Trách nhiệm của các nhà quản lý của TTDT là tối đa hóa doanh thu của bộ phận mình hay nói cách khác nhà quản lý phải tổ chức tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất trong kỳ. Nhƣ vậy để đánh giá tình hình hoạt động của TTDT chúng ta sẽ tiến hành so sánh doanh thu thực hiện với doanh thu dự toán của bộ phận, trên cơ sở đó phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới doanh thu nhƣ giá bán, khối lƣợng tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ.
Cũng giống nhƣ TTCP việc đánh giá sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố ảnh hƣởng nhƣ đơn giá, số lƣợng tiêu thụ, doanh thu bán hàng thực tế trong kỳ, chi phí bán hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu ảnh hƣởng nhƣ thế nào tới doanh thu của bộ phận.
Về hiệu suất: đánh giá thông qua việc hoàn thành dự toán tiêu thụ, là mức chênh lệch doanh thu thực tế và doanh thu dự toán đã đề ra.
Chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - doanh thu dự toán
Về hiệu quả: đánh giá dựa vào việc kiểm soát sự gia tăng chi phí trong mối quan hệ với doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu, đảm bảo tốc độ của doanh thu tăng nhanh hơn so với tốc độ của chi phí nhằm đảm bảo một hiệu suất lợi nhuận trên doanh thu, đánh giá các nhân tố ảnh hƣởng tới doanh
thu nhƣ giá bán, khối lƣợng tiêu thụ và cơ cấu tiêu thụ, chỉ tiêu chi phí bán hàng, tỷ lệ chi phí hoạt động trên doanh thu,…
Qua chỉ tiêu này, nhằm đánh giá xem doanh thu có đạt mức dự toán không? Xác định những nguyên nhân gây nên và liệu những nguyên nhân này là có lợi hay bất lợi. Từ đó có những phƣơng pháp tác động tới nguyên nhân để cải thiện doanh thu.