Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệpbán lẻ Việt

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 59 - 60)

2.1. Cơ hội

Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam, có thể thấy, các doanh nghiệp nội có khá nhiều cơ hội thuận lợi để thâm nhập và mở rộng thị trường.

- Với số dân cao, thu nhập đang dần được cải thiện nên chi tiêu tiêu dùng ở Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh.

- Thói quen chi tiêu của người Việt Nam đang dần thay đổi, chuyển từ thói quen mua sắm ở các kênh truyền thống sang quen dần với các cửa hàng bán lẻ hiện đại.

- Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng.

Với lợi thế “sân nhà”, các doanh nghiệp Việt hồn tồn có cơ hội nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, cơ hội sở hữu những điểm bán thuận lợi, cũng như được hưởng ưu đãi từ các chính sách của Nhà Nước trong quá trình hoạt động kinh doanh.

- Những hiểu biết về khẩu vị cũng như nhu cầu địa phương, thói quen chi tiêu của khách hàng…chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước vượt xa đối thủ nước ngoài về khả năng đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu của khách hàng.

- Là doanh nghiệp nội, nên cơ hội sở hữu nhiều điểm bán thuận lợi rất cao. Đây chính là nền tảng cơ bản để các doanh nghiệp bán lẻ Việt củng cố được vị thế của mình.

- Các doanh nghiệp Việt luôn nhận được sự ủng hộ, tin yêu của người tiêu dùng trong nước, bởi tinh thần yêu chuộng hàng Việt Nam chất lượng cao của người Việt.

2.2. Thách thức

Mặc dù có khá nhiều cơ hội thuận lợi, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn, đó là:

- Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro về sự ổn định của đồng nội tệ và giá bất động sản cao. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi mà các nguồn lực còn khá hạn chế.

- Các doanh nghiệp nội đang phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt với các hãng lớn đến từ nước ngồi. Các đại gia bán lẻ nước ngồi có mặt tại Việt Nam đều là những tên tuổi lớn, có hệ thống kho vận tốt, giàu kinh nghiệm trên thị trường bán lẻ thế giới, được đánh giá là vượt trội hơn các doanh nghiệp bán lẻ nội địa về mọi mặt, đồng thời lại có chiến lược chịu lỗ nhiều năm để xây dựng mạng lưới, đội ngũ, uy tín thương hiệu trước khi kiếm lời tại Việt Nam.

- Nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi với những đòi hỏi rất cao. Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ cần mua hàng hóa giá rẻ, chất lượng tốt, thì giờ đây người tiêu dùng cịn quan tâm đến nhiều tiện ích đi kèm như không gian mua sắm, thái độ phục vụ, chất lượng của các dịch vụ sau bán…

- Tâm lý ưa chuộng hàng ngoại hình thành và lan tỏa rất nhanh trong đại bộ phận người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu 20150608 Ky yeu TT BL (Trang 59 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(177 trang)
w