Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính tại trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 87)

6. Kết cấu luận văn

3.3.2.Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, việc triến khai cơ chế tự chủ tài chính và thực hiện công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính vẫn còn bộc lộ một số hạn chế. Cụ thề:

3.3.2.1. Những tồn tại, hạn chế

* Vê CO’ chê phát triên nguôn thu

Trường ĐHCN thực hiện lộ trình tự chú tài chính trong điều kiện hạn chế về mọi nguồn lực:

- Chưa tự chủ được nguồn tài chính và điều kiện cơ sở vật chất: Mức thu học phí các chương trình đào tạo chuẩn hiện nay Trường ĐHCN đang vẫn áp dụng theo nghị định 86/2015/NĐ-CP và từ năm học 2021-2022 áp dụng theo nghị định số

81/2021/NĐ-CP mới được ban hành, song mức thu này chưa tính đủ các chi phí nên khá thấp, mặc dù phần chi phí chưa tính đủ này được Nhà nước hỗ trợ song mức hỗ

trợ là không đủ đê trang trải đặc biệt là chi phí tăng cường cơ sở vật chât nhăm nâng cao chất lượng đào tạo theo hướng nghiên cứu và ứng dụng thực tế đối với các cơ sở giáo dục đại học khối kỹ thuật như Trường ĐHCN.

Hiện tại, Trường ĐHCN hiện chưa có hệ thống giảng đường, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, thực hành độc lập đáp ứng nhu cầu phát triển mở rộng quy mô đào tạo. Là đơn vị trực thuộc ĐHQGHN, theo kết quả khảo sát cùa nhóm, đánh giá về chi tiêu đầu tư phát triển cơ sở vật chất hiện nay tại các đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN, theo kết quả khảo sát nhận được, đa số ý kiến nhận được cho rằng hiện tại cơ bản đáp ứng yêu cầu. Tuy nhiên, nhìn nhận một cách tổng thế hiện nay, cơ sở vật chất của ĐHQGHN nói chung và của Trường ĐHCN nói riêng hiện tại thực sự chưa đáp ứng yêu cầu so với quy mô đào tạo hiện nay đặc biệt là vấn đề giảng đường, phòng học. Ngoài một số trường có hệ thống cơ sở vật chất cơ bản đủ đáp ứng yêu Cầu như Trường ĐH ngoại ngữ, Trường ĐH khoa học tự nhiên hay Trường ĐH khoa học xà hội và nhân văn, phần lớn các trường còn lại đều phải đi thuê giảng đường. Với nguồn kinh phí hạn hẹp và cơ chế chính sách đầu tư phát triển như hiện nay, việc mở rộng đầu tư cơ sở vật chất tương xứng với quy mô và tầm phát triển của ĐHQGHN là bài toán khó đối với ĐHQGHN nói chung và Trường ĐHCN nói riêng.

ĐÀU Tư Cơ Sờ Vật chAt

Ca bân đảp ứng yêu

. J) *0

Không cản đói

Hình 3.6. Khảo sát khả năng đảm bảo csvc tại ĐHQGHN

(Nguồn: kỉ yếu Hội thảo quốc gia: “Đảnh giá thực trạng nguồn lực tài chính

cho giáo dục đại học ở Việt Nam”, Trang 151)

- Việc khai thác các nguôn thu chưa tương xứng với tiêm năng của Trường ĐHCN. Đây cũng là tình trạng chung của các đơn vị giáo dục trực thuộc ĐHQGHN. Theo khảo sát của nhóm, mặc dù các nguồn thu chính từ Học phí các hệ đào tạo đều ở mức khá tốt nhưng chưa thực sự tương xứng với tiềm năng phát triển của ĐHQGHN. Kết quả khảo sát cho thấy các ý kiến cho rằng các nguồn thu tiềm năng mà ĐHQGHN chưa khai thác tối đa tập trung chù yếu vào các nhóm nguồn thu có tính tự chù cao bao gồm Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao công nghệ (ví dụ: thu từ bản quyền, các sản phẩm ứng dụng từ các đề tài khoa học công nghệ... (33,6%), dịch vụ đào tạo và cấp chứng chỉ: chứng chỉ ngoại ngữ, chứng chỉ hành nghề kế toán kiểm toán, chứng chỉ ứng dụng CNTT... (27,4%), Học phí các CTĐT chất lượng cao, đào tạo liên kết trong nước, liên kết quốc tế (31%).

Nguồn thu tiềm năng chưa được khai thác tối đa?

Hình 3.7. Khảo sát tình hình phát triên nguôn thu tại ĐHQGHN

(Nguồn: kỉ yếu Hội thảo quốc gia: “Đánh giá thực trạng nguồn lực tài chính

cho giảo dục đại học ở Việt Nam ”, Trang 15ỉ)

Hiện nay, lãnh đạo Trường ĐHCN xác định mục tiêu chính đê thực hiện thành công cơ chế tự chủ tài chính tại trường ĐHCN là chuyển dịch dần các chương trình đào tạo chuẩn có hỗ trợ từ NSNN sang đào tạo các chương trình đào tạo chất

lượng cao thu học phí đủ bù đắp chi phí và có tích lũy, đây là quan điểm đúng đắn song chưa đủ trong khi tiềm năng tăng thu từ các sản phẩm khoa học cồng nghệ của trường là rất lớn, ngoài ra việc đa dạng hóa nguồn thu là rất cần thiết, tránh phụ thuộc vào học phí các hệ đào tạo đặc biệt trong giai đoạn khó khăn do dịch bệnh

kéo dài, hình thức học online phô biên, mức thu có thê giảm ngoài ra sự khó khăn về kinh tế có thể khiến lượng người học sụt giảm.

- Chưa tự chủ hoàn toàn trong học thuật, trong hoạt động chuyên môn bao gồm ban hành, tổ chức thực hiện tiêu chuẩn, chính sách chất lượng, mở ngành, tuyển sinh, đào tạo, hoạt động khoa học công nghệ, hợp tác trong nước và quốc tế.

Không được tự xác định chỉ tiêu tuyển sinh, phụ thuộc vào chỉ tiêu được giao của Bộ GD&ĐT và co quản chủ quản là ĐHQGHN nên Trường ĐHCN cũng như các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN bị hạn chế khả năng phát triển nguồn thu trong khi đây là nguồn thu chủ yếu thực hiện cơ chế tụ’ chủ tài chính của trường.

- Chưa được tự chủ trong tổ chức và nhân sự, xác định cơ cấu lao động, danh mục, tiêu chuẩn, chế độ của từng vị trí việc làm, chưa được tự chủ tuyển dụng, sử dụng và cho thôi việc đối với giảng viên, viên chức và người lao động khác, quyết định nhân sự quản trị... Hiện nay, trường vẫn đang thực hiện định biên nhân lực theo chỉ tiêu được ĐHQGHN phê duyệt.

- Tiến tới thực hiện cơ chế tự chủ, đòi hỏi phải có sự đổi mới cả về phương thức lãnh đạo quản lý, cơ chế quản trị đại học. Hiện nay, lãnh đạo Trường ĐHCN đều xuất phát nguồn từ giảng viên, mặc dù đội ngũ lãnh đạo có trình độ cao nhưng tập trung chủ yếu về chuyên môn, vừa làm công tác quản lý, vừa làm công tác chuyên môn giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ nên quan điểm về tự chủ đại học nói chung và tự chủ tài chính nói riêng mới dừng lại ở việc phát triển nguồn thu bàng cách tự chủ tuyển sinh mục đích tăng thu, cải thiện thu nhập cho CBVC. Trong khi để thực hiện tự chủ tài chính cần có kế hoạch toàn diện, dài hạn và thực hiện từng bước.

* về cơ chế sử dụng nguồn thu

- Hiện nay, nguồn thu từ các hoạt động sự nghiệp của các cơ sở giáo dục ĐHCL được coi là nguồn thu hoạt động SXKD dịch vụ song cơ chế quản lý thu chi vẫn thực hiện kiểm soát như thu-chi NSNN, hoạt động thu chi bị khống chế bởi hệ thống các quy định cụ thể của Nhà nước, hồ sơ thanh toán bị kiểm soát chặt chè bằng quy định kiểm soát chi của Kho bạc nhà nước, mặc dù điều này giúp công tác thu chi tài chính được thực hiện minh bạch, rõ ràng hơn song tốc độ thanh toán

chậm, hô sơ quá rườm rà và định mức thu chi thâp khiên cho công tác giải ngân rât chậm, hiệu quả sử dụng nguồn thu chưa cao.

- Quy chế thu chi nội bộ là văn bản pháp lý chính thức của đơn vị HCSN được hình thành trên cơ sở cụ thể hóa các văn bản pháp lý của Nhà nước liên quan đến tài chính phù hợp với đặc điếm và tình hình hoạt động của từng đơn vị sự nghiệp, song do hệ thống văn bản nhà nước thường được quy định định mức cụ thể và thường xuyên điều chỉnh, cập nhật, bổ sung nên việc điều chỉnh quy chế thu chi nội bộ thường xuyên không theo kịp sự thay đổi cùa Nhà nước cũng là nguyên nhân hạn• chế đến việc• thực hiện cơ • • •chế tự chủ của đơn vị HCSN• nói chung và của cơ sở giáo dục công lập nói riêng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ cấu chi tiêu được phân bổ trên tinh thần ưu tiên tăng thu nhập cho cán bộ, giảng viên; chú trọng phát triển chuyên môn cả về đào tạo và NCKH đồng thời tàng cường đầu tư cải thiện, bố sung cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập. Hiện nay, hàng năm trường vẫn nhận được hỗ trợ đầu tư về cơ sở vật chất từ các dự án tăng cường năng lực của ĐHQGHN và các dự án hợp tác nên cơ cấu chi tiêu dành cho nhóm chi mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất từ nguồn thu của nhà trường còn rất khiêm tốn. Tuy nhiên, tiến tới tự chủ tài chính, khi không còn hồ trợ từ NSNN, Trường sẽ phải tự mình đối mặt với việc cân đối chi tiêu sao cho vừa đảm bảo duy trì và phát triển hoạt động mọi mặt của Trường nhưng đồng thời tăng khả năng cạnh tranh so với các đối thú trong ngành, trong đó nhà trường sẽ phải tính toán chi tiêu nhằm duy trì ổn định và tăng mức chi cho con người, chi nghiệp vụ chuyên môn nhưng đồng thời tăng tỷ lệ dành cho phát triển cơ sở vật chất và tích lũy để tái đầu tư cho tương lai phát triển của nhà trường.

Cũng theo khảo sát những áp lực mà các đơn vị đào tạo trực thuộc ĐHQGHN nói chung và Trường ĐHCN nói riêng có thể gặp phải khi thực hiện cơ chế tự chủ. Có thể thấy rằng các đối tượng được khảo sát đều nhận thấy lợi ích do tự chủ tài chính đem lại như tàng nguồn thu cho đơn vị, tăng thu nhập cho người lao động, tăng cường cơ sở vật chất, cải thiện môi trường làm việc và học tập. Tuy nhiên, các đánh giá cũng chỉ ra nhừng áp lực mà các Trường Đại học công lập nói

chung và trường ĐHCN nói riêng sẽ phải đối diện khi thực hiện cơ chế tự chủ hoàn

toàn, cụ thê 39% câu trả lời cho răng Nguôn thu không tăng do khó tuyên sinh đặc biệt là ở một số ngành có nhu cầu xà hội thấp, 33% câu trả lời cho rằng chi phí đầu tư ban đầu đặc biệt là đầu tư cho cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, môi trường học tập... rất cao, đồng thời chi phí quảng bá tuyển sinh hàng năm cũng sẽ rất lớn nhằm thu hút người học, tăng khả năng cạnh tranh với các trường đại học cùng ngành, các trường đại học quốc tế và cũng có thể là các trường dạy nghề...

LỢI THẾ ÁP Lực

Hình 3.8. Lợi thế và áp lực khi thực hiện cơ chế tự chủ tại ĐHQGHN

(Nguồn: kỉ yếu Hội thảo quốc gia: ‘"Đảnh giá thực trạng nguồn lực tài chỉnh cho giáo dục đại học ở Việt Nam”, Trang 15ỉ)

- Từ năm 2018, các đơn vị sự nghiệp áp dụng chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC nhưng đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thế cho từng lĩnh vực, vì vậy việc hạch toán kể toán mặc dù thực hiện theo hệ thông tài khoản mới song bản chât hạch toán vân theo thói quen nhưng chưa thực sự đúng bản chất và yêu cầu của chế độ kế toán mới.

- Công tác kế toán quản trị là công cụ quan trọng và cần thiết trong điều kiện thực hiện tự chú tài chính, hiện nay kế toán quản trị được áp dụng nhiều đối với doanh nghiệp, không có hướng dẫn riêng đối với đơn vị HCSN trong khi đặc thù hoạt động và chi phí phát sinh của các đơn vị HCSN có khá nhiều điểm khác biệt so với doanh nghiệp, vì vậy việc vận dụng kế toán quản trị chỉ mang tính chất vận dụng và tham khảo nên chưa phát huy được tác dụng thực sự.

* Công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính

- về tài khoản sử dụng và hạch toán kế toán: Chế độ kế toán HCSN theo hướng dẫn tại thông tư 107/2017/TT-BTC theo hướng tự chù tài chính đã bước sang năm thứ tư áp dụng song đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể cho ngành giáo

dục nói riêng và các đơn vị sự nghiệp nói chung, vì vậy việc áp dụng chê độ kê toán mới còn nhiều lúng túng.

- Nguồn thu dịch vụ đào tạo là nguồn thu chủ yếu thực hiện cơ chế tự chù tại trường ĐHCN. Việc theo dõi và hạch toán nguồn thu này là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề nợ đọng học phí vẫn còn rất lớn, hàng năm tỷ lệ thu học phí các hệ đào tạo tại trường ĐHCN đạt 95% đối với hệ đào tạo đại học song tỷ lệ này chỉ đạt 80%-85% đối với hệ sau đại học, trong khi chế độ kế toán hiện hành chưa có quy định về trích lập dự phòng phải thu khó đòi đổi với số học phí nợ đọng này nên hiện nay doanh thu chỉ được ghi nhận trên cơ sở số học phí thực thu được, chưa phù hợp với nguyên tắc kế toán dồn tích theo tinh thần chế độ kế toán HCSN mới. Ngoài ra, với phương pháp ghi nhận doanh thu khi thực thu tiền, số học phí nợ đọng khi thu được vẫn ghi tăng doanh thu sẽ không đảm bảo được nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

- Do đặc điểm hoạt động SXKD, dịch vụ đặc thù của ngành giáo dục, sản phẩm đặc biệt nên mặc dù chế độ kể toán theo hướng dẫn tại thông tư 107/2017/TT- BTC khá tương đồng với kế toán doanh nghiệp song việc tập hợp chi phí chưa thực

sự đúng bản chất và khá khó thực hiện. Tại trường ĐHCN, theo hướng dẫn tại thông tư 107/2017/TT-BTC, toàn bộ chi phí trực tiếp phục vụ hoạt động đào tạo, nghiên cứu được tập hợp vào TK 154- Chi phí SXKD dở dang và kết chuyển sang TK 632- Giá vốn hàng bán khi dịch vụ được xác định là đã tiêu thụ, song điều này chưa thể thực hiện được ở trường ĐHCN, bởi vì việc xác định sản phẩm đà tiêu thụ đối với “sản phẩm” đào tạo tại trường ĐHCN kéo dài từ 2 năm (hệ thạc sỹ) cho đến 6-7 năm (tính cả thời gian gia hạn đào tạo), việc thực hiện kết chuyển chỉ được thực hiện khi người học tốt nghiệp, tuy nhiên, do hiện nay trường đào tạo theo tín chỉ, bên cạnh đó theo quy chế công tác học sinh sinh viên tại ĐHQGHN cho phép người học được tạm ngừng, nghỉ, bảo lưu... làm kéo dài thời gian đào tạo nên thời gian tốt nghiệp của người học cùng thời gian nhập học là không giống nhau, nên wieecjtheo dõi các chi phí trực tiếp liên quan đến quá trình đào tạo của người học trong suốt khóa học là rất khó.

- Việc phân loại chi phí để hạch toán vào tài khoản chi phí giá vốn và chi phí

quản lý chưa rõ ràng, các tài khoản chi phí hoạt động SXKD chưa phát huy tác dụng thực sự trong công tác hạch toán kế toán theo hướng tự chú bởi vì khi lên BCTC, các khoản chi phí này được phản ánh chung vào chỉ tiêu chi phí khi lập báo cáo kết quả hoạt động SXKD, không tách riêng chi phí giá vốn, không tách riêng chi phí quản lý nên dường như tài khoản giá vốn chưa thể hiện được nhiều ý nghĩa trong công tác kế toán đối với các đơn vị HCSN. Vì vậy, công tác kế toán tài chính theo định hướng tự chủ tài chính mới này mới chi giúp cho ban lãnh đạo nhà trường đánh giá được kết quả hoạt động từ nguồn thu NSNN cấp và kết quả hoạt động SXKD chung nhưng không thể dùng báo cáo này đế đánh giá riêng từng loại chi phí.

- Kế toán quản trị đã bắt đầu được áp dụng song chưa đầy đủ do kiến thức về kế toán quản trị của đội ngũ kế toán chưa sâu, đồng thời tầm quan trọng cùa kế toán quản trị chưa được quan tâm nhiều nên chưa phát huy được hiệu quả thực sự cùa kế toán quản trị trong công tác quản trị doanh thu và chi phí tại trường ĐHCN.

- về tổ chức công tác kế toán, cả bộ máy kế toán và nội dung kế toán ở hầu hết các đơn vị sự nghiệp công lập có thu nói chung và Trường ĐHCN nói riêng đều

Một phần của tài liệu Công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính tại trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 87)