Về phía Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Một phần của tài liệu 13_ NGO THU HUONG (Trang 94 - 140)

7. Kết cấu luận văn

3.4.2. Về phía Học viện Y-Dược học cổ truyền Việt Nam

Cơ chế tự chủ tài chính đối với Học viện vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhưng đi kèm với nó cũng có nhiều thách thức và khó khăn. Những thách thức khó khăn này xuất phát từ nhiều nguyên nhân:

- Nguyên nhân chủ quan: Tự chủ tài chính là một cơ chế thực hiện tương đối mới trong điều kiện Học viện đã có một quá trình phát triển khá lâu với cơ chế được bao cấp từ Nhà nước nên vẫn tồn tại những tư tưởng ỷ

lại và trông chờ, thiếu sự vận động linh hoạt trong việc tìm nguồn thu ngoài NSNN…

- Nguyên nhân khách quan: Các chính sách về tài chính, kế toán liên quan vẫn chưa đồng bộ và cũng còn nhiều điểm không hợp lý. Đồng thời việc mở rộng nhiều loại hình cung cấp dịch vụ để đáp ứng nhu cầu thị trường cũng chưa nhuần nhuyễn tạo nên những khó khăn nhất định cho sự điều hành của Ban lãnh đạo Học viện.

Vậy để giải quyết những khó khăn này đặt ra cho các đơn vị phải có những thay đổi trong các lĩnh vực hoạt động của mình về nhiệm vụ chuyên môn, cung cấp dịch vụ, tổ chức bộ máy, công tác tài chính kế toán,…

Đối với việc tổ chức hoạt động của đơn vị trong giai đoạn phát triển và hội nhập hiện nay, Học viện nên dựa vào những điều kiện thuận lợi của mình trong phạm vi cho phép, cần chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch phát triển. Học viện cần thiết phải mở rộng quy mô hoạt động đồng thời đa dạng hoá việc cung cấp các loại hình dịch vụ tương ứng với các mức học phí

phù hợp. Học viện có thể mở thêm các khoa khám chữa bệnh theo yêu cầu cung cấp các dịch vụ kỹ thuật cao để đáp ứng nhu cầu có điều kiện với mức thu tương ứng nhằm tăng nguồn thu cho phát triển hoạt động Học viện.

Ngoài ra, Học viện nên đa dạng hoá các hoạt động đầu tư và tăng cường mở rộng hợp tác quốc tế và xu thế hội nhập phát triển hiện nay. Thực tế, việc đầu tư các trang thiết bị nếu chỉ trông chờ vào NSNN cấp là rất khó bởi giá trị các máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại là rất đắt tiền trong khi NSNN cấp vốn rất eo hẹp chỉ đáp ứng cho các hoạt động thường xuyên. Do vậy, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cần thiết phải định hướng xây dựng kế hoạch phát triển phù hợp với quan điểm chỉ đạo của Đảng, với điều kiện kinh tế xã hội và phù hợp với quy hoạch phát triển ngành Y tế như liên danh liên kết.

Bên cạnh việc thu hút các nguồn lực tài chính thì việc sử dụng nguồn lực tài chính để phục vụ hoạt động và phát triển của Học viện phải là vấn đề cần được quan tâm đối với Ban Giám đốc Học viện bởi mục tiêu cần phải phát huy hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực tài chính đã thu hút được.

Cách thức vận hành hệ thống kế toán trong mỗi tổ chức phụ thuộc rất lớn vào các nhà quản lý của tổ chức. Xuất phát từ nhu cầu thông tin kế toán của các nhà quản lý, từ nhận thức về vai trò của hệ thống thông tin kế toán mà các nhà quản lý sẽ quyết định đầu tư cho công tác kế toán của đơn vị mình như thế nào. Nếu các nhà lãnh đạo Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam không có thói quen ra quyết định trên cơ sở thông tin từ hệ thống kế toán cung cấp và yêu cầu của các nhà lãnh đạo Học viện đối với hệ thống thông tin kế toán đơn thuần chỉ là việc tuân thủ chế độ tài chính - kế toán thì rất khó thực hiện những đổi mới trong công tác kế toán. Do đó để có thể thực hiện các giải

pháp nêu trên:”

Thứ nhất, cần có sự đổi mới trong tư duy và trong cách ra quyết định của các nhà lãnh đạo Học viện. Các nhà lãnh đạo cần nhận thấy tầm quan trọng của hệ thống thông tin kế toán trong việc quản lý tài chính Học viện, nhất là trong

điều kiện bị cắt giảm kinh phí NSNN hướng đến tự chủ toàn phần.”

Thứ hai, Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam cần dành một khoản ngân sách hợp lý cho việc đầu tư vào công tác kế toán với đội ngũ nhân viên kế toán và hệ thống phần cứng, phần mềm kế toán phù hợp theo yêu cầu của công việc. Trong đó việc đầu tư cho đội ngũ nhân viên kế toán là yếu tố quyết định đến sự thành công của các giải pháp hoàn thiện nội dung công tác kế toán. Việc đầu tư cho phần mềm kế toán và nâng cao trình độ cán bộ kế toán tất nhiên sẽ phát sinh chi phí, tuy nhiên các khoản chi phí này là nhỏ so với lợi ích mà nó mang lại cho Học viện do sẽ tăng năng suất của lao động kế toán và chất lượng của công tác kế toán. Với thông tin hữu ích và kịp thời hơn, các nhà quản lý sẽ ra được các quyết định tối ưu để điều hành hoạt động của hiệu quả hơn.”

Thứ ba, Học viện cần chủ động bắt kịp làn sóng xã hội hoá giáo dục, tổ chức quản lý hoạt động giáo dục phù hợp nhu cầu xã hội, loại bỏ thói quen ỷ lại vào nhà nước. Chủ động tiếp cận các nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước phục vụ công tác giáo dục đào tạo. Đây chính là môi trường giúp công tác kế toán thay đổi để phản ánh đầy đủ thông tin giao dịch phát sinh và cung cấp cho mọi đối tượng trong và ngoài Học viện ra các quyết định đầu tư và quản lý.”

Thứ tư, Học viện cần nghiên cứu xây dựng và hoàn thiện chính sách quy chế chi tiêu nội bộ cho phù hợp, tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt để khuyến khích cán bộ làm việc hiệu quả hơn.”

Tiểu kết chương 3

Qua nghiên cứu thực trạng kế toán thu, chi và xác định kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, tác giả đã trình bày định hướng phát triển Học viện, cũng như yêu cầu và nguyên tắc hoàn thiện kế toán thu, chi và xác định kết quả các hoạt động tại Học viện. Trên cơ sở đã chỉ ra các nguyên nhân, hạn chế ở Chương 2, tác giả đã đưa ra một số giải pháp hoàn thiện kế toán thu, chi và xác định kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam nhằm khắc phục những tồn tại trong công tác kế toán hiện tại, đồng thời phát huy tối đa và sử dụng có hiệu quả nguồn lực tài chính nhằm tăng thu nhập cho cán bộ, viên chức của Học viện, phù hợp

KẾT LUẬN

“Cơ chế tự chủ đã mở ra cho đơn vị sự nghiệp công lập có thu là các trường Đại học công lập rất nhiều cơ hội để phát triển hoạt động trong phạm

vi điều kiện của các trường nhưng bên cạnh những thuận lợi thì các trường

phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức.”

“Hiện nay Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam hoạt động theo các chính sách xã hội hóa giáo dục theo hướng phát triển tự chủ, giảm bớt sự lệ thuộc vào nguồn kinh phí NSNN, chủ động nâng cao chất lượng dịch vụ công, mở rộng lĩnh vực đào tạo để tăng nguồn thu, giảm bớt áp lực khi nguồn kinh phí NSNN ngày một hạn hẹp.”

“Để làm tốt các mục tiêu trên thì các Nhà quản lý của Học viện cần có đầy đủ các thông tin về kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động để làm cơ sở ra quyết định quản lý.”

“Với việc nghiên cứu về kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động trong các đơn vị sự nghiệp công lập và thực trạng kế toán thu, chi và kết quả các hoạt động tại Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam, luận văn đã có những so sánh, đánh giá và tìm ra những mặt còn hạn chế để có căn cứ hoàn thiện các giải pháp về kế toán thu chi và kết quả các hoạt động tại Học viện trong cơ chế tự chủ nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà quản lý để quản lý tài chính cho đơn vị trong cơ chế tự chủ, tiến tới hội nhập quốc tế.”

“Trong nghiên cứu và hoàn thiện tác giả đã hết sức cố gắng và mong muốn giải quyết một cách triệt để các vấn đề thuộc phạm vi nghiên cứu. Song do những khó khăn trong thu thập tài liệu, tìm hiểu thực tiễn cũng như năng lực nghiên cứu và tài chính của tác giả còn hạn chế nên kết quả của luận văn có những khiếm khuyết nhất định và mong các đóng góp của các nhà khoa học để tác giả hoàn thiện kiến thức và nâng cao chất lượng các công trình khoa học của mình trong tương lai.”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2015), Nghiệp vụ chuyên sâu kế toán trường học, hướng

dẫn chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về quản lý thu chi tài chính trong ngành Giáo dục - Đào tạo, NXB Tài chính, Hà Nội

2. Bộ Tài chính (2016), Thông tư số 300/2016/TT - BTC ngày 15/11/2016

của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung hệ thống mục lục ngân sách nhà nước, Hà Nội

3. Bộ Tài chính (2017), Thông tư 107/TT-BTC ngày 10/10/2017 của Bộ Tài chính

về chế độ kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội

4. Chính phủ (2015), Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 quy

định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.

5. Chính phủ (2012), Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ban hành ngày

15/10/2012,về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập

6. Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam (2019), Báo cáo kết quả hoạt

động của Học viện, Hà Nội

7. Nguyễn Thị Khánh (2017), “Kế toán hoạt động thu, chi tại các đơn vị sự

nghiệp thể thao trên địa bàn thành phố Hải Dương, Luận văn thạc sĩ

chuyên ngành kế toán, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

8. Trần Thị Lan (2018), “Kế toán hoạt động thu, chi tại các Viện nghiên cứu

trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường”, Luận văn thạc sĩ chuyên

ngành kế toán, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

9. Nguyễn Thị Ngọc Lan (2019), Giáo trình Kế toán công, Trường Đại học

Công Đoàn, NXB Dân trí, Hà Nội.

10. Phạm Văn Liên (2013), Giáo trình Kế toán hành chính sự nghiệp, NXB

Tài chính, Hà Nội.

11. Đinh Thị Mai (2016), Giáo trình Tổ chức hạch toán kế toán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

12. Đinh Thị Mai (2011), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

13. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2015), Luật Kế

toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.

14. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật viên chức.

15. Nguyễn Thị Minh Trang (2019), “Kế toán hoạt động thu, chi tại trường

Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ chuyên

611,612,614 911 511,512,514

VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH

PHỤ LỤC 1.7: SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT KẾ TOÁN THU NHẬP, CHI PHÍ VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHÁC

BỘYTẾ

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

TT Nội dung thu Đơn vị tính Định mức

A Các khoản thu học phí theo quy định của

Nhà nước và của Học viện

I Thu tiền tuyển sinh, xét tuyển

1 Tuyển sinh đại học

Thu tiền xét tuyển Hồ sơ 30.000

2 Thi tuyển BSCK I, BSCK II, Cao học

Thu tiền đăng ký dự thi Hồ sơ 60.000

Thu tiền dự thi Đồng/môn dự thi 120.000

Tiền ôn tập, cơ sở vật chất và chi khác Đồng/môn 900.000

3 Nghiên cứu sinh

Thu tiền dự tuyển Hồ sơ 200.000

Chi phí hội đồng thông qua đề cương Thí sinh 2.000.000

4 Tuyển sinh đại học hệ BS liên thông chính quy

Thu tiền dự thi Đồng/môn 35.000

Tiền ôn tập, cơ sở vật chất và chi khác Đồng/môn 900.000

II Thu tiền hỗ trợ thi học phần chuyên môn

tổng hợp, bảo vệ luận văn; luận án sau đại học

1 Hỗ trợ thi HP chuyên môn tổng hợp

Hệ đại học Đồng/SV 500.000

Bác sĩ nội trú, CKI, CKII Đồng/HV 700.000

2 Hỗ trợ bảo vệ luận văn

Bác sỹ nội trú Học viên 1.000.000

Cao học Học viên 1.000.000

Chuyên khoa II Học viên 1.500.000

Nghiên cứu sinh Học viên 2.000.000

3 Thu tiền làm bằng, lễ phục

Hệ đại học, cao đẳng Đồng/SV 100.000

III Thu tiền học lại, thi lại

1 Thu tiền học lại; học cải thiện điểm

Hệ đại học liên thông chính quy Đồng/tín chỉ 295.000

Hệ đại học dược 5 năm Đồng/tín chỉ 360.000

Hệ đại học BSYHCT 6 năm (năm 4,5,6) Đồng/tín chỉ 290.000 Hệ ĐH Bác sỹ Đa khoa, Bác sỹ YHCT 6 năm Đồng/tín chỉ 360.000 (năm thứ 1,2,3)

Hệ ĐH liên kết Thiên Tân Đồng/tín chỉ 500.000

Hệ Cao học; Chuyên khoa I 540.000

Chuyên khoa II 1.740.000

Tiến sỹ 4.200.000

2 Thi lại

Môn học, học phần hệ ĐH Môn 100.000

Thi lại HP chuyên môn tổng hợp ĐH Môn 500.000

Môn học, học phần sau đại học Môn 300.000

Thi lại tốt nghiệp sau đại học Môn 700.000

3 Thu tiền phúc khảo

Hệ cao đẳng, ĐH Môn 100.000

Sau đại học Môn 300.000

4 Bảo vệ lại đề cương, chuyên đề

Cao học, BSNT Đồng/đề cương 1.000.000

CKII, NCS Đồng/đề cương 1.500.000

IV Các khoản thu khác

1 Thu tiền khám sức khỏe SV đầu khóa Đồng/SV 150.000

2 Thu tiền lao động kỷ niệm trường của SV Đồng/SV/khóa 100.000 3 Thu tiền lao động kỷ niệm trường của HV Đồng/HV/khóa 200.000

4 Tiền LĐ công ích hàng năm của SV Đồng/SV/khóa 100.000

5 Tiền LĐ công ích hàng năm của HV Đồng/HV/khóa 200.000

6 Thu tiền làm thẻ SV, thư viện Đồng/thẻ 70.000

7 Thu tiền làm lại thẻ SV, Thư viện Đồng/thẻ L1:100.000

L2:140.000

(Nguồn: Quy chế chi tiêu nội bộ năm 2019-Học viện YDHCT Việt Nam)

BỘYTẾ

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam

SỔ CÁI Năm 2019

Tài khoản: 00821 - Dự toán chi thường xuyên

Đơn vị tính: đồng

Chứng từ TK Số phát sinh

Nội dung đối

Ngày Số Nợ

ứng CT CTGS

Số dư đầu năm 0

01/01/2019 1 01 Dự toán giao năm 2019 29.122.970.000 0

….. … …. ……….. ……….. 0

18/07/2019 Trả tiền điện tháng 7/2019 32.908.270

……….. 0

Tổng số phát sinh trong kì 30.217.295.000 29.122.970.000

Cộng lũy kế từ đầu năm 30.217.295.000 29.122.970.000

Số dư cuối kỳ 1.094.325.000 0

Ngày 31 tháng 12 năm 2019

BỘYTẾ

Học viện Y - Dược học cổ truyền Việt Nam SỔ CÁI Năm 2019

Tài khoản: 00822 - Dự toán chi không thường xuyên

Đơn vị tính: đồng Chứng từ Tài Số phát sinh khoản Số Nội dung Ngày CT CTGS đối Nợ ứng Số dư đầu 0 năm 01/01/2019 1 01 Dự toán giao 20.507.454.000 0 năm 2019 01/01/2019 1 01 Dự toán cấp bù 1.951.720.000 học phí …… ……… ……… 0 Rút dự toán cấp bù học phí 01/07/2019 75 RDT/T7 cho cơ sở ĐT 1.951.720.000 theo chế độ (miễn giảm học phi…) …… ………….. ……….. 0 Cộng số phát 22.495.174.000 13.795.630.500 sinh trong kỳ Cộng lũy kế từ 22.495.174.000 13.795.630.500 đầu năm Số dư cuối kỳ 8.699.543.500 0 Ngày 31 tháng 12 năm 2019

BỘYTẾ

Học viện Y – Dược học cổ truyền Việt Nam

SỔ CÁI Năm 2019

Tài khoản: 6111 - Chi phí hoạt động - Thường xuyên

Đơn vị tính: đồng

Chứng từ TK Số phát sinh

Số Nội dung đối

Ngày CT Nợ

CT ứng

GS

Số dư đầu tháng 4 0 0

Điều chỉnh số dư đầu 0 0

năm

Một phần của tài liệu 13_ NGO THU HUONG (Trang 94 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(140 trang)
w