Nguyên nhân và kết quả

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 1): Phần 1 (Trang 49 - 50)

II. ĐỐI TƢỢNG, MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU VỀ PHƢƠNG PHÁP HỌC TẬP, NGHIÊN CỨU

2. Mục đích và yêu cầu về mặt phƣơng pháp học tập, nghiên cứu

2.3.2. Nguyên nhân và kết quả

a. Khái niệm nguyên nh n và kết quả

Nguyên nhân: Là phạm trù dùng để chỉ sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau gây nên một sự biến đổi nhất định.

Kết quả: là phạm trù dùng để chỉ những biến đổi xuất hiện do sự tác động giữa các mặt, các yếu tố trong một sự vật hoặc giữa các sự vật tạo nên.

Phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ, nguyên nhân với điều kiện:

Nguyên cớ là những mối liên hệ, những sự kiện xuất hiện đồng thời với nguyên nhân, thƣờng đƣợc sử dụng nhƣ là nguyên nhân nhƣng thực chất nó chỉ là quan hệ bên ngoài ngẫu nhiên chứ không trực tiếp sinh ra kết quả.

Điều kiện là những mối liên hệ gắn liền với nguyên nhân, tác động vào nguyên nhân làm cho nguyên nhân phát sinh tác dụng. Nhƣng điều kiện không trực tiếp sinh ra kết quả.

b. Một số tính chất của mối liên hệ nh n quả

Tính khách quan: Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, mối liên hệ nhân - quả là mối liên hệ khách quan của bản thân các sự vật.

Tính phổ biến: Tất cả mọi hiện tƣợng trong tự nhiên và trong xã hội đều đƣợc gây ra bởi những nguyên nhân nhất định. Mọi hiện tƣợng đều có nguyên nhân. Không có hiện tƣợng nào không có nguyên nhân cả. Chỉ có điều nguyên nhân ấy đã đƣợc phát hiện hay chƣa đƣợc phát hiện mà thôi. Đây chính là nội dung cơ bản của nguyên tắc quyết định luận - một nguyên tắc quan trọng của nhận thức khoa học.

Tính tất yếu: Thực tiễn cho thấy rằng một nguyên nhân nhất định trong hoàn cảnh nhất định tất yếu sẽ gây ra kết quả nhất định.

36

Nguyên nhân là cái sinh ra kết quả nên nguyên nhân luôn có trƣớc kết quả còn kết quả bao giờ cũng xuất hiện sau khi nguyên nhân đã xuất hiện.

Nguyên nhân sinh ra kết quả rất phức tạp bởi vì nó còn phụ thuộc vào nhiều điều kiện và hoàn cảnh khác nhau. Một nguyên nhân lại có thể sinh ra một hoặc nhiều kết quả khác nhau. Ngƣợc lại, một kết quả thƣờng do nhiều nguyên nhân tạo nên.

Sự tác động trở lại của kết quả đối với nguyên nhân: Kết quả do nguyên nhân sinh ra nhƣng sau khi xuất hiện kết quả lại có ảnh hƣởng trở lại đối với nguyên nhân. Sự ảnh hƣởng đó có thể diễn ra theo hai hƣớng hoặc thúc đẩy sự hoạt động của nguyên nhân hoặc cản trở sự hoạt động của nguyên nhân.

Nguyên nhân và kết quả và thực chất chỉ là khái niệm, chỉ có ý nghĩa khi đƣợc áp dụng vào những trƣờng hợp cá biệt nhất định. Nguyên nhân và kết quả luôn thay đổi vị trí, ở ch này là nguyên nhân thì lúc khác và ở ch khác lại là kết quả và ngƣợc lại.Nguyên nhân và kết quả có thể thay đổi vị trí cho nhau.

d. Ý nghĩa phương pháp luận:

Mối quan hệ nhân quả có tính khách quan và tính phổ biến, nhiệm vụ của nhận thức khoa học là phải tìm ra nguyên nhân của những hiện tƣợng trong tự nhiên, xã hội, tƣ duy để giải thích đƣợc những hiện tƣợng đó. Muốn tìm nguyên nhân phải tìm trong thế giới hiện thực, trong bản thân các sự vật, hiện tƣợng tồn tại trong thế giới vật chất chứ không đƣợc tƣởng tƣợng ra từ đầu óc của con ngƣời, tách rời thế giới hiện thực.

Một kết quả có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra. Những nguyên nhân này có vai trò khác nhau đối với việc hình thành kết quả. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải phân loại các nguyên nhân, đồng thời phải nắm đƣợc chiều hƣớng tác động của các nguyên nhân, từ đó có biện pháp thích hợp tạo điều kiện cho nguyên nhân cùng chiều hoạt động và hạn chế nguyên nhân có tác động tiêu cực.

Kết quả có tác động trở lại nguyên nhân. Vì vậy trong hoạt động thực tiễn, chúng ta cần phải khai thác, tận dụng các kết quả đã đã đạt đƣợc để tạo điều kiện thúc đẩy nguyên nhân phát huy tác dụng, nhằm đạt mục đích.

Một phần của tài liệu Bài giảng Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (Học phần 1): Phần 1 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)