Kinh nghiệm của trường ĐHCL ngoài ĐHQGHN: Trường Đại học Công

Một phần của tài liệu Công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính tại trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 37 - 40)

6. Kết cấu luận văn

1.3.1 Kinh nghiệm của trường ĐHCL ngoài ĐHQGHN: Trường Đại học Công

nghiệp Hà Nội (Trường ĐHCNHN)

Trường ĐHCNHN được thành lập theo Quyết định số 315/2005/QĐ-TTg ngày 02/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ với sứ mạng “Đào tạo nhân lực chất lượng cao; sáng tạo và chuyển giao tri thức, công nghệ tới xã hội và cộng đồng đáp ứng yêu cầu thời kỳ cách mạng công nghiệp, phục vụ xã hội và đất nước” và mục tiêu “Trở thành đại học khoa học ứng dụng hàng đầu Việt Nam, theo mô hình tự chủ toàn diện, đi đầu trong xu thế chuyển đổi số và quản trị thông minh; Sản phẩm

giáo dục đào tạo năm trong top đâu Việt Nam vê khả năng đáp ứng yêu câu của thị trường lao động, được ghi nhận về năng lực sáng tạo và khởi nghiệp; Sản phẩm khoa học công nghệ được công nhận và ứng dụng rộng rãi trong nước, một số lĩnh vực đạt tầm khu vực và quốc tế”

Từ năm học 2017- 2018, Trường ĐHCNHN được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học, trong đó, quyết định quy mô đào tạo, quyết định mở ngành, dừng mở ngành trình độ cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ có trong Danh mục giáo dục, đào tạo cấp IV theo Thông tư 24/2017/TT-BGDĐTvà thí điểm mở ngành ngoài Danh mục đào tạo theo nhu cầu xã hội khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, phù họp với thế mạnh và định hướng phát triển Trường.

* Những thành tựu đạt được khi chuyến sang tự chủ

- về tuyển sinh: Trường ĐHCNHN được xác định chỉ tiêu tuyển sinh theo quy định; tổ chức tuyển sinh theo đề án cùa Trường, phù hợp với yêu cầu, lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bảo đảm chất lượng, hiệu quả, công khai, minh bạch và thực hiện chế độ ưu tiên trong tuyển sinh theo quy định; quyết định chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, ngôn ngữ giảng dạy, hình thức đào tạo, cách thức kiểm tra đánh giá, tổ chức và quản lý đào tạo; in, cấp phát và quản lý văn bằng, chứng chỉ theo quy định của pháp luật; bảo đảm chuấn đầu ra đã cam kết và đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

- về tồ chức bộ máy, nhân sự, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội thành lập Hội đồng trường theo quy định; Quyết định thành lập mới, tồ chức lại, sáp nhập, chia, tách, giải thế, quy định chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của các đơn vị trực thuộc khi đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí theo quy định bảo đảm phát huy hiệu quả hoạt động của bộ máy; xây dựng đề án thành lập Trường Cao đẳng Việt Nhật trực thuộc Trường, đào tạo các ngành nghề theo tiêu chuẩn Nhật Bản trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

- về tài chính và đầu tư: Trường tự chủ hoàn toàn về tài chính; chủ động cân đối nguồn thu và huy động các nguồn họp pháp khác, trong đó có nguồn vốn tín dụng của nhà nước và các tố chức tín dụng để quyết định và chịu trách nhiệm về

chủ trương, kê hoạch, tô chức thực hiện các dự án đâu tư, ... nhăm phát triên tông thể cơ sở vật chất của Trường theo hướng đạt chuẩn khu vực và quốc tế.

Bảng 1.2. Tống thu- chi giai đoạn 2016-2019 của Trường ĐHCNHN

ĐVT: Triệu đồng

TT Nội dung Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 So sánh

2016/2017 2017/2018 2018/2019

1 Tổngthu 526,352 544,568 613,691 714,206 103% 113% 116%

2 Tổng chi 356,091 372,879 428,696 510,857 105% 115% 119%

3 CL thu-chi 170,261 171,689 184,995 203,349 101% 108% 110%

(Nguồn: Kỷ yêu hội thảo quôc gia “Đảnh giả thực trạng nguôn lực tài chính cho giảo dục

đại học ở Việt Nam ” năm 2020

Tự chủ đại học tại Trường ĐHCNHN đã đem lại kết quả là tổng thu của trường tăng liên tục qua các năm. Chỉ sau 3 năm tự chủ, nguồn thu năm 2019 đà tăng 36% so với năm 2016 trước khi thực hiện tự chủ (đạt 714.206 triệu đồng).

về quản lý chi: Trong 3 năm thực hiện cơ chế thí điểm tự chủ đã tạo điều kiện cho trường chủ động trong công tác xây dựng kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trường chủ động trong quản lý, sử dụng

các nguồn tài chính để triển khai thực hiện các nhiệm vụ phục vụ cho công tác giảng dạy học tập, nghiên cứu khoa học trên cơ sở chấp hành quy chế Quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ của trường và các quy định của nhà nước về quản lý tài chính đảm bảo sử dụng tiết kiệm, hiệu quả các nguồn kinh phí.

- Trích lập các quỹ: Nhờ tăng thu đã giúp trường tăng nguồn tài chính cho việc trích lập Quỹ phát triến sự nghiệp, Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ hỗ trợ sinh viên. Điều đó giúp nhà trường có khả năng tái đầu tư để mở rộng và nâng cao chất

lượng hoạt động đào tạo; đồng thời nâng cao đời sống cán bộ viên chức và có điều kiện hỗ trợ và khuyến khích người học. Ngoài việc giải quyết hài hòa 3 nhóm lợi ích Nhà trường - Người lao động - Người học; trường còn có điều kiện thực hiện trách nhiệm xã hội, qua đó mở rộng, phát triển và nâng cao vị thế của nhà trường.

Việc chuyển từ tự chủ một phần chi thường xuyên và chi đầu tư sang tự chủ hoàn toàn chi thường xuyên và chi đầu tư khiến nhà trường không bị ràng buộc bời các quy định của nhà nước về trần thu nhập tăng thêm của người lao động. Vì vậy,

đã giúp cho trường có chính sách thu hút lao động giỏi đê nâng cao chât lượng đào tạo, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người cán bộ viên chức nhà trường.

* Công tác kế toán trong điều kiện TCTC tại trường ĐHCNHN:

Hiện nay mức học phí các CTĐT của Trường ĐHCNHN tương đương với các Trường đại học cùng ngành và thấp hơn mức học phí của các trường đại học đã thực hiện TCTC như ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Hoa Sen... Việc xác định mức thu như vậy thậm chí chưa đủ bù đắp chi phí đào tạo, song bằng việc xây dựng các phương pháp quản trị hiệu quả, tiết kiệm chi tiêu, đồng thời thực hiện chủ trương đa dạng hóa các CTĐT, đang dạng hóa các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu đã góp phần tự chủ tài chính thành công, nguồn thu tăng ổn định, chi tiêu họp lý, tiết kiệm, tăng tích lũy đầu tư.

Một phần của tài liệu Công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính tại trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)