7. Kết cấu của luận văn
1.3.4. Kế toán chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là những khoản chi phí cần thiết khác phục vụ cho quá trình sản xuất sản phẩm phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận sản xuất bao gồm: chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí dụng cụ sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác;
Chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định thức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất…);
- Chứng từ sử dụng: Là những chứng từ hợp pháp, hợp lệ phục vụ cho sản
xuất chung như: Đơn bán hàng, bảng kê phải nộp BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, tiền điện, tiền nước dùng riêng cho các bộ phận phân xưởng;
- Tài khoản sử dụng: Theo thông tư 200/2014/TT- BTC thay thế Quyết định
15/2006/QĐ - BTC, ban hành ngày 20/3/2006 về hệ thống tài khoản kế toán, Ban hành “Chế độ kế toán doanh nghiệp” áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc
mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước. Để hạch toán chi phí sản xuất chung kế toán sử dụng TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
- Hạch toán TK 627 cần một số quy định sau:
+ TK 627 chỉ sử dụng ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông, lâm, ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông, bưu điện, du lịch, dịch vụ;
+ Trong kỳ kế toán thực hiện việc ghi chép, tập hợp chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 627 “Chi phí sản xuất chung” theo từng phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất;
+ Chi phí sản xuất chung phản ánh trên TK 627 phải được hạch toán chi tiết theo 2 loại: Chi phí sản xuất chung cố định và chi phí sản xuất chung biến đổi;
+ Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí sản xuất chung của mỗi loại sản phẩm không được phản ánh một cách tách biệt thì chi phí sản xuất chung được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán;
+ Cuối kỳ, kế toán tiến hành tính toán, phân bổ kết chuyển chi phí sản xuất chung vào bên Nợ TK 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang” hoặc vào bên Nợ TK 631 “Giá thành sản xuất”;
+ Tài khoản 627 không sử dụng cho hoạt động kinh doanh thương mại. Quy trình hạch toán chi phi sản xuất chung được thể hiện qua Sơ đồ 1.3
TK 334, 338 TK 627 (1) TK 152 TK 154 (2) (6) T K 153 (242) TK 632 (3) (7) TK 214 (4) TK 111, 112, 141, 331 (5)
Sơ đồ 1.3: Hạch toán chi phí sản xuất chung
(Nguồn: [15])
Trong đó:
(1) Lương và các khoản trích theo lương của nhân viên phân xưởng; (2) Chi phí vật liệu;
(3) Chi phí công cụ, dụng cụ; (4) Chi phí khấu hao TSCĐ;
(5) Chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền;
(6) Phân bổ chi phí sản xuất chung vào chi phí chế biến trong kỳ;
(7) Chi phí sản xuất chung không được phân bổ tính vào giá vốn trong kỳ.
- Phương pháp phân bổ chi phí sản xuất chung:
Chi phí sản xuất chung phải được tập hợp theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Một doanh nghiệp nếu có nhiều phân xưởng sản xuất, nhiều đội sản xuất thì phải mở sổ chi tiết để tập hợp chi phí sản xuất chung cho từng phân xưởng từng đội sản xuất. Trường hợp một phân xưởng, đội sản xuất trong kỳ có sản xuất nhiều loại sản phẩm, nhiều công việc thì phải tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo phương pháp phân bổ gián tiếp;
Cuối kỳ, tiến hành phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức phù hợp cho các đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, lao vụ, dịch vụ…);
Do chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều loại sản phẩm, lao vụ, dịch vụ trong phân xưởng nên cần thiết phải phân bổ khoản chi phí này cho từng đối tượng (sản phẩm, dịch vụ) theo tiêu thức phù hợp (theo định mức, theo tiền lương công nhân sản xuất thực tế, theo số giờ làm việc thực tế của công nhân sản xuất …);