Phép biện chứngduy vật

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 1): Phần 1 (Trang 41)

II. ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU

2. Mục đích và yêu cầu về mặt phƣơng pháp học tập, nghiên cứu

2.1.2. Phép biện chứngduy vật

a. Khái niệm phép biện chứng duy vật

Ph.Ăngghen định nghĩa: "Phép biện chứng chẳng qua chỉ là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và sự phát triển của tự nhiên, của xã hội loài người và của tư duy"1; Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin còn có một số định nghĩa khác về phép biện chứng duy vật. Thí dụ Ph. Ăngghen khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đã định nghĩa” Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổ biến”2

còn Lênin khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển dã khẳng định “ ….Phép biện chứng, tức là học thuyết về sự phát triển, dƣới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, học thuyết về tính tƣơng đối của nhận thức của con ngƣời, nhận thức này phản ánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng”3

b. Đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

 Đặc trƣng cơ bản của phép biện chứng duy vật:

Một là: Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin được xác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học. Đó là sự kế thừa và phát triển tƣ tƣởng biện chứng trong lịch sử triết học nhân loại.

Hai là: Phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhất giữa nội dung thế giới quan ( duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứngduy vật). Do đó nó không dừng lại ở sự nhận thức thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.

 Vai trò của Phép biện chứng duy vật: Phép biện chứng duy vật là khoa học thế giới quan và phƣơng pháp luận - cơ sở chung nhất cho mọi khoa học; là công cụ vĩ đại để nhận thức và cải tạo thế giới.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 1): Phần 1 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)