II. ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU
2. Mục đích và yêu cầu về mặt phƣơng pháp học tập, nghiên cứu
2.3.3. Tất nhiên và ngẫu nhiên
a. Định nghĩa phạm trù tất nhiên và ngẫu nhiên
37
Tất nhiên là cái do những nguyên nhân cơ bản bên trong của kết cấu vật chất quy định và trong những điều kiện vật chất nhất định, nó phải xảy ra nhƣ thế chứ không thể khác đƣợc.
Ngẫu nhiên dùng để chỉ cái do các nhân tố bên ngoài, do sự ngẫu hợp nhiều hoàn cảnh bên ngoài quyết định. Do đó, nó có thể xuất hiện hoặc không, có thể xuất hiện thế này hoặc thế khác.
b. Mối quan hệ biện chứng giữa tất nhiên và ngẫu nhiên
Tất nhiên và ngẫu nhiên đều tồn tại khách quan, độc lập với ý thức con ngƣời và đều có vị trí nhất định đối với sự phát triển của sự vật.
Tất nhiên và ngẫu nhiên tồn tại trong sự thống nhất biện chứng với nhau, không có cái tất nhiên và ngẫu nhiên thuần túy: Cái tất nhiên bao giờ cũng vạch đƣờng đi cho mình xuyên qua vô số cái ngẫu nhiên, còn cái ngẫu nhiêu là hình thức biểu hiện của cái tất nhiên. Trong đó, tất nhiên đóng vai trò chi phối sự phát triển của sự vật; ngƣợc lại, ngẫu nhiên làm cho con đƣờng phát triển của sự vật trở nên phong phú, có thể làm cho sự phát triển của sự vật nhanh lên hay chậm đi.
Tất nhiên và ngẫu nhiên có thể chuyển hoá cho nhau trong những điều kiện nhất định. Có cái bắt đầu xuất hiện là ngẫu nhiên qua đó phát triển trở thành tất nhiên và ngƣợc lại. Sự chuyển hoá giữa ngẫu nhiên và tất nhiên còn ở ch : có cái xét trong mối quan hệ này là ngẫu nhiên nhƣng trong mối quan hệ khác là tất nhiên và ngƣợc lại.
c. Ý nghĩa phương pháp luận:
Về căn bản, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, trƣớc hết ta cần dựa vào cái tất nhiên chứ không phải cái ngẫu nhiên. Nhƣng không phải vì thế mà có thể bỏ qua cái ngẫu nhiên, luôn cần có các phƣơng án hành động dự phòng cho trƣờng hợp các ngẫu nhiên xuất hiện, tránh đƣợc bị động, ngăn ngừa hạn chế những ngẫu nhiên có hại và lợi dụng những ngẫu nhiên có lợi
Vì cái tất nhiên bao giờ cũng biểu lộ ra ngoài thông qua cái ngẫu nhiên, vạch đƣờng đi cho mình thông qua vô số cái ngẫu nhiên, cho nên muốn nhận thức cái tất nhiên cần bắt đầu từ nghiên cứu rất nhiều cái ngẫu nhiên.
Trong những điều kiện nhất định cái tất nhiên có thể biến thành cái ngẫu nhiên, và ngƣợc lại, cho nên cần chú ý tạo ra những điều kiện cần thiết hoặc để tạo điều kiện, hoặc để ngăn trở sự chuyển hoá đó diễn ra tùy theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn.
38