Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu 13_ NGO THU HUONG (Trang 91 - 94)

7. Kết cấu luận văn

3.4.1. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước

nước Về phía Nhà nước

Sau gần 14 năm thực hiện, Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị SNCL đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi: các đơn vị sự nghiệp chưa được giao quyền tự chủ một cách đầy đủ, chưa thực sự khuyến khích các đơn vị có điều kiện vươn lên tự chủ ở mức cao hơn. Do đó Chính phủ đã ban hành Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ, theo đó đặc điểm hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp có thu có sự thay đổi căn bản: từ chỗ là đơn vị thực hiện dự toán ngân sách sang chủ động tìm kiếm nguồn thu và bù đắp các khoản chi. Do vậy hệ thống kế toán hiện hành cần có sự thay đổi tương ứng. Nhà nước cần bổ sung thông tư hướng dẫn cho Nghị định này. Việc ban hành Nghị định 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị SNCL đã kịp thời đáp ứng yêu cầu đổi mới, phát triển của hoạt động sự nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với một số điểm mới, cụ thể như sau:

Thứ nhất, việc phân loại đơn vị SNCL được dựa trên mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị cả về chi thường xuyên và chi đầu tư. Theo đó, căn cứ vào mức độ tự đảm bảo kinh phí chi đầu tư và chi thường xuyên, đơn vị

sự nghiệp công lập được phân chia thành 4 loại: (i) đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, (ii) đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên, (iii) đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên, (iv) đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

Thứ hai, việc tự chủ của các đơn vị trong thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính được quy định tương ứng với từng loại hình đơn vị SNCL, trên nguyên tắc các đơn vị tự đảm bảo kinh phí hoạt động càng nhiều thì mức độ tự chủ càng cao để khuyến khích các đơn vị tăng thu, giảm dần bao cấp từ NSNN, trong đó có bao cấp tiền lương tăng thêm để dần chuyển sang các loại hình đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên, đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

Thứ ba, giá dịch vụ sự nghiệp công được quy định tại Mục 2, Chương II của Nghị định, bao gồm các quy định về giá, phí dịch vụ sự nghiệp công, cách xác định giá dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí NSNN và giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN. Đồng thời, quy định cụ thể lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN. Quy định này nhằm tạo điều kiện để từng bước tính đủ giá dịch vụ sự nghiệp công vào chi phí.

Thứ tư, về quy định chuyển tiếp, nghị định quy định trong khi chưa ban hành hoặc sửa đổi nghị định quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công trong từng lĩnh vực, các đơn vị sự nghiệp công theo từng lĩnh vực được tiếp tục thực hiện cơ chế tự chủ theo quy định tại các nghị định hiện hành về tự chủ trong các lĩnh vực.

Do vậy Nhà nước cần xem xét điều chỉnh những quy định trong chế độ kế toán HCSN cho phù hợp với xu hướng phát triển của các trường đại học công lập nói riêng và các đơn vị sự nghiệp có thu nói chung.

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về cơ chế quản lý tài chính, chế độ kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ

đảm bảo tính hợp lý, khả thi và thống nhất, tiến tới ban hành chuẩn mực kế toán công ở Việt Nam, góp phần tạo môi trường pháp lý lành mạnh và hỗ trợ cho việc quản lý, kiểm tra, giám sát của Nhà nước về hoạt động kế toán, phù hợp với điều kiện của đất nước và hội nhập với khu vực và thế giới.

Để đảm bảo hoàn thiện môi trường pháp lý về kế toán áp dụng cho các đơn vị SNCL nói chung và các trường đại học công lập nói riêng phù hợp với điều kiện hiện nay thì ngoài các văn bản về kế toán có tính pháp lý cao nhất như Luật kế toán Việt Nam, các văn bản dưới luật còn hiệu lực, cần tiếp tục đổi mới hệ thống kế toán HCSN hiện hành theo hướng cơ bản sau đây:

Trong điều kiện thực hiện cơ chế tự chủ tài chính, Nhà nước cần hoàn thiện và đổi mới hệ thống định mức tiêu chuẩn; xây dựng được các định mức chi phí hợp lý, phù hợp với điều kiện phát triển đất nước cũng như phù hợp với điều kiện phát triển của ngành Y tế. Bởi hệ thống các tiêu chuẩn, chế độ, định mức, là những chuẩn mực đặc biệt quan trọng để đo lường tiết kiệm hiệu quả của các hoạt động. Nó là điều kiện để đảm bảo quản lý chi tiêu được tốt hơn, làm cơ sở cho quá trình lập, chấp hành và quyết toán NSNN. Mặt khác, Nhà nước phải có chính sách tiền lương hợp lý, thể hiện được chính sách ưu tiên cho cán bộ, công chức nhằm khuyến khích họ nghiên cứu phát huy tài năng, nâng cao trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp.

- Tăng cường nguồn đầu tư, phân cấp nhiều hơn nữa về quản lý cho các trường đại học, nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của các đơn vị. Tăng cường đầu tư vốn xây dựng cơ sở vật chất và phương tiện máy móc thiết bị phục vụ công tác giảng dạy...

Về phía Bộ Y tế

Bộ Y tế cần tăng cường kiểm tra việc thực hiện tự chủ tài chính trong Học viện. Bên cạnh đó cần nghiên cứu đề nghị Chính phủ điều chỉnh các quy định hiện hành về tuyển sinh, chương trình đào tạo, mức thu học phí, chính sách phân phối thu nhập để tăng quyền tự chủ toàn diện cho các trường đại học, chứ không phải thuần túy là cắt ngân sách chi thường xuyên của các

trường. Điều này sẽ là cơ sở cho việc điều chỉnh, hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính và hệ thống kế toán trong Học viện.

Bộ Y tế cần chú trọng hơn nữa tới công tác kiểm tra, kiểm toán công tác kế toán của các đơn vị SNCL, thành lập các đoàn thanh tra, đoàn kiểm toán hàng năm độc lập với bộ phận kế toán tài chính nhằm đẩy mạnh công tác kiểm toán trong hoạt động quản lý của các đơn vị, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý của ngành Y tế.

Một phần của tài liệu 13_ NGO THU HUONG (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w