp một sắc thái riêng mà chỉ là một hình ảnh mờ nhạt. Đó là vì những cam kết về pháp lý chỉ có tác dụng ngăn chặn vi phạm pháp luật. Những giá trị đạo đức riêng của doanh nghiệp mới có tác dụng tạo nên hình ảnh cho chúng. Vì vậy, các chƣơng trình giao ƣớc đạo đức chỉ có thể góp phần tạo nên hình ảnh đáng trân trọng đối với doanh nghiệp nếu chúng lấy những giá trị và chuẩn mực đạo đức đúng đắn đã đƣợc xây

Một phần của tài liệu Bài giảng Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp: Phần 1 (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)