Nguyên tắc xây dựng hợp đồng

Một phần của tài liệu Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Phần 2 (Trang 37 - 38)

4- Hình thức tự thực hiện

4.4.2.Nguyên tắc xây dựng hợp đồng

Nguyên tắc xây dựng hợp đồng là những tư tưởng nền tảng, có tính chỉ đạo đối với quá trình xây dựng hợp đồng. Trong hoạt động đấu thầu, hợp đồng được xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hợp đồng phải phù hợp với quy định của Luật đấu thầu và các quy định của pháp luật có liên quan.

Chương 4 - Đấu thầu dự án đầu tư

Nguyên tắc này vừa bảo đảm việc áp dụng thống nhất pháp luật về hợp đồng, vừa bảo đảm những đặc thù riêng của việc xây dựng hợp đồng trong đấu thầu. Do đó, về một phương diện nhất định, đây còn là một quy định bổ sung cho nguyên tắc áp dụng pháp luật trong đấu thầu đã được quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật đấu thầu;

Thứ hai, trường hợp là nhà thầu liên danh, trong hợp đồng ký với chủ đầu tư phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh.

Trên thực tế, có trường hợp nhà thầu tham gia đấu thầu một cách độc lập hoặc liên danh cùng với một hay nhiều nhà thầu khác tham gia đấu thầu trong một đơn dự thầu. Nhà thầu trong cả hai trường hợp này đều là nhà thầu chính, tức là đều phải chịu trách nhiệm về việc tham gia đấu thầu, đứng tên dự thầu, ký kết và thực hiện hợp đồng nếu được lựa chọn. Vì vậy, để đảm bảo quyền và lợi ích của các nhà thầu liên danh, đồng thời, nhằm tránh tình trạng trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, Luật đấu thầu quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư, phải có đủ chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh;

Thứ ba, giá hợp đồng không được vượt giá trúng thầu, trừ trường hợp quy định tại

khoản 4 Điều 46 Luật đấu thầu.

Nguyên tắc này nhằm bảo đảm ý nghĩa của việc đấu thầu, nâng cao trách nhiệm của nhà thầu tham gia đấu thầu, đồng thời, hạn chế các tiêu cực khi xây dựng hợp đồng trong đấu thầu;

Thứ tư, trường hợp phát sinh khối lượng công việc hoặc số lượng hàng hóa nằm ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu dẫn đến giá hợp đồng vượt giá trúng thầu thì phải được người có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nguyên tắc này là hệ quả trực tiếp và có ý nghĩa bổ sung cho nguyên tắc thứ ba trên đây, bởi lẽ, trong nhiều trường hợp, do những lý do khách quan, giá hợp đồng có thể cao hơn giá trúng thầu. Trong Luật đấu thầu, việc thực hiện nguyên tắc này đã được cụ thể quy định tại khoản 3 Điều 57 về điều chỉnh hợp đồng trong trường hợp có phát sinh hợp lý những công việc ngoài phạm vi hồ sơ mời thầu.

Một phần của tài liệu Bài giảng Lập và thẩm định dự án đầu tư: Phần 2 (Trang 37 - 38)