Về phía nhà nước và Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam

Một phần của tài liệu 24_TRAN PHUONG THAO (Trang 92 - 93)

7. Kết cấu của luận văn

3.4.1. Về phía nhà nước và Tập đoàn công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam

Quản lý kinh tế ở tầm vĩ mô là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Nhà nước XHCN Việt Nam. Để có thể vận hành nền kinh tế quốc dân theo định hướng XHCN. Nhà nước Việt Nam cần có các chính sách kinh tế, tài chính vĩ mô và hệ thống các chính sách quản lý khác nhằm đảm bảo đầy đủ điều kiện cơ bản, tạo hành nang pháp lý và định hướng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Các điều kiện cụ thể để thực hiện giáp pháp như sau:

- Tạo môi trường pháp lý ổn đinh cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi, an toàn. Bảo hộ vững chắc quyền sở hữu hợp pháp của các chủ thể kinh tế, tạo điều kiện cho họ gia nhập thị trường; phát huy vai trò của thị trường trong việc phân bổ linh hoạt tối ưu các nguồn lực; phát triển đồng bộ các loại thị trường kiềm chế lạm phát, thất nghiệp ổn định nền tài chính, tiền tệ;

- Hoạch định các chiến lược dài hạn, trung hạn và hàng năm để định hướng hoạt động sản xuất kinh doanh cho các chủ thể trong nền kinh tế;

- Các cơ chế, chính sách cần được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với xu thế, bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới nhằm đảm bảo sự bình đẳng, ổn định, thông thoáng và minh bạch;

- Hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, nhiệm vụ chính sách tài chính - tiền tệ không chỉ hướng vào các giải pháp tình thế phục vụ các mục tiêu ngắn hạn, mà phải lồng ghép và tạo sự đồng bộ trong việc thực hiện các chính sách công cụ điều tiết vĩ mô, nhằm từng bước cơ cấu lại thị trường tài chính, tạo điều kiện để phát triển bền vững, phục hồi niềm tin của nhà đầu tư hướng vào các hoạt động dài hạn;

- Thống nhất quản lý nhà nước về chiến lược phát triển kinh tế trên phạm vi toàn quốc và trên từng vùng, lãnh thổ;

- Đổi mới và hoàn thiện hệ thống luật, các văn bản dưới luật, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động tự do trên cơ sở tuân thủ luật pháp. Thường xuyên

lắng nghe ý kiến, tâm tư nguyện vọng của doanh nghiệp để đổi mới thủ tục hành chính tạo cơ chế thông thoáng nhằm ổn định kinh doanh và khuyến khích đầu tư;

- Hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán, các chế độ kế toán ban hành phù hợp với tình hình chung của đất nước và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đơn giản hóa các thủ tục kế toán mà vẫn đảm bảo được các nguyên tắc kế toán;

- Khuyến khích sự phát triển của Hội nghề nghiệp, đặc biệt là Hội kế toán Việt Nam trong việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với công tác kế

toán trong các doanh nghiệp nói chung và công ty cổ phần than Cọc Sáu-Vinacomin nói riêng;

- Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam cần đưa ra quy hoạch mang tính chiến lược để vực dậy ngành than trong cơn khủng hoảng. Hiện tại ngành than đang đối mặt với nhiều khó khăn do sản lượng sản xuất ra không tiêu thụ được do giá cao, chủng loại không phù hợp với nhu cầu của thị trường. Trong giai đoạn khó khăn và sản xuất cầm chừng ngành than cần có chiến lược mang tính mục tiêu để ổn định sản xuất và vực dậy thị trường thúc đẩy hoạt động tiêu thụ than. Tập đoàn Công nghiệp than và khoáng sản Việt Nam cần cấp bách quy hoạch lại thị trường, có những bước đi phù hợp để kiểm soát và quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên khai thác, thúc đẩy các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hạ giá thành sản phẩm.

Một phần của tài liệu 24_TRAN PHUONG THAO (Trang 92 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w