7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất
2.1.3.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất
Cơ cấu tổ chức các công trường, phân xưởng tuân theo nguyên tắc gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả đáp ứng được nhu cầu chuyên môn hoá, hợp tác hoá sản xuất trong nội bộ Công ty. Mô hình quản lý này cho thấy ở cấp công trường, phân xưởng có sự quản lý mang tính chất khoa học tạo ra khả năng hoàn thành tốt nhiệm vụ của bộ phận mình. Tổ chức quản lý các công trường, phân xưởng trong Công ty được thể hiện qua sơ đồ:
QUẢN ĐỐC Bộ phận thống kê Phó QĐ Phó quản đốc Các tổ SX ca 1 Phó quản đốc Các tổ SX ca 2 Phó quản đốc Các tổ SX ca 3
Sơ đồ 2.2: Cơ cấu tổ chức sản xuất của công ty Cổ phần than Cọc Sáu
Nguồn: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacom Mỗi công trường, phân xưởng
sản xuất tương đối độc lập hạch toán theo quy chế nội bộ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về kết quả hoạt động của mình. Tuy nhiên các công trường, phân xưởng vẫn chịu sự chỉ huy và nhận nhiệm vụ trực tiếp từ Trung tâm chỉ huy sản xuất của Công ty. Các công trường, phân xưởng được tổ chức thành các tổ đội sản xuất chuyên môn phụ trách một công việc nhất định, trong một lĩnh vực nhất định. Các tổ đội được chia thành các kíp sản xuất, hoạt động luân
phiên trong sản xuất, đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra nhịp nhàng liên tục phù hợp với kế hoạch đặt ra.
2.1.3.2. Quy trình sản xuất
Công ty Cổ phần than Cọc Sáu là một mỏ khai thác lộ thiên lớn nhất Tập đoàn Công nghiệp than - khoáng sản Việt Nam với công nghệ khai thác hoàn chỉnh bao gồm các khâu: khoan nổ - bốc xúc - vận chuyển - sàng tuyển - tiêu thụ được trình bày trên các sơ đồ sau:
Khoan Nổ mìn Bốc xúc Vận tải Đất đá Bãi thải Đổ đống Sàng tuyển Than Bun ke Sàng tuyển Tiêu thụ Cảng Đá Cảng Cửa Ông
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ công nghệ sản xuất than nguyên khai
Nguồn: Công ty Cổ phần Than Cọc Sáu - Vinacom Qua sơ đồ 2.3 cho thấy đây là sơ
đồ công nghệ hợp lý, tiên tiến, các khâu luôn có sự phối hợp nhịp nhàng, ăn khớp với nhau nhưng vẫn thể hiện được tính chất riêng biệt của từng khâu.