ThS. Tiêu Vân Trang
Đặt vấn đề
Với sự gia tăng thu nhập bình qn đầu người, tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng cùng với sự gia tăng mức sống, Việt Nam được xem là một trong những nền kinh tế mới nổi sôi động nhất ở Đông Nam Á. Cùng với lợi thế người tiêu dùng tương đối trẻ, trong đó 70% dân số trong độ tuổi từ 15-64 tuổi, đây được xem là sức hút của thị trường bán lẻ ở Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh những tiềm năng đó, thị trường bán lẻ ở Việt Nam cịn được chú trọng bởi khả năng phục hồi của nó mặc dù gặp nhiều khó khăn do suy thối kinh tế trong thời gian qua cũng như những ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính tồn cầu và khủng hoảng nợ cơng. Cụ thể năm 2014, thị trường bán lẻ ở Việt Nam tăng ở mức 10%, đánh bại các nền kinh tế khu vực như Malaysia (7%), Phiippines (7%), Singapore (3%) hay Thái Lan (1%).
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) vào ngày 26/11/2006 và chính thức trở thành thành viên của Tổ chức này vào ngày 11/1/2007. Như vậy, theo lộ trình thì một khoảng thời gian nhất định được hưởng ân hạn và tối huệ quốc thì Việt Nam phải mở cửa hồn toàn hay tháo bỏ những hạn chế nhất định đối với nhà đầu tư nước ngoài. Điều này càng giúp Việt Nam nổi lên như là một trong những thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất trong khu vực và thế giới. Nhiều tập đoàn bán lẻ quốc tế đã gia nhập thị trường, cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng trong nước.
1. Dân số
Với dân số khoảng 90 triệu dân được xem là động lực chính của thị trường bán lẻ ở Việt Nam, 70% dân số hiện đang trong độ tuổi từ 15 đến 64 tuổi, và điều này được dự báo sẽ tiếp tục tăng 2017 (xem hình 1,2). Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu đối với sự lựa chọn hơn trong các sản phẩm, nhãn hiệu, và các loại sản phẩm.
Hình 1. Dân số và tốc độ tăng dân số của Việt Nam
từ năm 2008-2014 và dự đoán đến năm 2017F
Hình 2. Dân số theo độ tuổi của Việt Nam
từ năm 2008 – 2017F
Nguồn: Economist Intelligence Unit