So sánh số liệu dự toán với thực tế để tìm ra các chênh lệch cần điều

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ NOBLE VIỆT NAM (Trang 30 - 31)

điều chỉnh

Dự toán là cơ sở quan trọng để phân tích, so sánh với kết quả thực hiện. Từ đó

phát hiện những nhân tố ảnh hƣởng đến sự khác biệt giữa dự toán và thực tế để

đƣa ra các biện pháp phù hợp.

Sử dụng phƣơng pháp so sánh số liệu thực tế với chi phí dự toán (định mức), nhà quản trị có thể biết đƣợc chênh lệch nào là tốt, chênh lệch nào là xấu. đồng thời sử dụng phƣơng pháp số chênh lệch để phân tích biến động của các nhân tố, tìm hiểu nguyên nhân để có các giải pháp phù hợp đáp ứng

mục tiêu tối thiểu hóa chi phí cho trung tâm. Kết quả so sánh biến động giữa thực tế và dự toán xảy ra trong các trƣờng hợp sau:

Trƣờng hợp 1: Nếu chi phí thực tế > chi phí dự toán, tức là biến động cho kết quả dƣơng, nhìn chung đối với chi phí, kết quả này không tốt, bởi chi phí thực tế phát sinh lớn hơn so với dự toán. Nhà quản trị cần đi tìm hiểu làm rõ nguyên nhân vì sao nhƣ vậy? do yếu tố khách quan hay chủ quan.

Trƣờng hợp 2: Nếu thực tế = dự toán, đây là trƣờng hợp đảm bảo thực tế đúng bằng định mức.

Trƣờng hợp 3: Nếu chi phí thực tế < chi phí dự toán, đƣợc đánh giá là trƣờng hợp tốt (nếu vẫn đảm bảo về chất lƣợng).

Phân tích biến động chi phí đúng và tìm hiểu rõ nguyên nhân ảnh hƣởng của các nhân tố đến chi phí sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn cụ thể và chính xác từ đó có những biện pháp đúng đắn và kịp thời để hạn chế rủi ro hay phát huy thế mạnh tạo điều kiện tốt nhất cho doanh nghiệp đạt đƣợc mục đích tối thiểu hóa chi phí.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ NOBLE VIỆT NAM (Trang 30 - 31)