II. ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU
2. Mục đích và yêu cầu về mặt phƣơng pháp học tập, nghiên cứu
2.3.4. Nội dung và hình thức
a. Định nghĩa phạm trù nội dung và hình thức
Nội dung là tổng hợp tất cả những mặt, những yếu tố, những quá trình tạo nên sự vật.
Hình thức là phƣơng thức tồn tại và phát triển của sự vật, là hệ thống các mối liên hệ tƣơng đối bền vững các yếu tố của sự vật đó.
b. Quan hệ biện chứng giữa nội dung và hình thức
Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong một thể thống nhất. Một nội dung trong quá trình phát triển có thể có nhiều hình thức khác nhau; ngƣợc lại, một hình thức có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau.
Nội dung (A) có thể có nhiều hình thức (A1, A2, A3, A4...) thể hiện. Ngƣợc lại một hình thức (B1) có thể thể hiện nhiều nội dung khác nhau (B1, B2, B3, B4...).
Nội dung giữ vai trò quyết định đối với hình thức trong quá trình vận động phát triển của sự vật. Nội dung thƣờng xuyên biến đổi còn hình thức tƣơng đối ổn định. Sự biến đổi của nội dung quyết định làm cho hình thức phải biến đổi cho phù hợp với nội dung.
Sự tác động của hình thức đối với nội dung: Hình thức có tính độc lập tƣơng đối và có tác động trở lại với nội dung. Nếu hình thức phù hợp với nội dung nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nội dung phát triển, nếu không phù hợp nó sẽ kìm hãm nội dung phát triển. Tuy nhiên, khi hình thức không phù hợp với nội dung thì theo quy luật, nó sẽ đƣợc thay đổi cho phù hợp với nội dung, thúc đẩy nội dung phát triển.
c. Ý nghĩa phương pháp luận
Nội dung B1 Nội dung B2 Nội dung B3 Nội dung B4 Hình thức B Hình thức A2 Hình thức A1 Hình thức A4 Hình thức A3 Nội dung A
39
Một là: Nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau trong quá trình hoạt động và phát triển của sự vật. Do vậy, trong nhận thức không đƣợc tách rời giữa nội dung và hình thức, cần chống lại cả hai thái cực sai lầm:
- Hoặc là tuyệt đối hoá hình thức, xem thƣờng nội dung sẽ rơi vào chủ nghĩa hình thức
- Hoặc ngƣợc lại tuyệt đối hoá nội dung, xem thƣờng hình thức.
Hai là: Trong hoạt động thực tiễn nên cần sử dụng một cách sáng tạo mọi loại hình thức có thể có (mới cũng nhƣ cũ) để phục vụ có hiệu quả cho việc thực hiện những nhiệm vụ nhất định tuỳ theo yêu cầu của hoạt động thực tiễn. Ở đây cần chống lại cả hai thái cực sai lầm:
- Hoặc chỉ bám lấy hình thức cũ, bảo thủ, trì trệ, chỉ muốn làm theo kiểu cũ.
- Hoặc hoàn toàn phủ nhận vai trò của những hình thức cũ trong hoàn cảnh mới, chủ quan, nóng vội thay đổi hình thức cũ một cách tuỳ tiện, không có căn cứ.
Ba là: Để xét đoán sự vật cần căn cứ trƣớc hết vào nội dung của nó, và nếu muốn làm biến đổi sự vật cần tác động để thay đổi trƣớc hết nội dung của nó.