7. Kết cấu luận văn
2.1.3. Cơ chế quản lý tài chính và đặc điểm tổ chức công tác kế toán của Học
của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
2.1.3.1. Cơ chế quản lý tài chính
Cơ chế quản lý tài chính áp dụng tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam là một nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới công tác kế toán. Cơ chế này thể hiện qua các thông tư, văn bản do nhà nước ban hành và các văn bản quy định của cơ quan chủ quản đối với đơn vị sự nghiệp tự chủ tài chính
nói chung và Quy chế chi tiêu nội bộ tại đơn vị nói riêng.”
² Nguyên tắc quản lý tài chính:
- Tất cả các khoản thu, chi phát sinh trong quá trình hoạt động của Học viện phải tuân thủ theo Chế độ tài chính, kế toán hiện hành và Quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện. Tất cả các khoản thu đều phải sử dụng mẫu hóa đơn, biên lai, phiếu thu do Học viện phát hành theo quy định hiện hành của Nhà nước. Phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm thông báo công khai nội dung, mức thu trên cơ sở các quyết định áp dụng nội dung, mức thu cụ thể của Giám đốc Học viện.
- Tất cả các khoản thu, chi phải được quản lý thống nhất và phải được thể hiện trên hệ thống sổ kế toán theo quy định của pháp luật, phải tuân thủ quy trình, thủ tục và phải được quản lý chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, chi đúng và tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật thuế, pháp luật về phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm chống lãng phí. Nghiêm cấm đơn vị, cá nhân tự đặt ra các khoản thu, chi hoặc cố tình để ngoài sổ kế toán và ngoài sự quản lý của Học viện.
- Tất cả các khoản chi thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện, các nội dung và chi khác không nằm trong quy chế chi tiêu nội bộ thì thực hiện theo chế độ hiện hành của Nhà nước và Quyết định của Giám đốc Học viện.
- Các khoản chi phải có trong dự toán hoặc chủ trương của Học viện được Giám đốc phê duyệt hoặc được người ủy quyền phê duyệt, không cho phép chi NSNN đối với các trường hợp tự ý thực hiện khi chưa có chủ trương được Giám đốc, người có thẩm quyền phê duyệt.
- Kết thúc nhiệm vụ, các khoản chi đã đủ điều kiện phải làm thủ tục chi, kết thúc năm ngân sách các khoản chi kế thúc năm ngân sách, các khoản chi phát sinh trước đó phải làm thủ tục thanh toán.
- Đảm bảo công khai, dân chủ theo quy định của pháp luật. *Nội dung cơ chế tự chủ tài chính tại Học viện:
(1) Cơ chế tự chủ về mức thu
+ Thu từ đào tạo: Học viện thực hiện thu học phí của sinh viên theo nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015. Cụ thể năm học 2019-2020 Học viện thu Học phí là 1.300.000 đồng/tháng/sinh viên; các khoản phí, lệ phí Học viện thực hiện thu đúng, thu đủ theo quy định Nhà nước.
+ Nguồn thu sự nghiệp khác tại Học viện như: Học lại, cải thiện điểm, thẻ thư viện, khám sức khỏe.. theo hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp chưa có hướng dẫn thì Học viện quy định các mức thu trên cơ sở phù hợp thực tế với từng hoạt động và bảo đảm bù đắp chi phí.
+ Các nguồn thu hợp pháp khác: Thu từ đào tạo chỉ tiêu ngân sách nhà nước không cấp kinh phí, thu từ các hợp đồng đào tạo, các lớp đào tạo ngắn hạn, thu từ hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo, thu từ khoản lãi đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn và các nguồn thu hợp pháp khác.
(2) Cơ chế tự chủ về sử dụng nguồn tài chính
+ Quy chế chi tiêu nội bộ: Căn cứ vào tình hình tài chính và tình hình hoạt động tại Học viện, luật Ngân sách, Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017; Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các quy định hiện hành của nhà
nước, quy chế chi tiêu nội bộ của Học viện được xây dựng trên nguyên tắc: được dự thảo rộng rãi, dân chủ, công khai trong toàn Học viện thông qua cuộc họp lãnh đạo các phòng ban, bộ môn và đơn vị trực thuộc.
+ Cơ chế tiền lương, tiền công và thu nhập
Đảm bảo thanh toán tiền lương cơ bản theo hệ số tiền lương quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/2/2004 của Chính phủ; Nghị định 117/2016/NĐ-CP ngày 21/7/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/2/2004. Đối tượng lao động hợp đồng dài hạn căn cứ Nghị định 68/2000/NĐ-CP ngày 17/11/2000 của Chính phủ.
- Tiền công: Mức thanh toán theo thỏa thuận giữa người lao động. - Mức lương tối thiểu theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Thanh toán tiền phép: Chế độ thanh toán tiền phép được thực hiện theo Thông tư số 141/2011 TT-BTC ngày 20/10/2011, phép năm nào được thực hiện năm đó, trừ trường hợp theo yêu cầu công tác, Giám đốc có thể cho quyết định nghỉ phép sang năm sau.
- Lương tăng thêm: Căn cứ kết quả chênh lệch thu lớn hơn chi của Học viện, trích lương tăng thêm nhưng không được vượt quá hai lần quỹ lương.
* Nguồn tài chính của Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam là đơn vị sự nghiệp, đơn vị dự toán cấp 2, hoạt động theo quy định của Nhà nước. Học viện vẫn đang áp dụng theo nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/04/2006 và là đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo một phần chi thường xuyên.
Hiện nay chế độ kế toán áp dụng tại Học viện dựa trên Luật kế toán, Nghị định 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016; Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017.
Nguồn tài chính tại Học viện gồm 04 nguồn sau: Nguồn kinh phí do NSNN cấp; Nguồn thu từ dịch vụ đào tạo; Nguồn thu sự nghiệp, thu khác; Các nguồn thu hợp pháp khác.
- Nguồn NSNN được Bộ Y tế phê duyệt giao dự toán hàng năm bao gồm: kinh phí đảm bảo hoạt động thường xuyên và kinh phí không thường xuyên.
- Nguồn vốn đầu tư XDCB, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn TSCĐ phục vụ hoạt động sự nghiệp được cấp có thẩm quyền phê duyệt, vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Kinh phí khác (nếu có).
² Nguồn thu từ dịch vụ đào tạo
- Thu học phí: Thực hiện theo Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ về việc quy định cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;
² Nguồn thu sự nghiệp, thu khác:
- Thu tiền học lại, thi lại, phúc khảo, áp dụng đối với sinh viên, học viên phải học lại, thi lại các môn học theo quy định của Học viện.
- Thu tiền học phí đối với các học viên kéo dài thời gian bảo vệ luận văn (bảo vệ quá hạn).
- Thu tiền làm bằng, lễ phục và tổ chức lễ phát bằng.
- Thu tiền khám sức khỏe sinh viên đầu khóa, lệ phí làm thẻ thư viện.
Danh mục định mức nguồn thu (Phụ lục 2.1)
² Các nguồn thu hợp pháp khác: Bao gồm nguồn thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo, thu từ các khoản lãi đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn và các nguồn thu hợp pháp khác.
- Thu từ các hợp đồng liên kết đào tạo, đào tạo theo địa chỉ: Thu theo hợp đồng thỏa thuận và đề án được duyệt.
- Thu từ các lớp chuyển đổi ngắn hạn.
+ Học phí lớp định hướng bác sĩ y học cổ truyền 12 tháng: 14.500.000 đồng/sinh viên/khóa học;
- Thu từ khoản lãi đầu tư tài chính ngắn hạn: Hợp đồng tiền gửi có kỳ hạn ký kết với các ngân hàng thương mại.
- Thu tiền dịch vụ bảo vệ trông giữ phương tiện, tiền căng tin.
2.1.3.2. Tổ chức công tác kế toán
Tổ chức bộ máy kế toán là một trong những nội dung quan trọng và quyết định sự thành công của tổ chức kế toán tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam. Hiện nay, mô hình tổ chức bộ máy kế toán Học viện đang áp dụng theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán các hoạt động của Học viện được tập trung tại phòng Tài chính - Kế toán, phòng Tài chính - Kế toán có nhiệm vụ tổ chức, thực hiện công tác kế toán của Học viện như: Lập dự toán kinh phí hàng năm, hướng dẫn lập, nhận, kiểm tra chứng từ, thanh quyết toán kinh phí, tiến hành ghi sổ kế toán, lập báo cáo tài chính.
Phòng Tài chính - Kế toán hiện nay có 10 người, trong đó 01 Trưởng phòng kiêm Kế toán trưởng, 01 Phó trưởng phòng, 07 nhân viên kế toán, 01 thủ quỹ. Phòng Tài chính - Kế toán chịu sự quản lý trực tiếp của Ban Giám đốc Học viện. Tổ chức bộ máy kế toán như đơn vị đang thực hiện hiện nay là tương đối gọn nhẹ và tương đối phù hợp về mặt số lượng kế toán, một bộ máy kế toán với sự tập hợp đồng bộ các cán bộ nhân viên kế toán đảm bảo thực hiện đầy đủ các chức năng thông tin và kiểm tra hoạt động của đơn vị.
Để việc tổ chức có hiệu quả và đảm bảo thống nhất, chuyên môn hóa của đội ngũ cán bộ kế toán của Học viện, đơn vị đã lựa chọn mô hình tổ chức bộ máy kế toán tập trung: Tại đơn vị chỉ tổ chức một phòng kế toán tập trung duy nhất để thực hiện toàn bộ công tác kế toán; các phòng ban sẽ đưa hồ sơ thanh toán cho nhân viên kế toán sau đó nhân viên kế toán kiểm tra rà soát hồ sơ đầy đủ, đúng thủ tục chuyển lên cho kế toán tổng hợp sau đó kế toán tổng hợp chuyển hồ sơ lên Phó trưởng phòng và Trưởng phòng tài chính kế toán xét duyệt hồ sơ.
Thủ quỹ
TRƯỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG TÀI CHÍNH KẾ TOÁN
KẾ TOÁN TỔNG HỢP
Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán Kế toán tiền Tiền mặt ngân hàng, thuế, Tài XDCB lương, bảo
kho bạc sản hiểm
KẾ TOÁN
THU CÁC DỊCH VỤ ĐÀO TẠO
Sơ đồ 2.2. Tổ chức bộ máy kế toán tại Học viện
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán
Căn cứ vào khối lượng công việc kế toán, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán (Kế toán trưởng) phân công cho mỗi nhân viên kế toán đảm nhiệm các phần hành kế toán cụ thể. Mỗi nhân viên có thể đảm nhiệm một hoặc một số phần hành kế toán.
* Chính sách kế toán áp dụng tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10 tháng 10 năm 2017.
- Hình thức kế toán: “Chứng từ ghi sổ” trên cơ sở áp dụng phần mềm kế toán (DAS).
- Kỳ kế toán năm: Từ 01/01 đến ngày 31/12 dương lịch hàng năm. - Thời gian chỉnh lý quyết toán kết thúc tại thời điểm 31/01 năm tiếp theo năm niên độ kế toán.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.