Thực trạng tình thế chiến lƣợc xuất khẩu của tập đoàn thủy sản Minh Phú

Một phần của tài liệu 151ed5d3-617e-4890-822c-299e0b53bf8f (Trang 84)

6. Kết cấu luận văn

2.3.1. Thực trạng tình thế chiến lƣợc xuất khẩu của tập đoàn thủy sản Minh Phú

với môi trƣờng của Tập đoàn Thủy sản Minh Phú

2.3.1. Thực trạng tình thế chiến lƣợc xuất khẩu của tập đoàn thủy sản Minh Phú sản Minh Phú

2.3.1.1. Phân tích các cơ hội, thách thức

a. Các cơ hội

* Dung lượng thị trường Mỹ

Thị trƣờng Mỹ luôn là một thị trƣờng hấp dẫn không chỉ đối với các nƣớc châu Á ( trong đó có Việt Nam) mà còn là mục tiêu của nhiều nƣớc trong các châu lục khác.Trong số các thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam thì Mỹ là thị trƣờng khá rộng lớn và giàu tiềm năng, chỉ đứng sau Nhật Bản. Nƣớc Mỹ với 280 triệu dân, thu nhập bình quân đầu ngƣời vào loại cao nhất thế giới, đời sống vật chất của ngƣời dân Mỹ ở mức rất cao nên nhu cầu về các loại thực phẩm là rất lớn cả về số lƣợng và chất lƣợng, trong đó đặc biệt là nhu cầu về sản phẩm thuỷ sản. Sức mua của ngƣời dân Mỹ lớn, giá cả ổn định, mặt hàng chất lƣợng càng cao, càng đắt giá thì lại càng dễ tiêu thụ. Mỹ cũng có một ngành thuỷ sản khá phát triển, tuy nhiên nó vẫn không đủ để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của ngƣời dân về chủng loại và chất lƣợng ở một số mặt hàng thuỷ sản. Chính vì thế Mỹ vẫn phải nhập khẩu từ các nƣớc khác. Khi đời sống lên cao thì nhu cầu về các loại hải sản tăng lên mạnh mẽ. Các loại hải sản xuất hiện trên thị trƣờng với nhiều chủng loại khác nhau tạo nên sự phong phú và đa dạng. Có rất nhiều loại sản phẩm trên thị trƣờng đƣợc chế biến với công nghệ khác nhau mang những thƣơng hiệu khác nhau của rất nhiều hãng trong và ngoài nƣớc. Hơn nữa ngƣời dân Mỹ lại rất tự do trong việc lựa chọn các mặt hàng tiêu dùng cho mình, họ có thể lựa chọn một sản

phẩm trong hoặc ngoài nƣớc tuỳ ý miễn là đáp ứng đƣợc nhu cầu của họ. Do đó rất nhiều các tổ chức kinh doanh trong và ngoài nƣớc Mỹ đổ xô vào thị trƣờng tiêu thụ béo bở này tạo nên một môi trƣờng cạnh tranh khá căng thẳng. Việt Nam với những lợi thế riêng về chất lƣợng sản phẩm tự nhiên, hàng năm nƣớc ta vẫn xuất sang Mỹ một số lƣợng lớn sản phẩm thuỷ sản đƣợc chế biến dƣới nhiều hình thức khác nhau. Vào đƣợc thị trƣờng Mỹ tức là hàng hóa uy tín chất lƣợng cao, bởi vì phải đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP. Nhìn một cách tổng quát, Mỹ là thị trƣờng tiêu thụ rộng lớn và giàu tiềm năng của ngành xuất khẩu thuỷ sản nƣớc ta.

Hiệp hội dinh dƣỡng hải sản (SNP) chia sẻ rằng ngày càng nhiều ngƣời Mỹ đang ăn hải sản. Theo báo cáo thƣờng niên của Bộ Thủy sản Hoa Kỳ do NOAA (Cơ quan Khí quyển và Đại dƣơng Quốc gia Mỹ) công bố, tiêu thụ cá và hải sản ở Mỹ đã tăng trong năm 2017, 2018.

Mức tiêu thụ hải sản bình quân đầu ngƣời của Mỹ năm 2017 đã tăng lên 16 pound so với 14,9 pound trong năm 2016. Con số này tăng 1,1 pound so với năm trƣớc và là mức tiêu thụ bình quân đầu ngƣời cao nhất trong gần một thập kỷ.

Hơn nữa, ngƣời Mỹ đang thƣởng thức nhiều loại hải sản hơn. Trong đó tôm, cá hồi và cá ngừ tiếp tục là loại cá và động vật có vỏ yêu thích của Mỹ theo Danh sách các mặt hàng thủy sản đƣợc tiêu thụ nhiều nhất trong giai đoạn 2016-2018 của Hiệp hội thủy sản Mỹ (NFI). Tiêu thụ hải sản bình quân đầu ngƣời của Mỹ tăng 1,1 pound lên 16 pound trong năm 2017, lần đầu tiên đạt mốc 16 pound trong gần 10 năm, trong năm 2018 có nhích nhẹ lên 16,1 pound (~7.3kg). Theo NFI, sự gia tăng trong tiêu thụ sản phẩm thủy sản là một tín hiệu tích cực. Với năm thứ hai liên tiếp tiêu thụ sản phẩm thủy sản tăng đã cho thấy ngƣời tiêu dùng Mỹ đang coi thủy sản là một trong những sự lựa chọn hàng đầu trong bữa ăn của mình.

Tôm là loại thủy sản đƣợc tiêu thụ nhiều nhất ở Mỹ từ năm 2007, khi mức tiêu thụ bình quân đạt 4,10 pound/năm. Trong năm 2018, Mỹ đã nhập khẩu 696.842 tấn tôm, tăng 4,76% so với năm 2017. Tiêu thụ tôm trong năm 2019 không có sự thay đổi lớn khi Mỹ nhập khẩu 700.065 tấn tôm vào năm 2019, chỉ tăng nhẹ 0,46% so với năm 2018.

Bảng 2.2. Các mặt hàng thủy sản đƣợc tiêu thụ nhiều nhất trong giai đoàn 2016 - 2018

(Nguồn: Hiệp hội Thủy sản Mỹ)

Đơn vị: pound (1pound ~ 0.45kg)

Theo dữ liệu của NOAA, nhập khẩu thủy sản tại thị trƣờng Mỹ chiếm hơn 90% tổng lƣợng tiêu thụ. Con số này tiếp tục tăng lên để đáp ứng nhu cầu của ngƣời tiêu dùng.

đông lạnh. Trong đó, tôm chiếm khoảng 33%, là loài đƣợc nhập khẩu nhiều nhất, tiếp theo là philê cá nƣớc ngọt, cá hồi, cá ngừ, cá đáy (cá tuyết, cá tuyết chấm đen và cá tuyết hake), cua và thịt cua, cá đông block, mực và tôm hùm.

Về chất lƣợng hàng hoá nhập khẩu vào Mỹ rất linh hoạt, vì phƣơng châm kinh doanh thƣơng mại của Mỹ là “ tiền nào của nấy”. Dân Mỹ có mức sống rất đa loại, nên có hệ thống cửa hàng cho ngƣời có thu nhập cao, cửa hàng cho ngƣời có thu nhập thấp. Chính vì vậy, hàng nhập khẩu vào Mỹ rất đa dạng, đa loại từ nhiều nƣớc khác nhau phục vụ cho các phân khúc thị trƣờng khác nhau.

* Hiệp định Ðối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Việt Nam tham gia CPTPP đó chính là cơ hội đa dạng hóa nguồn cung nguyên liệu từ việc gia tăng nhập khẩu từ các nƣớc để sản xuất chế biến xuất khẩu và gia công nhờ thuế xuất khẩu giảm hoặc về 0%. Các nƣớc CPTPP chiếm gần 16% nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.

* Xu hướng tiêu dùng thủy sản

Nguồn cung thủy sản đƣợc cung ứng bởi hai hoạt động đánh bắt thủy sản tự nhiên và nuôi trồng thủy sản. Tiến sĩ Paul Steinar Valle, chuyên gia quản lý ngành cá tại Kontali, Na Uy cho biết, sự gia tăng dân số toàn cầu dẫn đến nhu cầu về thủy sản tăng lên trong khi sản lƣợng đánh bắt đƣợc duy trì theo chiều ngang để đảm bảo khả năng tái sinh nguồn lợi tự nhiên. Do đó nuôi trồng thủy sản đƣợc trông đợi sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi sống thế giới từ nay về sau.

Thêm vào đó, ngày càng nhiều ngƣời tiêu dùng lựa chọn mua thủy sản ở các siêu thị. Do đó các hệ thống phân phối hiện đại cần nguồn cung ổn định và nuôi trồng thủy sản có vai trò chính để đảm bảo điều đó.

thủy sản đó là giao dịch thủy sản online đang phát triển khá nhanh.

Ngƣời tiêu dùng ở các nƣớc phát triển cũng sẵn sàng trả thêm tiền cho sản phẩm có nhãn phát triển bền vững và các yêu cầu về sức khỏe, dinh dƣỡng. Đây là vấn đề mà các doanh nghiệp thủy sản cần đầu tƣ để tiếp cận ngƣời tiêu dùng tốt hơn.

Theo Tiến sĩ Paul Steinar Valle, tăng trƣởng trong cả nuôi trồng và đánh bắt thủy sản thời gian tới chủ yếu diễn ra tại Châu Á, trong đó 90% thủy sản đƣợc nuôi trồng ở châu Á.

Các loài nuôi trồng đóng góp chủ lực vào tăng trƣởng nguồn cung thủy sản dự kiến sẽ bao gồm cá hồi, cá rô phi, cá tra, cá chép và tôm. Trong số đó, Việt Nam có lợi thế về tôm và cá tra.

EU, Mỹ và Nhật Bản tiếp tục là những thị trƣờng có nhu cầu lớn về thủy sản, đặc biệt là tôm.

Trung bình mỗi năm Mỹ nhập khẩu khoảng 600.000 tấn tôm, trị giá lên tới 6,5 tỷ USD. Trong khi đó, tôm cũng là sản phẩm đƣợc ƣa chuộng nhất trong các bữa ăn của ngƣời Nhật. Năm 2017, Nhật Bản nhập khẩu tôm trị giá 2,5 tỷ USD. Ƣớc tính đến năm 2025, nhu cầu tôm của thế giới sẽ tăng lên 6.525.000 tấn.

Theo các chuyên gia, lý do ngƣời tiêu dùng thế giới gia tăng lựa chọn các loại thủy sản nói chung vì đây là thực phẩm dễ chế biến, dễ nấu, giá trị dinh dƣỡng cao.

Về chủng loại, ngƣời tiêu dùng có xu hƣớng tìm kiếm thủy sản tƣơi và các sản phẩm tiện lợi, dễ chuẩn bị và ăn đƣợc ngay. Nhu cầu thủy sản thế giới tăng cả về tổng lƣợng và bình quân đầu ngƣời chính là dƣ địa lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam phát triển.

Năm 2018 Tổng thống Donald Trump bắt đầu cuộc chiến thƣơng mại với Trung Quốc, Mỹ đã tăng dần mức thuế quan đối với hàng hóa xuất khẩu xuất xứ từ nƣớc này.

Theo Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dƣơng Quốc gia Mỹ (NOAA), nhập khẩu tôm vào Mỹ từ Trung Quốc tiếp tục giảm trong tháng 8/2019, giảm 62% về khối lƣợng và 71% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.

Theo Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), cuộc chiến thƣơng mại Mỹ-Trung khiến các nhà NK Mỹ phải trả mức thuế bổ sung 25% cho tôm NK từ Trung Quốc.

Theo đó, ngành tôm Việt Nam sẽ đƣợc hƣởng lợi khi nhiều hệ thống phân phối lớn từ Mỹ đã tìm tới các doanh nghiệp tôm Việt kể từ khi Mỹ tăng áp thuế thủy sản Trung Quốc.

b. Các thách thức

* Cạnh tranh trong nước/ ngoài nước:

Top 6 nguồn cung tôm lớn nhất cho Mỹ gồm Ấn Độ (chiếm thị phần 40,4% trong tổng giá trị nhập khẩu tôm vào Mỹ), Indonesia (18,8%), Ecuador (12,3%), Việt Nam (8,8%), Thái Lan (6%) và Trung Quốc (3%).

Giá thành sản xuất tôm nƣớc ta vẫn cao hơn so với các nƣớc khác. Nguyên nhân là do thức ăn nuôi tôm vẫn đang chiếm tỷ lệ cao trong giá thành sản xuất (khoảng 65-70% giá thành nuôi tôm công nghiệp, đồng thời nguồn thức ăn qua nhiều khâu trung gian, nên tăng 20-30% so với giá gốc). Một số doanh nghiệp nhập tôm nguyên liệu từ Ấn Độ có giá rẻ hơn dẫn đến tôm nguyên liệu trong nƣớc bị cạnh tranh, dƣ cung.

Năm 2019 là năm khó khăn đối với ngành thủy sản nói chung và tôm nƣớc lợ nói riêng. Thời tiết nắng nóng, mƣa bất thƣờng, hạn gây ảnh hƣởng đến sản xuất tôm nƣớc lợ. Đồng thời, tình hình thế giới xuất hiện nhiều biến động, xung đột thƣơng mại gia tăng; các nƣớc nhập khẩu tăng rào cản kỹ

thuật đã ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu thủy sản.

Cụ thể, một số nƣớc nhƣ: Ấn Độ, Ecuador,… tiếp tục đƣợc mùa tôm, giá thành sản xuất thấp, nguồn cung dồi dào. Những tác động này đã ảnh hƣởng ít nhiều đến giá tôm trong nƣớc.

* Các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu vào thị trường Mỹ

Mỹ đang áp dụng Chƣơng trình giám sát nhập khẩu thủy sản (SIMP) với thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam, theo đó Mỹ yêu cầu khai báo và lƣu giữ hồ sơ đối với hàng thủy sản nhập khẩu nhằm ngăn chặn các sản phẩm đánh bắt bất hợp pháp, không khai báo và không đƣợc kiểm soát hoặc giả mạo, gian lận thƣơng mại xâm nhập thị trƣờng Mỹ.

Theo đó, từ 1/1/2019, để đƣợc nhập khẩu tôm vào Mỹ, các nhà nhập khẩu buộc phải có Giấy phép Thƣơng mại Thủy sản Quốc tế. Quy định này cũng gây ra không ít khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam sang Mỹ.

Và đây sẽ là rào cản phi thuế quan có tầm ảnh hƣởng lớn đến quan hệ thƣơng mại.

Luật Thực phẩm của Mỹ đã quy định rằng: "Các thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ không chỉ là đối tƣợng chịu thuế nhập khẩu mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lƣợng và phẩm cấp để đảm bảo cung cấp thực phẩm an toàn".

Mặt khác, không phải mọi doanh nghiệp có hàng thuỷ sản đều có thể đƣa hàng vào Mỹ. Mọi tiến trình nhập khẩu thủy sản vào Mỹ đều phải trải qua hai bƣớc: Bƣớc 1, doanh nghiệp tự mình hoặc thông qua nhà nhập khẩu gửi chƣơng trình kiểm soát an toàn trong chế biến thuỷ sản để cục Thực phẩm và Dƣợc phẩm Mỹ (FDA) chấp nhận từng doanh nghiệp. Bƣớc 2, công nhận ở cấp quốc gia thông qua ký kết văn bản ghi nhớ giữa FDA và cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền kiểm soát vệ sinh an toàn ở nƣớc xuất khẩu.

Hàng rào kỹ thuật đề cập tới các tiêu chuẩn của hàng hoá mà mỗi quốc gia quy định một cách khác nhau. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm các thông số, đặc điểm cho mỗi loại hàng hoá do các cơ quan chính quyền hoặc các tổ chức tƣ nhân đặt ra. Mặc dù tuân thủ theo các thông số kỹ thuật này có thể không phải là bắt buộc nhƣng những ai không tuân thủ thì thị trƣờng tẩy chay. Các tiêu chuẩn kỹ thuật đòi hỏi các sản phẩm phải đạt đƣợc những yêu cầu nhất định trƣớc khi đƣợc đƣa ra thị trƣờng. Các thông số kỹ thuật có thể đóng vai trò nhƣ các rào cản thƣơng mại, đặc biệt khi nó đƣợc quy định khác nhau giữa các nƣớc.

Theo đó, các tiêu chuẩn kỹ thuật thủy sản nhập khẩu vào Mỹ đƣợc chia thành 3 nhóm chính:

- Các quy định về dịch tễ vệ sinh an toàn: Các quy định này đƣợc đƣa ra để bảo vệ sức khỏe của ngƣời, vật nuôi và cây trồng.

- Các biện pháp đối với ngƣời tiêu dùng: Các biện pháp quy định về chất lƣợng và an toàn thực phẩm bao gồm nhãn mác, đóng gói, thuốc trừ sâu, hàm lƣợng dinh dƣỡng và tạp chất.

- Các biện pháp thƣơng mại: Các biện pháp đƣợc thực hiện nhằm ngăn chặn gian lận thƣơng mại bao gồm các chứng từ vận chuyển và tài chính, các tiêu chuẩn nhận dạng và các tiêu chuẩn đo lƣờng.

Hệ thống rào cản kỹ thuật đối với tôm nhập khẩu của Việt Nam vào thị trƣờng Mỹ:

- Quy định về VSATTP

- Quy định của Mỹ về kiểm dịch: phụ gia, phẩm màu - Quy định về nhãn mác

- Tiêu chuẩn thực phẩm

- Đăng ký cơ sở sản xuất theo luật chống khủng bố sinh học - Luật hiện đại hóa ATVSTP

- Đạo luật nông nghiệp

* Thuế chống bán phá giá:

Theo kết quả đánh giá sơ bộ lần thứ 13 (POR13) về thuế chống bán phá giá tôm Việt Nam, Bộ Thƣơng mại Mỹ đã thông báo chi tiết 31 doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam đƣợc hƣởng thuế suất 0%, tuy nhiên trong đó không có Minh Phú. Hiện tại Minh Phú đang trong cuộc điều tra về bán phá giá. Nhƣ vậy có thể thấy các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, không chỉ riêng Minh Phú liên tục bị kiện bán phá giá, điều này làm giảm khối lƣợng hàng xuất khẩu, giảm doanh thu bên cạnh đó còn gây ảnh hƣởng tới thƣơng hiệu, danh tiếng của doanh nghiệp, thực sự là một thách thức không nhỏ.

2.3.1.2. Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu của Minh Phú a) Điểm mạnh

Tôm hiện là mặt hàng xuất khẩu đóng góp cao nhất vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản, đạt 3,55 tỷ USD, tƣơng đƣơng 40% trong tổng số 8,8 tỉ USD của Việt Nam trong năm 2018.

Việt Nam hiện là quốc gia nuôi trồng tôm lớn thứ 2 thế giới, xuất khẩu đi hơn 100 quốc gia với kim ngạch xuất khẩu năm 2018 chiếm gần 15% tổng giá trị xuất khẩu tôm toàn thế giới.

* Công nghệ nuôi tôm tiên tiến, hiện đại

“Vua tôm” đang triển khai cải tiến phƣơng pháp nuôi trồng và chế biến. Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), CTCP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú (UPCoM: MPC) đang tiến hành nhiều dự án mở rộng, áp dụng công nghệ kỹ thuật vào sản xuất.

Minh Phú đã thử nghiệm thành công mô hình nuôi tôm siêu thâm canh với công nghệ 3 Sạch đạt năng suất 50 tấn/ha/vụ, tỷ lệ thành công nâng từ 40- 50% lên 90-100% và số vụ nuôi trong năm tăng từ 1-2 vụ/năm lên 4-5 vụ/năm. Tỷ suất lợi nhuận ƣớc đạt 40-60%/vụ, đảm bảo cho nông dân có lãi

dù giá nguyên liệu tôm trên thị trƣờng có thời điểm xuống rất thấp do ảnh

Một phần của tài liệu 151ed5d3-617e-4890-822c-299e0b53bf8f (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(137 trang)
w