Cái riêng và cái chung

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 1): Phần 1 (Trang 48 - 49)

II. ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU

2. Mục đích và yêu cầu về mặt phƣơng pháp học tập, nghiên cứu

2.3.1. Cái riêng và cái chung

a. Định nghĩa phạm trù cái riêng, cái chung

Cái riêng là một phạm trù triết học dùng để chỉ một sự vật, một hiện tƣợng, một quá trình riêng lẻ nhất định.

Cái chung là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính chung không chỉ ở một kết cấu vật chất nhất định, mà còn đƣợc lặp lại trong nhiều sự vật hiện tƣợng hay quá trình riêng lẻ khác.

Cái đơn nhất là phạm trù đƣợc dùng để chỉ những nét, những mặt, những thuộc tính…chỉ có ở một kết cấu vật chất nhất định và không đƣợc lặp lại ở bất cứ một kết cấu vật chất nào khác. Nhờ cái đơn nhất mà con ngƣời có thể phân biệt đƣợc cái riêng này với cái riêng khác.

b. Quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung

Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, cả cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn t i khách quan và giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhau.

Không thể có cái chung nếu không có cái riêng và ngƣợc lại. Quan hệ này đƣợc thể hiện:

- Cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, biểu hiện thông qua cái riêng xác định.

- Cái riêng chỉ tồn tại trong mối quan hệ với cái chung, không có cái riêng tồn tại độc lập tách rời cái chung.

- Cái riêng là cái toàn bộ nên phong phú hơn cái chung, còn cái chung là cái bộ phận nhƣng sâu sắc, bản chất hơn cái riêng.

- Cái đơn nhất và cái chung có thể chuyển hoá lẫn nhau trong những điều kiện xác định.

c. Ý nghĩa phương pháp luận

Để phát hiện cái chung cần xuất phát từ những cái riêng, từ những sự vật, hiện tƣợng, quá trình riêng lẻ cụ thể chứ không thể xuất phát từ ý muốn chủ quan của con ngƣời.

Để giải quyết những vấn đề riêng một cách có hiệu quả thì không thể lảng tránh đƣợc việc giải quyết những vấn đề chung - những vấn đề lý luận liên quan với các vấn đề riêng đó. Nếu không giải quyết những vấn đề lý luận chung, thì sẽ không tránh khỏi sa vào tình trạng mò mẫm, tuỳ tiện, kinh nghiệm chủ nghĩa. V.I.Lênin dạy: Người nào bắt tay vào những vấn đề riêng trước khi giải quyết những vấn đề chung thì người đó, trên mỗi bước đi sẽ không sao tránh khỏi “ vấp phải” những vấn đề chung đó một cách không tự giác. Mà mù quáng vấp phải những vấn đề đó trong từng trường hợp riêng, thì có nghĩa là đưa chính sách

35

quả mình đến chỗ có những sự dao động tồi tệ nhất và mất hẳn tính nguyên tắc

Khi vận dụng cái chung vào cái riêng cần đƣợc cá biệt hóa cho thích hợp (vận dụng những nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam phải tính đến những đặc điểm riêng có cụ thể của Việt Nam).

Trong hoạt động thực tiễn cần tạo điều kiện thuận lợi cho cái đơn nhất, biến thành cái chung nếu cái đơn nhất đó có lợi cho ta; và ngƣợc lại, biến cái chung thành cái đơn nhất, nếu sự tồn tại của cái chung không còn là điều ta mong muốn.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 1): Phần 1 (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)