6. Kết cấu luận văn
1.3. Nội dung chiến lƣợc xuất khẩu theo định hƣớng thân thiện với môi trƣờng
môi trƣờng của doanh nghiệp
1.3.1. Phân tích tình thế chiến lƣợc xuất khẩu theo định hƣớng thân thiện môi trƣờng
1.3.1.1. Phân tích môi trƣờng quốc gia, quốc tế
*Môi trường vĩ mô của nền kinh tế
– Môi trƣờng các yếu tố chính trị
Môi trƣờng các yếu tố chính trị bao gồm: luật pháp hiện hành của quốc gia các chính sách và cơ chế của nhà nƣớc đối với ngành nghề kinh doanh. Các nhà quản trị doanh nghiệp phải lƣu ý tới các yếu tố trên nhằm tiên đoán những thay đổi hay biến động về chính trị quốc gia, khu vực và chính trị thế giới để có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh.
Chúng ta có thể xem xét một số yếu tố pháp luật ảnh hƣởng của môi trƣờng chính trị đến hoạt động của doanh nghiệp, ví dụ: sau khi gia nhập PPT các sản phẩm nguyên liệu nhập khẩu từ các nƣớc thành viên hiệp hội đƣợc giảm thuế, dẫn tới các doanh nghiệp không tử sản xuất nguyên liệu nữa mà chuyển sang nhập khẩu để có giá thành giảm dẫn đến cạnh tranh hơn.
Việc ổn định chính trị sẽ có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động các doanh nghiệp, các rủi ro do môi trƣờng chính trị tạo ra thƣờng là rất lớn dẫn đến phá
sản cho doanh nghiệp. Khi thay đổi bộ máy nhân sự trong chính phủ có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể về chính sách về kinh tế, nhƣ chính phủ có thể quốc hữu hóa doanh nghiệp theo chủ trƣơng, tịch thu tài sản, ngăn cấm dịch chuyển ngoại tệ hoặc can thiệp hay điều chỉnh các chính sách tài chính tiền tệ quốc gia.
– Môi trƣờng kinh tế:
Môi trƣờng kinh tế có ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các yếu tố chủ yếu ảnh hƣởng đến doanh nghiệp là lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính tiền tệ, tỷ lệ lạm phát nền kinh tế ,chính sách thuế, tỷ giá ngoại hối và tỷ lệ thất nghiệp, giá trị tổng sản phẩm quốc nội GDP….
Các yếu tố kinh tế nói trên sẽ trở thành cơ hội cho một số doanh nghiệp cũng có thể là những thách thức đối với các doanh nghiệp khác.
– Môi trƣờng công nghệ kỹ thuật quốc gia:
Trong môi trƣờng cạnh tranh nhƣ hiện nay, doanh nghiệp nào có điều kiện kỹ thuật công nghệ và sớm ứng dụng nó vào sản xuất kinh doanh thì chiếm đƣợc lợi thế rất lớn về chất lƣợng, tốc độ sản xuất..từ đó tồn tại và phát triển.
Hầu nhƣ các hàng hoá sản phẩm của thế giới hiện đại đƣợc tạo ra đều dựa trên những thành tựu hay phát minh khoa học kỹ thuật -công nghệ. Có thể nói rằng, cất công nghệ càng cao thì giá trị sản phẩm càng cao theo tỷ lệ.
Kỹ thuật – công nghệ nhƣ là một bộ phận của môi trƣờng kinh doanh bên ngoài tác động tác động đến hoạt động doanh nghiệp qua hai mặt:
+ Thứ nhất, công nghệ từ bên ngoài tác động đến doanh nghiệp thông qua công nghệ bên trong. Nếu doanh nghiệp không theo kịp bằng cách áp dụng công nghệ mới của xã hội thì các sản phẩm mình làm ra sẽ nhanh chóng lạc hậu, không thể bán đƣợc cho ngƣời tiêu dùng.
+ Thứ hai, công nghệ làm xuất hiện các đối thủ cạnh tranh tiềm năng, những đối thủ kinh doanh các sản phẩm có thể thay thế sản phẩm mà doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh. Công nghệ càng nhanh phát triển sẽ dẫn đến vòng đời sản phẩm càng ngắn lại.
– Môi trƣờng các điều kiện tự nhiên:
Môi trƣờng các điều kiện tự nhiên là các yếu tố tự nhiên liên quan nhƣ: Tài nguyên thiên nhiên, đất đai, khí hậu thời tiết…. các doanh nghiệp bị ảnh hƣởng nếu các yếu tố tự nhiên thay đổi nên thƣờng các doanh nghiệp tìm cách đối phó với các biến đổi này theo cách riêng của mình, việc đóng thuế môi trƣờng là góp phần tạo sự ổn định các điều kiện tự nhiên, rất nhiều doanh nghiệp chủ động tìm cách thay thế nguyên vật liệu sử dụng năng lƣợng sạch hoặc nghiên cứu chế tạo, áp dụng các kĩ thuật tiên tiến để xử lý chất thải.
Môi trƣờng các yếu tố tự nhiên ảnh hƣởng đến doanh nghiệp qua các mặt sau: Phát sinh ra thị trƣờng cung ứng các yếu tố đầu vào cho các doanh nghiệp. Tác động đến quy mô và cơ cấu thị trƣờng các ngành hàng tiêu dùng. Tác động làm thay đổi nhu cầu việc làm và thu nhập đại bộ phận nhân dân, do đó ảnh hƣởng đến thị phần và sức tiêu thụ hàng hóa mà doanh nghiệp sản xuất
ra.
– Môi trƣờng văn hoá xã hội của doanh nghiệp.
Môi trƣờng văn hoá xã hội của doanh nghiệp là các yếu tố văn hoá xã hội đang diễn ra trong khu vực mà doanh nghiệp hoạt động, có ảnh hƣởng tới kết quả hoạt động doanh nghiệp.
Thực tế con ngƣời luôn sống trong môi trƣờng văn hoá đặc thù khu vực, tính đặc thù của mỗi nhóm ngƣời vận động trong đó, vận động theo hai khuynh hƣớng là giữ lại các tinh hoa văn hoá dân tộc vùng miền, một khuynh hƣớng khác là hòa nhập với các nền văn hoá khác, vƣơn ra quốc tế.
Nhà quản trị phải biết nắm vững cả hai khuynh hƣớng trên để có giải pháp thâm nhập sản phẩm của nhà sản xuất một cách thích hợp vào từng loại thị trƣờng có nền văn hoá khác nhau, văn hóa vùng miền thƣờng đƣợc các doanh nghiệp nghiên cứu kỹ trƣớc khi tung sản phẩm. Đối với sản phẩm có tính quốc tế thì chỉ có thể thâm nhập từng bƣớc hoặc phải điều chỉnh thị hiếu để xâm nhập thành công vào thị trƣờng mới.
Nhìn chung văn hoá xã hội ảnh hƣởng đến các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp qua các mặt sau: Văn hoá hình thành nên thói quen tiêu dùng của các nhóm dân cƣ, từ đó hình thành nên thói quen tiêu dùng, sở thích, cách cƣ xử của khách hàng trên thị trƣờng.
Ảnh hƣởng đến việc hình thành và phát triển nền văn hoá bên trong của doanh nghiệp.
Văn hoá quy định cách thức mà doanh nghiệp có thể dùng để giao tiếp với bên ngoài.
Từ các phân tích trên cho thấy rằng những tác động của văn hoá đến kết quả hoạt động doanh nghiệp là rất lớn, doanh nghiệp phải có cách để điều chỉnh phù hợp với môi trƣờng văn hóa mà mình đang hoạt động.
– Môi trƣờng dân số.
Tổng dân số và tỷ lệ bao nhiêu % dân số tiêu dùng sản phẩm sữa thƣờng xuyên, phân loại theo khu vực thành thị nông thôn để biết đối tƣợng khách hàng của doanh nghiệp, từ đó có sự thiết kế hệ thống phân phối hoàn hảo.
* Môi trƣờng vi mô – Yếu tố Khách hàng:
Khách hàng là tổ chức hay cá nhân mua sản phẩm của doanh nghiệp đang kinh doanh. Bất cứ một doanh nghiệp nào khách hàng luôn là yếu tố quan trọng nhất, vì vậy khách hàng quyết định tới sự sống còn của một doanh
nghiệp. Quyết định của khách hàng đối với doanh nghiệp thể hiện trên các mặt sau:
Khách hàng lựa chọn quyết định sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp sẽ phải bán theo giá nào. Thực tế, doanh nghiệp chỉ có thể bán với giá mà đại bộ phận ngƣời tiêu dùng chấp nhận, tức giá cạnh tranh trên thị trƣờng.
Khách hàng quyết định doanh nghiệp nên bán sản phẩm loại nào, chất lƣợng ra sao. Phƣơng thức bán hàng và phƣơng thức phục vụ khách hàng là do khách hàng lựa chọn, vì trong nền kinh tế thị trƣờng, ngƣời mua sẽ lựa chọn theo ý thích của mình và đồng thời giúp doanh nghiệp điều chỉnh phƣơng thức phục vụ.
Tính chất quyết định của khách hàng làm chuyển biến thị trƣờng từ thị trƣờng ngƣời bán sang thị trƣờng ngƣời mua sự ủng hộ, khách hàng đƣơng nhiên đƣợc coi nhƣ “thƣợng đế”.
– Đối thủ cạnh tranh:
Doanh nghiệp luôn trong trạng thái phải ứng phó với cùng lúc rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Đặt doanh nghiệp không đƣợc xem thƣờng bất kỳ đối thủ nào và cũng cần phải đáp ứng văn hóa cạnh tranh. Lựa chọn cách ứng xử khôn ngoan nhất ngoài việc nhìn vào đối thủ trực tiếp, doanh nghiệp nên chọn các phƣơng án vừa phải xác định, dẫn đạo thị trƣờng, hiệp thƣơng, vừa phải hƣớng tới chiếm lĩnh sự ủng hộ từ khách hàng.
– Các đơn vị cung ứng:
Lựa chọn nguồn cung ứng nguyên liệu , dịch vụ đối với doanh nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng, nó bảo đảm cho hoạt động ổn định theo kế hoạch đã xây dựng. Trên thực tế nhà cung cấp thƣờng đƣợc phân thành ba loại chủ yếu: Loại cung cấp thiết bị công nghệ, nguyên vật liệu sản xuất; cung cấp nhân sự hoạt động; loại cung cấp tài chính và các dịch vụ từ ngân hàng, công ty cung cấp bảo hiểm.
Mỗi doanh nghiệp cùng một thời điểm có quan hệ với nhiều nguồn cung cấp thuộc cả ba loại trên. Vấn đề đặt ra là yêu cầu của việc cung cấp phải đầy ổn định và kịp thời, đảm bảo về chất lƣợng. Nếu sai lệch sẽ ảnh hƣởng tới hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp. Điều này lƣu ý với các nhà quản trị là phải biết tìm cách đến đƣợc các nhà cung cấp có nguồn lực tin cậy, ổn định và giá cả hợp lý và cao hơn là có tính nhân đạo.
1.3.1.2. Phân tích môi trƣờng ngành
Phân tích môi trƣờng ngành là phân tích các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để phân tích môi trƣờng ngành của doanh nghiệp, ta sử dụng mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter, bao gồm:
*Sức mạnh nhà cung cấp thể hiện ở các đặc điểm sau: Mức độ tập trung của các nhà cung cấp, Tầm quan trọng của số lƣợng sản phẩm đối với nhà cung cấp, Sự khác biệt của các nhà cung cấp, Ảnh hƣởng của các yếu tố đầu vào đối với chi phí hoặc sự khác biệt hóa sản phẩm, Chi phí chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành, Sự tồn tại của các nhà cung cấp thay thế, Nguy cơ tăng cƣờng sự hợp nhất của các nhà cung cấp, Chi phí cung ứng so với tổng lợi tức của ngành.
*Nguy cơ thay thế thể hiện ở: Các chi phí chuyển đổi trong sử dụng sản phẩm, Xu hƣớng sử dụng hàng thay thế của khách hàng, Tƣơng quan giữa giá cả và chất lƣợng của các mặt hàng thay thế.
*Các rào cản gia nhập thể hiện ở: Các lợi thế chi phí tuyệt đối, Sự hiểu biết về chu kỳ dao động thị trƣờng, Khả năng tiếp cận các yếu tố đầu vào, Chính sách của chính phủ, Tính kinh tế theo quy mô, Các yêu cầu về vốn, Tính đặc trƣng của nhãn hiệu hàng hóa, Các chi phí chuyển đổi ngành kinh doanh, Khả năng tiếp cận với kênh phân phối, Khả năng bị trả đũa, Các sản phẩm độc quyền.
*Sức mạnh khách hàng thể hiện ở: Vị thế mặc cả, Số lƣợng ngƣời mua, Thông tin mà ngƣời mua có đƣợc, Tính đặc trƣng của nhãn hiệu hàng hóa, Tính nhạy cảm đối với giá, Sự khác biệt hóa sản phẩm, Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành, Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế, Động cơ của khách hàng.
* Mức độ cạnh tranh thể hiện ở: Các rào cản nếu muốn “thoát ra” khỏi ngành, Mức độ tập trung của ngành, Chi phí cố định/giá trị gia tăng, Tình trạng tăng trƣởng của ngành, Tình trạng dƣ thừa công suất, Khác biệt giữa các sản phẩm, Các chi phí chuyển đổi, Tính đặc trƣng của nhãn hiệu hàng hóa, Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh, Tình trạng sàng lọc trong ngành.
1.3.1.3. Phân tích môi trƣờng bên trong
Phân tích môi trƣờng bên trong của doanh nghiệp là việc nghiên cứu các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp nhằm xác định những điểm mạnh và điểm yếu của doanh nghiệp, trở thành cơ sở để thực hiện xây dựng ma trận phân tích, đánh giá tổng hợp về các yếu tố của môi trƣờng bên trong doanh nghiệp.
Các yếu tố để tiến hành phân tích môi trƣờng bên trong doanh nghiệp bao gồm:
– Nguồn nhân lực: là yếu tố đầu tiên của tổ chức nhân sự mà nhà quản trị cần phân tích đánh giá. Nhân lực trong một doanh nghiệp bao gồm cả quản trị cao cấp và quản trị viên thừa hành. Nhà quản trị cao cấp: khi phân tích nhà quản trị cao cấp ta cần phân tích trên ba khía cạnh cơ bản sau: Các kỹ năng cơ bản (kỹ năng kỹ thuật chuyên môn, năng lực nhân sự, kỹ năng làm việc tập thể và năng lực của tƣ duy)
– Đạo đức nghề nghiệp nhƣ: động cơ làm việc, tận tâm với công việc, có trách nhiệm trong công việc, trung thực hành vi, tính kỷ luật và tự giác trong
tập thể. Những kết quả đạt đƣợc và các lợi ích mà nhà quản trị sẽ mang lại cho doanh nghiệp.
– Ngƣời thừa hành: Phân tích ngƣời thừa hành dựa vào các khả năng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp và thành tích đạt đƣợc trong trong quá trình làm việc. Phân tích và đánh giá khách quan nguồn nhân lực giúp doanh nghiệp chủ động trong kế hoạch nhân sự, triển khai thực hiện việc đào tạo và tái đào tạo cho các thành viên, từ nhà quản trị cấp cao đến ngƣời thừa hành, nhằm đảm bảo thực hiện chiến lƣợc thành công bền vững.
Nguồn lực vật chất: Nguồn lực vật chất là các yếu tố nhƣ: tài chính, nhà xƣởng, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu dự trữ, công nghệ quản lý, các thông tin môi trƣờng kinh doanh…. Phân tích và đánh giá đúng các nguồn lực
vật chất sẽ giúp tạo cơ sở quan trọng cho nhà quản trị hiểu đƣợc các nguồn lực vật chất tiềm năng, những điểm mạnh và điểm yếu so với các doanh nghiệp đối thủ cạnh tranh cùng ngành nghề.
– Các nguồn lực vô hình: Các nguồn lực vô hình của doanh nghiệp chủ yếu là Ý tƣởng chỉ đạo qua triết lý kinh doanh, tinh thần làm việc tốt của đội ngũ. Chiến lƣợc kinh doanh phù hợp với môi trƣờng trong và ngoài doanh nghiệp. Uy tín của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức hiệu quả , uy tín của nhà quản trị cao cấp, uy tín thƣơng hiệu và thị phần sản phẩm chiếm lĩnh trên thị trƣờng. Sự tín nhiệm và ủng hộ của khách hàng. Tính sáng tạo của nhân viên. – – Văn hóa doanh nghiệp.
Các nguồn lực nói trên của từng doanh nghiệp không đồng nhất và luôn biến đổi theo thời điểm. Nếu không phân tích và đánh giá đúng nguồn lực vô hình dẫn đến doanh nghiệp sẽ dễ dàng đánh mất các lợi thế có sẵn của mình trong kinh doanh.