III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
A.Bài cũ: (5’)Sự lan truyền âm thanh :- Âm thanh do đâu mà có?
- Cho ví dụ để thấy âm thanh yếu đi hay mạnh lên khi khoảng cách đến nguồn âm xa hơn.
B.Bài mới: (30’)
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Giới thiệu bài: Âm thanh trong cuộc sống
2.Các hoạt động: Khởi động
- 2 nhóm : + Một nhóm nêu tên nguồn phát ra âm thanh + Một nhóm tìm từ phù hợp diễn tả âm thanh - Đ.V.Đ : Điều gì xảy ra nếu không có âm thanh ?
Hoạt động 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh trong đời sống. *MT: Nêu được vai trò của âm thanh trong đời sống ( giao tiếp với nhau qua nói , hát, nghe ; dùng để làm tín hiệu ( tiếng trống, tiếng còi …)
- Kết luận: Âm thanh rất cần cho con người . nhờ có âm thanh chúng ta có thể học tập, nói chuyện với nhau, thưởng thức, báo hiệu …
Hoạt động 2: Nói về những âm thanh ưa thích và những âm thanh không ưa thích .
*MT: Giúp HS diễn tả thái độ trước thế giới âm thanh xung quanh .Phát triển kỹ năng đánh giá.
- Làm việc theo dãy + Suy nghĩ -> Nêu ý kiến.
- Làm việc theo nhóm
+ Quan sát H SGK/86 -> Ghi lại vai trò của âm thanh
- Làm việc cá nhân
+ Nêu lên ý kiến và giải thích cho sự lựa chọn của mình .
Hoạt động 3: Tìm hiểu ích lợi của việc ghi lại được âm thanh
* MT: Nêu được ích lợi của việc ghi lại âm thanh. Hiểu được ý nghĩa của các nghiên cứu khoa học và có thái độ trân trọng. - Việc ghi lại được âm thanh giúp :
+ Nghiên cứu, tìm hiểu về các sự vật hiện tượng xung quanh . + Thực hiện những bản tin,…
Hoạt động 4: Trò chơi làm nhạc cụ .
*MT: Nhận biết được âm có thể nghe cao, thấp( bổng , trầm )
khác nhau.