Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ

Một phần của tài liệu 24_TRAN PHUONG THAO (Trang 62 - 74)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại Công ty Cổ

ty Cổ phần than Cọc Sáu – Vinacomin

2.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khai thác nên không có vật liệu chính chỉ có vật liệu phụ như: vật liệu nổ, vật tư gia công, phụ tùng thay thế cho máy móc thiết bị, vật tư dùng để sửa chữa

thường xuyên, nhiên liệu,... chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì vậy, công tác quản lý và hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm.

Nguyên vật liệu của Công ty bao gồm:

- Vật liệu phụ: Dầu nhờn, mỡ máy, mũi khoan, chòng khoan, cáp thép, ống thép, dây cáp, răng gầu, vật liệu phục vụ cho việc sửa chữa, vật liệu xây dựng v.v.v…

- Nhiên liệu: Bao gồm các loại nhiên liệu phục vụ trong quá trình khai thác than, sản xuất than như: Xăng, dầu diezel phục vụ cho quá trình vận chuyển, bốc xúc than nguyên khai, tiêu thụ than, đất đá, vận chuyển vật tư phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhiên liệu dùng cho vận chuyển than, đất đá, hàng hóa được tính theo lít/1000 Tkm. Nhiên liệu dùng trong vận chuyển phục vụ tính theo lít/1000km lăn bánh. Nhiên liệu dùng cho máy xúc và cần cẩu tính theo lít/giờ hoạt động.

- Phụ tùng thay thế: Gồm các phụ tùng chi tiết để thay thế, sửa chữa thiết bị như ô tô, máy xúc, máy gạt, các loại máy móc khác như: rô tuyn lái, ắc quy, lọc thông hơi, phin lọc gió, săm, lốp…

- Phế liệu: sắt thép, vỏ phi,..

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được kế toán tập hợp trên các chứng từ như: Phiếu đề nghị xuất kho, phiếu xuất kho, bảng kê phiếu xuất, bảng tính giá thành thực tế vật liệu, bảng phân bổ nguyên vật liệu.

Để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, kế toán sử dụng TK 621 - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, TK 621 được mở chi tiết cho các công trường, phân xưởng … Đồng thời, kế toán sử dụng TK 152 - nguyên vật liệu để phản ánh sự biến động và chuyển dịch nguyên vật liệu vào chi phí sản xuất.

Các vật tư mua về sau khi được kiểm tra nghiệm thu chất lượng, quy cách, vật tư được phân loại và đưa vào nhập tại các kho đã được quy định của Công ty. Khi xuất dùng vật tư của Công ty theo trình tự sau:

Chứng từ kế toán: phiếu đề nghị XK, phiếu xuất kho

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN ESOFT SỔ KẾ TOÁN: - Nhật ký chứng từ tài khoản 621

- Sổ chi tiết tài khoản 621

- Tập hợp tính giá thành

- Báo cáo kế toán quản trị

Sơ đồ 2.6: Trình tự hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin

(Nguồn: Phòng Kế toán TCTK Công ty)

Ghi chú Nhập số liệu hàng ngày

Phần mềm tự động chuyển số liệu tương ứng nghiệp vụ Đối chiếu số liệu giữa các bộ phận Các đơn vị có nhu cầu lĩnh vật tư, lập phiếu đề nghị xuất kho (phụ lục 2.1) do nhân viên thống kê viết. Trên phiếu ghi đủ các thông tin: tên vật tư cần dùng, số lượng, chủng loại, có chữ ký của quản đốc phân xưởng, phải được sự phê duyệt của phòng vật tư, giám đốc.

Căn cứ vào phiếu đề nghị xuất kho đã được duyệt, kế toán kho sẽ tiến hành viết phiếu xuất kho trên phần mềm kế toán (phụ lục 2.2). Phiếu xuất kho vật tư được lập 03 liên: 01 liên lưu tại đơn vị lĩnh, 01 liên lưu bộ phận kho, 01 liên luân chuyển về Phòng kế toán. Bộ phận kho khi nhận phiếu xuất sẽ tiến hành xuất kho và theo dõi trên thẻ kho. Hàng ngày, bộ phận kho đối chiếu số liệu với bộ phận kế toán để chốt số liệu hàng ngày. Đối với công cụ, dụng cụ xuất dùng phục vụ sản xuất, phần mềm kế toán tự động thực hiện phân bổ chi phí theo tiêu thức được định sẵn đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong kế toán.

Phương pháp tính giá vật liệu xuất kho: theo giá đích danh, khi xuất kho vật tư thì căn cứ vào số lượng xuất kho thuộc lô nào và đơn giá thực tế của lô đó để tính giá thực tế của vật tư xuất kho.

Trị giá vốn thực tế Số lượng vật tư Đơn giá thực tế

vật tư xuất kho = x

xuất kho NK

Khi thực hiện nghiệp vụ xuất kho, trị giá xuất kho được phần mềm tự động điền theo phương pháp nhập trước xuất trước. Đối với đặc thù công ty có khối lượng nguyên vật liệu lớn, phần mềm giúp tiết kiệm thời gian và độ chính xác khi xuất kho.

Khi thực hiện nhập liệu phiếu xuất, phần mềm kế toán tự động luân chuyển dữ liệu nhật ký chứng từ chi tiết tài khoản 621 (phụ lục 2.3) và sổ cái chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 621 (phụ lục 2.4).

2.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp

Chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty được xác định: tiền lương phải trả công nhân tại công trường khoan, xúc, gạt, Phân xưởng vận tải ô tô 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, phục vụ, Công trường băng tải, Công trường chế biến và tiêu thụ than, Phân xưởng cơ điện, Phân xưởng trạm mạng, Phân xưởng sửa chữa ô tô, Phân xưởng phục vụ, và các khoản trích theo lương.

* Cách xác định chi phí tiền lương tiền lương và các khoản phụ cấp có tính chất lương phải trả cho công nhân viên

Việc kế toán tính tiền lương, các khoản phải trả theo lương chính xác là rất quan trọng để xác định giá thành sản phẩm và căn cứ để tính toán xác định các khoản nộp ngân sách nhà nước.

Với công nhân lao động trực tiếp, chi phí nhân công được tính theo khối lượng sản phẩm hoàn thành và đơn giá tiền lương sản phẩm.

- Lương sản phẩm là hình thức trả lương theo khối lượng sản phẩm, công việc hoàn thành. Đây là hình thức trả lương phù hợp với nguyên tắc phân phối theo lao động, gắn liến với số lượng và chất lượng lao động. Hình thức trả lương này được Công ty áp dụng đối với công nhân trực tiếp tham gia sản xuất.

Tiền lương theo sản phẩm được tính theo công thức như sau: Số lượng sản phẩm

+ Lương đi học, nghỉ phép, lễ, tết được tính như sau: Lương H x Lmin = Số công LV (chế độ) (Học, phép, lễ) trong tháng H: Hệ số lương bản thân Số ngày tính x lương

Lmin: Mức lương cơ sở (mức lương cơ sở năm 2019 là 1.490.000) + Phụ cấp khu vực được tính như sau:

PKV x Lmin

Phụ cấp KV = Số công LV (chế độ) trong tháng PKV: Hệ số phụ cấp khu vực

+ Phụ cấp trách nhiệm được tính như sau:

x Số ngày tính lương PTN x Lmin Phụ cấp TN = Số công LV (chế độ) trong tháng Số ngày tính x lương PTN: Hệ số phụ cấp trách nhiệm

- Mức lương cơ sở và hệ số khu vực cũng được thay đổi theo đúng chủ trương của Nhà nước và Tập đoàn

- Cách tính tổng thu nhập:

Tổng thu nhập = Lương SP + Lương (học, lễ, phép, ốm) + Các khoản phụ cấp * Xác định các khoản trích theo lương

Các khoản chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn được tuân theo đúng quy định của Nhà nước như sau:

+ BHXH tính vào chi phí: 17,5% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm; + BHYT tính vào chi phí: 3% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm; + BHTN tính vào chi phí: 1% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm; + KPCĐ tính vào chi phí: 2% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm;

+ BHTNLĐ, BNN tính vào chi phí: 0,5% tổng quỹ lương đóng bảo hiểm. Với người lao động các khoản trích theo lương gồm:

+ Trích BHXH: 8% thu của người lao động trên mức lương đóng bảo hiểm; + Trích BHYT: 1,5% thu của người lao động theo mức lương đóng bảo hiểm; + Trích BHTN: 1% thu của người lao động trên mức lương đóng bảo hiểm; + Công đoàn phí được tính bằng 1% tổng tiền lương công ty thực trả cho người lao động.

Để hạch toán các khoản chi phí nhân công trực tiếp kế toán sử dụng TK 622 và các tài khoản liên quan là TK 334, TK 338 (chi tiết 338.01 - BHXH, 338.02 – BHYT, 338.03 – BHTN, 338.04 – Kinh phí công đoàn, 338.19 – BHTNLD, BNN). Chi phí nhân công trực tiếp được tập hợp theo quy trình sau:

Chứng từ kế toán: Bảng chấm công, bảng lương theo phân xưởng

Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN ESOFT SỔ KẾ TOÁN: - Nhật ký chứng từ tài khoản 622

- Sổ chi tiết tài khoản 622

- Tập hợp tính giá thành

-Báo cáo kế toán quản trị

Sơ đồ 2.7: Trình tự hạch toán chi phí nhân công trực tiếp tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacomin

(Nguồn: Phòng Kế toán TCTK Công ty )

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng

Phần mềm kế toán tự động luân chuyển sổ liệu

Tại mỗi phân xưởng, tổ đội tổ trưởng sẽ theo dõi ngày công lao động của công nhân trực tiếp sản xuất qua bảng chấm công (phụ lục 2.5). Cuối tháng, nhân viên kinh tế thống kê chuyển bảng chấm công, bảng nghiệm thu khối lượng sản phẩm hoàn thành, bảng thanh toán tiền lương (phụ lục 2.6) đến phòng kế toán Công ty. Kế toán tiền lương Công ty sẽ có trách nhiệm kiểm tra lại bảng thanh toán tiền lương tại các công trường, phân xưởng, văn phòng Công ty để lập bảng thanh toán tiền lương toàn Công ty.

Căn cứ vào bảng tổng hợp, bảng thanh toán lương của từng bộ phận phân xưởng, kế toán thực hiện lập chứng từ kế toán hạch toán kế toán trên phần mềm theo từng bộ phận, phân xưởng cuối mỗi tháng theo các chỉ tiêu trên phần mềm.

Dựa trên các dữ liệu đã nhập, phần mềm tự động tập hợp dữ liệu trên nhật ký chứng từ chi tiết tài khoản 622 (phụ lục 2.7). Chi phí nhân công trực tiếp được thống kê theo từng tài khoản và từng phân xưởng tại bảng tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp (phụ lục 2.8).

2.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung

Chi phí sản xuất chung của Công ty được xác định gồm các khoản mục sau: + Chi phí nhân viên phân xưởng;

+ Chi phí vật liệu, công cụ dụng cụ; + Chi phí khấu hao tài sản cố định; + Chi phí dịch vụ mua ngoài; + Chi phí khác bằng tiền.

- Quá trình hạch toán chi phí sản xuất chung sử dụng các loại chứng từ sau: Phiếu xuất kho, bảng phân bổ nguyên vật liệu, hóa đơn GTGT, hóa đơn điện nước, bảng thanh toán tiền lương, bảng phân bổ lương và BHXH, bảng phân bổ khấu hao, giấy nộp tiền vào NSNN, phiếu chi…và các chứng từ liên quan khác.

- Kế toán sử dụng “tài khoản 627 - Chi phí sản xuất chung” để hạch toán chi phí sản xuất chung.- Kế toán chi phí sản xuất chung hạch toán theo trình tự sau:

Chứng từ kế toán: phiếu XK, hóa đơn GTGT, phiếu chi… Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại PHẦN MỀM KẾ TOÁN ESOFT SỔ KẾ TOÁN: - Nhật ký chứng từ tài khoản 627

- Sổ chi tiết tài khoản 627

- Tập hợp tính giá thành

- Báo cáo kế toán quản trị

Sơ đồ 2.8: Trình tự hạch toán chi phí sản xuất chung tại Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu

(Nguồn: Phòng TCTK Công ty)

Ghi chú:

Nhập liệu kế toán hàng ngày

- Chi phí nhân viên phân xưởng

Nhân viên phân xưởng ở đây là các quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kinh tế thống kê ở các phân xưởng, thủ kho ở phân xưởng. Chi phí tiền lương nhân viên quản lý của Công ty Cổ phần than Cọc Sáu - Vinacomin bao gồm toàn bộ chi phí tiền lương phát sinh trong kỳ trả cho người lao động tham gia gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Chi phí tiền lương cho nhân viên phân xưởng được xác định trên cơ sở:

• Hệ số giãn cách được quy định cho từng nhóm chức danh và mức độ phức tạp của công việc;

• Mức độ hoàn thành công việc;

• Mức lương cơ sở do nhà nước quy định tại thời điểm năm 2019 là 1.490.000 đồng;

• Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN, được trả theo đúng quy định của Nhà nước;

• Tiền ăn ca cho nhân viên phân xưởng Công ty tự xây dựng theo quy định của Nhà nước và Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam.

Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán thực hiện ghi vào sổ Chi phí sản xuất kinh doanh (phần tập hợp chi phí nhân công chi tiết các phân xưởng tổ đội).

- Chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho quản lý sản xuất

+ Chi phí vật liệu: Gồm có các chi phí vật liệu sử dụng dưới phân xưởng như: mực in, sổ sách, bút bi, chứng từ, dây điện, bóng điện, vật liệu sửa chữa, vật liệu xây dựng…;

+ Chi phí nhiên liệu: Gồm các loại nhiên liệu phục vụ trong quá trình sử dụng cho các tài sản phục vụ quản lý phân xưởng như: xăng, dầu;

+ Chi phí phụ tùng thay thế: Phụ tùng thay thế dùng để sửa chữa các tài sản sử dụng tại công trường, phân xưởng;

+ Chi phí công cụ dụng cụ: CCDC hiện nay của Công ty gồm nhiều loại như quần áo bảo hộ lao động, găng tay lao động, ủng, giày, thang, cuốc, xẻng, giẻ lau công nghiệp, chổi bông, bình điện, ...

Thủ tục xuất kho nguyên vật liệu dùng cho quản lý Công trường, Phân xưởng cũng được thực hiện như đối với chi phí nguyên vật liệu.

Kế toán căn cứ vào bảng phân bổ nguyên vật liệu, bảng tập hợp chi phí sản xuất để ghi vào Sổ chi phí sản xuất kinh doanh (phần tập hợp chi phí sản xuất chung).

- Chi phí khấu hao TSCĐ

Do ngành nghề sản xuất của Công ty là khai thác than, do vậy TSCĐ chiếm tỷ trọng rất lớn và có ý nghĩa quyết định đến năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm của công ty, chủ yếu là TSCĐ hữu hình. TSCĐ của Công ty gồm rất nhiều loại: Nhà cửa, vật kiến trúc như nhà xưởng, nhà sinh hoạt, nhà kho, nhà làm việc, hệ thống cấp thoát nước…; máy móc thiết bị như máy biến áp, trạm biến áp, tủ điện và tủ biến áp các loại, máy xúc, máy khoan, máy gạt, máy san, máy tiện…; phương tiện vận tải truyền dẫn như xe ô tô, xe xi téc, xe ô tô tải, xe nâng, xe cầu bánh lốp; thiết bị dụng cụ quản lý như mạng điện thoại, mạng máy tính, hệ thống điều hòa …

Khấu hao TSCĐ được tiến hành theo đúng quy định của Nhà nước. Hiện nay Công ty đang áp dụng theo thông tư 45/2013/TT-BTC ngày 25 tháng 4 năm 2013 của Bộ tài chính về ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ để tính khấu hao.

Phương pháp khấu hao TSCĐ theo phương pháp khấu hao đường thẳng được xác định theo công thức:

Mức trích khấu hao trung = Nguyên giá TSCĐ bình hàng năm của TSCĐ Thời gian sử dụng

Xác định mức trích khấu hao cho tài sản cố định theo công thức dưới đây: Số khấu hao Số khấu Số khấu hao Số khấu hao phải trích = hao trích + tăng trong - giảm trong

tháng này tháng trước tháng tháng

Việc tính khấu hao TSCĐ được theo dõi trên thẻ, sổ chi tiết TSCĐ cho từng TSCĐ. Tổng hợp số liệu về khấu hao TSCĐ đã tính được trên sổ chi tiết TSCĐ theo từng đối tượng sử dụng là cơ sở để lập bảng phân bổ khấu hao TSCĐ.

Căn cứ vào số liệu trên bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, kế toán tập hợp chi phí ghi vào bảng phân bổ chi phí - TK 627, kế toán ghi sổ chi phí sản xuất kinh doanh - TK 627, Sổ Cái TK 627.

- Chi phí dịch vụ mua ngoài: Bao gồm các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài

để phục vụ cho các hoạt động của các công trường, phân xưởng như: chi phí vận chuyển đất, chi phí dịch vụ nổ mìn bắn tơi đất đá, chi phí sàng tuyển chế biến than

Một phần của tài liệu 24_TRAN PHUONG THAO (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w