Khái niệm, vai trò của văn hoá trong giao tiếp kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 2 (Trang 37 - 39)

CHƯƠNG 4: LẬP KẾ HOẠCH VÀ SOẠN THẢO BÁO CÁO, ĐỀ XUẤT KINH DOANH

5.1.1. Khái niệm, vai trò của văn hoá trong giao tiếp kinh doanh

5.1.1.1. Khái niệm

Văn hoá là một khái niệm đã được nhiều nhà khoa học định nghĩa trên những góc độ rất khác nhau. Ngay từ năm 1952, hai hà nhân chủng học Kluckhohn và Kroeber đã sưu tầm và đưa ra 164 định nghĩa khác nhau về văn hoá. Các định nghĩa này có một số ý nghĩa khác nhau ở những mức độ nhất định. Theo Kluckhohn và Strodtbeck (1961) và Lane cùng Distefano (1988), văn hoá là các giá trị, niềm tin được chia sẻ, gìn giữ và dùng để xác định các hành vi đúng hay không đúng của một nhóm người nhất định. Nhưng theo nhà xã hội học Heller (1988) thì văn hoá là các quan niệm thống trị có tính chất xã hội, kể cả sự tinh tế có tính chọn lọc của trí tuệ, thị hiếu và những hành vi có được thông qua quá trình dạy dỗ hay giáo dục một cách chính quy. Tương tự định nghĩa này, một số người nói đến văn hoá như nói đến các đặc trưng của một nhóm dân tộc hay một vùng riêng biệt.

Theo Terpstra và David (1985), văn hoá là một tập hợp các giá trị, biểu tượng được học hỏi, được chia sẻ và có mối quan hệ mật thiết với nhau trong việc cung cấp cho các thành viên trong xã hội những định hướng nhất định để thể hiện các hành vi xã hội. Một số nhà xã hội học đưa ra định nghgiax đơn giản hơn về văn hoá, đó là cash thức mà con người dùng để diễn tả và thể hiện các hành vi xã hội.

Theo UNESCO: “Văn hoá là một phức thể, tổng thể các đặc trưng, diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức, linh cảm... khắc hoạ nên bản sắc của một cộng đồng gia đình, xóm làng, quốc gia, xã hội... Văn hoá không chỉ bao gồm nghệ thuật, văn chương mà cả những lối sống, những quyền cơ bản của con người, những hệ giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng...”

Theo, Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Văn hoá là tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn”.

Theo E. Herriot: “Văn hoá là cái còn lại sau khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu sau khi người ta đã học tất cả”.

Như vậy, khái niệm văn hoá rất rộng, trong đó những giá trị vật chất và tinh thần được sử dụng làm nền tảng định hướng cho lối sống, đạo lý, tâm hồn và hành động của mỗi dân tộc và các thành viên để vươn tới cái đúng, cái tốt, tới chân thiện mỹ trong mối quan hệ giữa người với người, giữa người với tự nhiện và môi trường xã hội.

Văn hoá có một số đặc trưng chủ yếu như: Văn hoá có tính truyền thống và là kết quả của một quá trình; Văn hoá có được thông qua học hỏi; Văn hoá có thể được chia

93

sẻ; Văn hoá có tính truyền bá; Văn hoá có tính tượng trưng; Văn hoá được kết cấu rất chặt chẽ; Văn hoá có khả năng thích nghi; Văn hoá tạo ra sự khác biệt giữa xã hội này với xã hội khách; Văn hoá khẳng định sự phát triển của xã hội và thể hiện sức mạnh của xã hội và dân tộc mà nó đại diện.

5.1.1.2. Vai trò của văn hoá trong giao tiếp kinh doanh

Văn hoá là yếu tố đóng vai trò quan trọng trong giao tiếp kinh doanh, nó có ảnh hưởng sâu và rộng đến hành vi giao tiếp của con người trong và ngoài doanh nghiệp. Đó là văn hoá trong ứng xử nội bộ doanh nghiệp và văn hoá trong đàm phán.

Văn hoá trong ứng xử nội bộ doanh nghiệp

Văn hoá trong ứng xử giúp cho doanh nghiệp thành công hơn: Khi cách ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp được mọi người hưởng ứng sẽ tạo ra bầu không khí lành mạnh , vui vẻ, đoàn kết, hợp tác trong công việc, doanh nghiệp dễ dàng đạt được kết quả tốt cũng như vượt qua được các khó khăn, thách thức.

Văn hoá trong ứng xử làm đẹp hình ảnh của doanh nghiệp: Cách ứng xử của cấp trên, cấp dưới trong nội bộ doanh nghiệp có tác động qua lại với nhau trên tinh thần hợp tác thiện chí và cùng có phản ứng tích cực như nhau ở tất cả các cá nhân, bộ phận trước những vấn đề cùng giải quyết của doanh nghiệp. Nếu mối quan hệ này được kết hợp hài hoà với mục tiêu vì lợi ích chung của doanh nghiệp sẽ tạo nên sức mạnh giúp doanh nghiệp phát triển.

Văn hoá trong ứng xử tạo điều kiện phát huy dân chủ cho mọi thành viên: Mọi người nhận được sự tín nhiệm và hỗ trợ cần thiết dựa trên những giá trị, chuẩn mực đã được thiết lập của doanh nghiệp để chủ động tiến hành công việc được giao phó, sáng tạo, chịu trách nhiệm cá nhân cao hơn về công việc, quan hệ trên dưới chan hoà, được chia sẻ thông tin để có cơ hội tham gia sâu hơn vào các quyết định của doanh nghiệp.

Văn hoá trong ứng xử giúp củng cố và phát triển địa vị của mỗi cá nhân trong nội bộ doanh nghiệp: Mỗi cá nhân khi tham gia vào công việc kinh doanh của doanh nghiệp đều có một vị trí nhất định. Văn hoá ứng xử không những giúp họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao mà còn xây dựng được lòng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp, từ đó tạo cơ hội thang tiến cho họ.

Văn hoá trong đàm phán kinh doanh của doanh nghiêp

Khác biệt về ngôn ngữ và những hành vi không lời: Trong tất cả các ngôn ngữ được sử dụng chủ yếu trong đàm phán kinh doanh, các câu hỏi và những câu bộ lộ thông tin là những hành vi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên nhất. Đối với hành vi ngôn ngữ xuất hiện nhiều nhất này thì các nhà giao dịch, đàm phán có quốc tịch khác nhau cũng có tần suất sử dụng khác nhau. Cách sử dụng ngôn ngữ không lời cũng có sự khác biệt lớn giữa các quốc gia.

94

Sự khác biệt về quan niệm giá trị: Có bốn quan niệm về giá trị thường được hiểu khác nhau giữa các quốc gia đó là, khách quan, cạnh tranh, công bằng và quan niệm về thời gian.

Một phần của tài liệu Bài giảng Giao tiếp trong kinh doanh: Phần 2 (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)