cấp
Cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình, tiến hành các hoạt động quản lý nhà nước về đấu thầu và có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện quản lý công tác đấu thầu;
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác đấu thầu; - Tổng kết và đánh giá về tình hình thực hiện hoạt động đấu thầu;
- Thực hiện báo cáo về hoạt động đấu thầu theo quy định của Chính phủ; - Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật đấu thầu; - Kiểm tra, thanh tra về đấu thầu;
- Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu đối với các tổ chức và cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu.
Ngoài ra, trong trường hợp Bộ trưởng, Thủ tướng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp là người có thẩm quyền trong đấu thầu (là người được quyền quyết định dự
Chương 4 - Đấu thầu dự án đầu tư
án theo quy định của pháp luật) thì còn phải thực hiện trách nhiệm của người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 60 Luật đấu thầu.
4.6.3 Xử lý tình huống trong đấu thầu
Cũng giống như mọi quá trình thực tiễn khác, hoạt động đấu thầu khi được tiến hành sẽ tất yếu làm nảy sinh những tình huống không có trong kế hoạch ban đầu và đòi hỏi phải được xử lý một cách nhanh chóng, thỏa đáng. Việc xử lý các tình huống nảy sinh này giúp cho quá trình đấu thầu được xảy ra đúng kế hoạch, bảo đảm những mục tiêu đã đặt ra. Thông qua đó, người có thẩm quyền phát huy được vai trò cũng như năng lực của mình trong công tác quản lý hoạt động đấu thầu.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc xử lý các tình huống trong đấu thầu, Điều 70 Luật đấu thầu quy định việc xử lý tình huống trong đấu thầu phải được tuân thủ các nguyên tắc sau đây:
- Bảo đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
- Căn cứ kế hoạch đấu thầu được phê duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu và hồ sơ dự thầu của các nhà thầu tham gia đấu thầu;
- Người có thẩm quyền là người có quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Để việc xử lý tình huống trong đấu thầu được thuận lợi hơn, các tình huống trong đấu thầu được chia thành từng nhóm, bao gồm:
- Nhóm tình huống về chuẩn bị và tổ chức đấu thầu: bao gồm những nội dung điều chỉnh kế hoạch đấu thầu về giá gói thầu hoặc nội dung khác của gói thầu; hồ sơ mời thầu; nộp hồ sơ dự thầu trong trường hợp nộp muộn hoặc số lượng ít; số lượng nhà thầu tham gia đấu thầu;
- Nhóm tình huống về đánh giá hồ sơ dự thầu: bao gồm những nội dung về giá dự thầu vượt giá gói thầu; giá dự thầu với đơn giá khác thường;
- Nhóm tình huống về đề nghị trúng thầu và ký kết hợp đồng: gồm những nội dung về giá trúng thầu dưới 50% với giá gói thầu hoặc dự toán được duyệt; hai hồ sơ dự thầu có kết quả đánh giá tốt, ngang nhau; giá đề nghị ký hợp đồng vượt giá trúng thầu được duyệt;
- Nhóm tình huống về thủ tục, trình tự đấu thầu có liên quan.
Trên cơ sở các nguyên tắc và nhóm tình huống được dự liệu trước trong Luật đấu thầu, Chính phủ quy định cụ thể về việc xử lý tình huống trong đấu thầu.
4.6.4 Thanh tra đấu thầu
Thanh tra là một trong những nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nước về đấu thầu, đồng thời, là một trong những biện pháp quan trọng góp phần tăng cường quản lý nhà nước về
Chương 4 - Đấu thầu dự án đầu tư
đấu thầu theo hướng hậu kiểm, nhằm giúp cho việc phân cấp trong đấu thầu thực sự có hiệu lực và hiệu quả, làm cho các quy định của Luật đấu thầu thực sự đi vào cuộc sống.
Theo quy định tại Điều 77 Luật đấu thầu, thanh tra đấu thầu được tiến hành đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đấu thầu để thực hiện gói thầu thuộc dự án quy định tại Điều 1 Luật đấu thầu. Thanh tra đấu thầu là thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực đấu thầu. Tổ chức và hoạt động của thanh tra đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
4.6.5 Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu
Một trong những mục tiêu cơ bản của đấu thầu là lựa chọn được nhà thầu phù hợp, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án. Để đạt được mục tiêu này, hoạt động đấu thầu phải đảm bảo tính cạnh tranh, công bằng, khách quan và minh bạch. Do đó, một trong những yêu cầu đặt ra là phải có một cơ chế hữu hiệu nhằm giải quyết những kiến nghị phát sinh trong đấu thầu, đặc biệt là kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu. Trong thời gian qua, việc thiếu các quy định về xử lý kiến nghị trong đấu thầu đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo đảm chính xác của các quyết định lựa chọn nhà thầu. Đây là một trong những vấn đề đang được xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm.
Theo quy định tại Khoản 37 Điều 4 Luật đấu thầu, kiến nghị trong đấu thầu là việc nhà thầu tham gia đấu thầu và đề nghị xem xét lại kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu khi thấy quyền, lợi ích của mình bị ảnh hưởng. Như vậy, kiến nghị trong đấu thầu có đặc thù riêng, không phải là các khiếu nại về quyết định hành chính mà mang bản chất tương tự các vướng mắc nảy sinh trong giao dịch dân sự. Vì vậy, Luật đấu thầu quy định một cơ chế riêng để giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Theo đó, một trong những nguyên tắc được ghi nhận ngay trong Luật này đó là thừa nhận quyền của nhà thầu trong việc lựa chọn cách thức, thủ tục giải quyết kiến nghị để đảm bảo quyền lợi của mình. Khi có kiến nghị trong đấu thầu, nhà thầu có quyền khởi kiện ngay ra Tòa án hoặc lựa chọn cách thức giải quyết theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 73 Luật đấu thầu.
Trong trường hợp nhà thầu lựa chọn cách giải quyết không khởi kiện ra Tòa án, việc giải quyết kiến nghị được tiến hành theo các quy định cụ thể sau đây:
hứ nhất, về quyền kiến nghị
Theo quy định của Luật đấu thầu, nhà thầu dự thầu có quyền kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu và những vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu. Như vậy, quyền kiến nghị của nhà thầu dự thầu không phải chỉ khi có kết quả đấu thầu mà có thể được thực hiện tại bất kỳ điểm nào trong quá trình đấu thầu khi nhà thầu đó thấy rằng quyền và lợi ích của mình không được đảm bảo theo các quy định của pháp luật.
hứ hai, về thẩm quyền giải quyết kiến nghị
Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong đấu thầu là bên mời thầu, chủ đầu tư và người có thẩm quyền.
Chương 4 - Đấu thầu dự án đầu tư
Để đảm bảo tính đúng đắn của quyết định giải quyết đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, Luật đấu thầu quy định đối với loại kiến nghị này thì người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của nhà thầu trên cơ sở Báo cáo của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị theo quy định tại Điều 73 Luật đấu thầu.
hứ a, về thời gian để kiến nghị
Thời gian để kiến nghị được quy định cụ thể trong hai trường hợp khác nhau:
- Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu;
- Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian để kiến nghị tối đa là mười ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu.
hứ tư, về quy trình và thời hạn giải quyết kiến nghị
Cơ chế giải quyết kiến nghị theo quy định của Luật đấu thầu về cơ bản được thực hiện theo ba cấp: trước tiên là bên mời thầu giải quyết kiến nghị, sau đó đến chủ đầu tư, tiếp theo là người có thẩm quyền. Tuy nhiên, đối với từng loại kiến nghị, quy trình và thời hạn giải quyết kiến nghị có sự khác biệt nhất định, cụ thể như sau:
- Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu, việc giải quyết kiến nghị được thực hiện theo quy định sau đây:
+ Bên mời thầu giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày
làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết.
+ Chủ đầu tư giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là
bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trong trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến người có thẩm quyền xem xét, giải quyết;
+ Người có thẩm quyền giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là mười ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trong trường hợp người có thẩm quyền không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
- Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, việc giải quyết cũng được thực hiện với các bước ban đầu tương tự như đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu. Tuy nhiên, do tầm quan trọng đặc biệt của kết quả lựa chọn nhà thầu, đồng thời, để giải quyết một trong những vướng mắc cơ bản trong thực tiễn đấu thầu hiện nay ở nước ta,
Chương 4 - Đấu thầu dự án đầu tư
trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của một số nước trên thế giới, Luật đấu thầu đã thiết kế một mô hình mới với sự tham gia của tổ chức bao gồm nhiều thành phần, có tính độc lập cao so với các bên tham gia đấu thầu, đó là Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị. Hội đồng tư vấn có Chủ tịch là đại diện cơ quan quản lý nhà nước về đấu thầu, các thành viên gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Sự tham gia của Hội đồng tư vấn trong cơ chế giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu nhằm giúp cho việc giải quyết kiến nghị của người có thẩm quyền được khách quan, công bằng và đúng đắn hơn.
Như vậy, quy trình giải quyết kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
+ Bên mời thầu giải quyết kiến nghị của nhà thầu trong thời hạn tối đa là năm ngày
làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trong trường hợp bên mời thầu không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của bên mời thầu thì nhà thầu được quyền gửi đơn đến chủ đầu tư để xem xét, giải quyết.
+ Chủ đầu tư giải quyết kiến nghị trong đấu thầu của nhà thầu trong thời hạn tối đa là
bảy ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trường hợp chủ đầu tư không giải quyết được hoặc nhà thầu không đồng ý với giải quyết của chủ đầu tư thì nhà thầu được quyền gửi đơn đồng thời đến người có thẩm quyền và Chủ tịch Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị để xem xét, giải quyết;
+ Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị có trách nhiệm yêu cầu nhà thầu, chủ đầu tư, các cơ quan liên quan đến gói thầu cung cấp các thông tin tài liệu, ý kiến cần thiết để hình thành Báo cáo kết quả làm việc. Trường hợp cần thiết, Hội đồng tư vấn có thể làm việc trực tiếp với các đối tượng liên quan để làm rõ vấn đề. Thời gian để Hội đồng tư vấn làm việc cho đến khi có Báo cáo kết quả tối đa là hai mươi ngày kể từ khi nhận được đơn của nhà thầu.
Trong thời hạn tối đa là năm ngày làm việc kể từ khi nhận được Báo cáo kết quả làm việc của hội đồng tư vấn, người có thẩm quyền phải ra quyết định giải quyết kiến nghị của nhà thầu. Trong trường hợp nhà thầu không đồng ý với giải quyết của người có thẩm quyền thì nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tòa án.
Để đảm bảo thực hiện các quy định của Luật đấu thầu về giải quyết kiến nghị trong đấu thầu, Luật đấu thầu giao cho Chính phủ quy định cụ thể về giải quyết kiến nghị và hoạt động của Hội đồng tư vấn.
4.6.6 Khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu
Trong hoạt động đấu thầu, bên cạnh việc bảo đảm quyền kiến nghị của nhà thầu dự thầu và quy định một cơ chế mang tính đặc thù trong việc giải quyết kiến nghị đó, Luật đấu thầu không loại trừ khả năng của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo về các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích của mình. Để đảm bảo tính thống
Chương 4 - Đấu thầu dự án đầu tư
nhất của hệ thống pháp luật, điều 74 Luật đấu thầu quy định việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong đấu thầu được thực hiện theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4.6.7 Xử lý vi phạm pháp luật về đấu thầu
Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật về đấu thầu một cách tràn lan trong thời gian qua là do việc xử lý đối với các hành vi vi phạm còn thiếu nghiêm khắc. Vì vậy, để củng cố cơ sở pháp lý cho việc xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu, góp phần bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, Luật đấu thầu đã quy định khá cụ thể các hình thức xử lý đối với hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu trên cơ sở kế thừa các quy định về xử lý vi phạm trong các văn bản pháp luật hiện hành về đấu thầu, đồng thời điều chỉnh cho phù hợp với các quy định khác của pháp luật có liên quan. Theo đó, tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu bị xử lý theo một trong các hình thức: cảnh cáo, phạt tiền, hoặc cấm tham gia hoạt động đấu thầu.
Việc áp dụng các hình thức này trong các trường hợp cụ thể được quy định như sau: - Cảnh cáo được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của luật đấu thầu ngoài các trường hợp quy định tại điều 12 luật đấu thầu;
- Phạt tiền được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm luật đấu thầu gây hậu quả làm thiệt hại đến lợi ích của các bên có liên quan;
- Cấm tham gia hoạt động đấu thầu được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy đinh tại điều 12 luật đấu thầu.
Riêng đối với cá nhân vi phạm Luật đấu thầu thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự nếu hành vi đó cấu thành tội phạm.
Ngoài các hình thức nói trên, hành vi vi phạm của tổ chức, cá nhân còn được đăng tải