Đảm bảo phát triển các nguồn lực phát triển thị trƣờng xuất khẩu theo

Một phần của tài liệu 151ed5d3-617e-4890-822c-299e0b53bf8f (Trang 52 - 55)

6. Kết cấu luận văn

1.3.4. Đảm bảo phát triển các nguồn lực phát triển thị trƣờng xuất khẩu theo

khẩu theo định hƣớng thân thiện với môi trƣờng

1.3.4.1. Nguồn nhân lực

* Trình độ nguồn nhân lực

Mục đích Khi phân tích nguồn nhân lực nhằm mục đích để nhận biết đâu là điểm mạnh để chuẩn bị đủ nguồn lực với trình độ tốt để đáp ứng các chiến lƣợc lựa chọn.

Nội dung: Đội ngũ nhân viên là lực lƣợng lao động sáng tạo của doanh nghiệp, có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Toàn bộ lực lƣợng lao động của doanh nghiệp đều trực tiếp tham gia vào các quá trình sản xuất kinh doanh. Đây là nhân tố tác động rất mạnh và mang tính chất quyết định đến mọi hoạt động của doanh nghiệp. Việc sử dụng các nguồn lực có hiệu quả và hợp ý hay không phụ thuộc vào trình độ năng lực của đội ngũ nhân viên; chính vì vậy doanh nghiệp cần có biện pháp thu hút lao động có năng lực phù hợp với chuyên môn, quân tâm đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, khuyến khích động viên nhân viên phát huy hết khả năng của mình cho sự phát triển của doanh nghiệp.

* Năng lực quản trị

Mục đích: Xác định khả năng hiện tại và tiềm năng của từng nhà quản trị xem đây có phải là điểm mạnh hay là điểm yếu của công ty.

Nội dung: Phân tích năng lực quản trị cấp cao vì năng lực quản trị có vai trò quan trọng nhất vì mọi quyết định, hành vi cũng nhƣ các mối quan hệ đối nội đối ngoại của họ đều ảnh hƣởng đến toàn bộ tổ chức. Đây chính là cơ sở để chuẩn bị cho các chiến lƣợc nhân sự thích nghi với nhu cầu của các bộ phận trong doanh nghiệp.

1.3.4.2. Nguồn ngân sách

* Phân tích về vật lực

Mục đích: Nhằm tìm ra các điểm mạnh và điểm yếu về tài sản, công nghệ, thƣơng hiệu và nguồn vốn của doanh nghiệp

Nội dung: Phân tích về tài sản của doanh nghiệp xem có đáp ứng đƣợc sự phát triển trong giai đoạn tới hay không.Vấn đề công nghệ hiện đang sử dụng đang ở mức độ nào, hiện đại hay đã lạc hậu. Phân tích về thƣơng hiệu của doanh nghiệp trên thị trƣờng và phân tích về nguồn vốn để phục vụ cho việc triển khai các kế hoạch sản xuất kinh doanh.

* Phân tích các hoạt động nghiên cứu và phát triển

Mục đích: Phân tích khả năng phát triển của hoạt động nghiên cứu phát triển để nhận thấy đây có phải là điểm mạnh cần duy trì của công ty hay đây là điểm yếu cần phải đầu tƣ thêm.

Nội dung: Trình độ, kinh nghiệm và năng lực khoa học chƣa đủ cơ sở cho công tác nghiên cứu phát triển tốt. Bộ phận này cần phải thƣờng xuyên theo dõi các điều kiện môi trƣờng ngoại lai, các thông tin về đổi mới công nghệ liên quan tới quy trình công nghệ, sản phẩm và nguyên vật liệu. Sự trao đổi thông tin một cách hữu hiệu giữa bộ phận nghiên cứu phát triển và các lĩnh vực hoạt động khác, cụ thể là marketing có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thành công của doanh nghiệp.

* Hoạt động tài chính kế toán

Mục đích: Để nắm đƣợc tình hình tài chính chung của doanh nghiệp, khả năng đáp ứng các yêu cầu về tài chính để tìm ra các điểm mạnh, điểm yếu về mặt tài chính của công ty.

Nội dung: Chức năng của bộ phận tài chính kế toán bao gồm việc phân tích, lập kế hoạch và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch tài chính và tình hình tài chính của doanh nghiệp. Tùy vào quy mô của doanh nghiệp mà có thể chỉ có một ngƣời giữ vai trò này hoặc là có các phòng ban đảm nhiệm. Bộ phận chức năng về tài chính có ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn bộ doanh nghiệp. Những xem xét về tài chính, các mục tiêu và chiến lƣợc tổng quát của doanh nghiệp gắn bó mật thiết với nhau vì các kế hoạch và quyết định của doanh nghiệp liên quan đến tài chính phải đƣợc phân tích dƣới lăng kính tài chính. Điều này dẫn đến mối tƣơng tác trực tiếp giữa bộ phận tài chính và các lĩnh vực hoạt động khác. Hơn nữa, bộ phận tài chính cung cấp cho tất cả các lĩnh vực khác các thông tin rộng rãi thông qua hệ thống kế toán.

Một phần của tài liệu 151ed5d3-617e-4890-822c-299e0b53bf8f (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w