Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính tại trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 49)

6. Kết cấu luận văn

2.3. Phương pháp phân tích thông tin

Từ những dữ liệu thu thập được về việc thực hiện tự chủ tài chính và công tác kế toán định hướng tự chủ tài chính tại Trường ĐHCN và tiến hành khảo sát, điều tra, tác giả thực hiện xử lý dữ liệu thông qua các phương pháp: Phương pháp thống kê mô tả; phương pháp so sánh, đối chiếu và phân tích và tổng hợp, từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá các tác động, ảnh hưởng đến việc công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính tại Trường ĐHCN.

2.3.1. Phương pháp thống kê, mô tả

Bằng phương pháp này, tác giả dựa vào dữ liệu thứ cấp đã thu thập được đế nghiên cứu thực trạng tự chủ tài chính và công tác kế toán định hướng tự chủ tài chính tại Trường ĐHCN. Cụ thể:

- Thống kê chi tiết nguồn thu và chi phí tương ứng giai đoạn từ 2017 - 2020, mô tả đặc điểm hình thành nguồn thu và nguyên tắc sử dụng nguồn thu nhằm đánh giá khả năng tự chủ tài chính của Trường ĐHCN theo các quy định hiện hành.

- Mô tả chi tiết công tác thu - chi dựa trên sổ kế toán chi tiết, BCTC, BCQT các nguồn kinh phí giai đoạn 2017-2020 nhàm nhận diện những yêu cầu của tự chú tài chính đối với công tác kế toán tài chính và những tác động của kế toán tài chính đến sự thành công của tự chủ tài chính.

- Nhận diện và mô tả công tác kế toán quản trị hiện tại của Trường ĐHCN bằng cách thống kê các báo cáo có tính chất quản trị hiện tại bao gồm Kế hoạch ngân sách hàng năm, công tác lập dự toán và phân bổ chi phí cho các đơn vị trực thuộc sử dụng kinh phí, công tác theo dõi dự toán, kiểm soát quá trình thực hiện, giải ngân kinh phí và thực trạng sử dụng thông tin kế toán quản trị phục vụ ra quyết định ngắn hạn, dài hạn tại Trường ĐHCN.

2.3.2. Phương pháp so sánh, phãn tích

Dữ liệu thứ cấp sau khi được thống kê và mô tả cụ thế, tác giả áp dụng phương pháp so sánh nhằm so sánh các chỉ tiêu doanh thu và chi phí thực hiện qua các năm từ 2017 đến 2020, so sánh công tác kế toán HCSN truyền thống với kế toán HCSN định hướng tự chủ tài chính, từ đó phân tích sự thay đổi qua các năm, xác định nguyên nhân và sự phù hợp giữa nguyên nhân thay đối gắn với tự chủ tài chính

và công tác kê toán định hướng tự chủ tài chính tại Trường ĐHCN. Trong đó, việc sử dụng số liệu năm giai đoạn 2017 đến 2020 là do năm 2017 là năm cuối cùng áp dụng chế độ kế toán HCSN ban hành theo Quyết định 19/2006/QĐ-BTC, từ năm 2018 đến nay đơn vị HCSN chuyển sang áp dụng chế độ kế toán HCSN ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC - là chế độ kế toán HCSN với tư duy kế toán hoàn toàn mới, rút ngắn khoảng cách giữa kế toán HCSN và kế toán doanh nghiệp, trên cơ sở đó tác giả sử dụng phương pháp so sánh, phân tích để so sánh và phân tích những thay đối khi áp dụng chế độ kế toán HCSN mới, đánh giá những điểm khác biệt so với khi áp dụng chế độ kế toán HCSN cũ, đồng thời đánh giá những thay đổi dần trong công tác kế toán định hướng tự chú tài chính sau 3 năm thực tế áp dụng chế độ kế toán HCSN mới.

- Điều kiện so sánh: Các chỉ tiêu được sử dụng để so sánh đồng nhất về nội dung, phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.

- Các tiêu chí so sánh: Căn cứ vào mục đích phân tích, tác giả sử dụng các tiêu chí so sánh để nghiên cún bao gồm:

+ So sánh về mặt giá trị: Tác giả sử dụng so sánh giá trị nhằm đánh giá khả năng tự chủ tài chính của Trường ĐHCN giai đoạn từ 2017 đến 2020 phù hợp với định hướng của ĐHQGHN và của Nhà nước. Hiện nay, hai phương pháp so sánh thường xuyên được sử dụng là phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối và phương pháp so sánh bằng số tương đối trong đó tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp so

sánh bằng số tương đối. Với phương pháp này, tác giả sử dụng tỷ lệ % tăng trưởng năm sau so với năm trước nhằm làm rõ tinh hình biến động của mức độ của các chi tiêu trong giai đoạn nghiên cứu từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

+ So sánh những thay đối về công tác kế toán định hướng tự chủ tài chính so với kế toán HCSN truyền thống. Bằng phương pháp này, tác giả tập trung so sánh

và phân tích cách thức tập hợp, ghi nhận doanh thu, chi phí và hệ thống BCTC, báo cáo quản trị, từ đó chỉ ra những điểm khác biệt của kế toán bao gồm cả kế toán tài chính và kế toán quản trị có ảnh hưởng đến tự chủ tài chính của đơn vị HCSN giáo dục công lập nói chung và của Trường ĐHCN nói riêng, nhận diện những điểm còn hạn chế và nguyên nhân cụ thể làm căn cứ cho việc đề ra các giải pháp ở chương 4 của luân văn.

2.3.3. Phương pháp tông hợp

Dữ liệu nhận được từ kết quả khảo sát, thống kê, mô tả, so sánh và phân tích các dữ liệu nhận được, tác giả thực hiện tổng hợp tất cả dữ liệu thu được để đánh giá chung về kết quả thu được, đánh giá tổng thể những tiến bộ của kế toán HCSN định hướng tự chủ tài chính so với kế toán HCSN truyền thống, những ảnh hưởng của công tác kế toán đến tự chù tài chính và ngược lại những yêu càu đối với công tác kế toán khi đơn vị thực hiện tự chủ tài chính, từ đó đánh giá thực trạng công tác kế toán định hướng tự chủ tài chính tại Trường giai đoạn 2017-2020, chỉ ra nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp góp phần đề ra các giải pháp mang tính thực tiễn cao.

Kêt luận chương 2

Trong chương này, luận văn đã trình bày về phương pháp nghiên cứu. Tác giả đã giới thiệu về qui trình nghiên cứu, nguồn dừ liệu sử dụng gồm: dừ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp cũng như các phương pháp để thu thập được nguồn dữ liệu trên

như: Phương pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp đó là cãn cứ từ các tài liệu có sẵn thu thập được có liên quan đến Trường ĐHCN trong giai đoạn 2017 - 2020 từ đó sử dụng các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp số liệu nhằm mục đích giải quyết các vấn đề nghiên cứu.

Sau khi thu thập được dữ liệu tác giả tiến hành phân tích dữ liệu và sau đó là trinh bày kết quả. Chương thứ hai này sẽ là cơ sở để tác giả đi vào viết các chương tiếp theo đúng logic về nghiên cứu khoa học.

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG

TỤ CHỦ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ- ĐHQGHN

3.1. Giói thiệu chung về Trưòng ĐHCN - ĐHQGHN

3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triến

Ngày 25/5/2004, Thủ tướng Chính phù đã ký quyết định số 92/2004/QĐ-TTg thành lập Trường ĐHCN trực thuộc ĐHQGHN với hai nhiệm vụ chính là: “Đào tạo nguồn nhân lực trình độ đại học, sau đại học và bồi dường nhân tài thuộc lĩnh vực khoa học, công nghệ; Nghiên cứu và triền khai ứng dụng khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội”.

Từ năm 2004 đến nay, Trường ĐHCN ngày càng phát triển và giữ vững thương hiệu để đạt mục tiêu “Trở thành một trường đại học kỹ thuật công nghệ hàng đầu trong nước, nằm trong nhóm các trường đại học tiên tiến ở Châu Á; một trung tâm xuất sắc, đi đầu trong đào tạo tài năng, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ” với khấu hiệu hành động “Sáng tạo - Tiên phong - Chất lượng cao”. Qua từng năm, Trường ĐHCN dần từng bước củng cố và phát triển để tăng quy mô, chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học - công nghệ, họp tác quốc tế, phát triển đội ngũ cán bộ, ... xây dựng Nhà trường khang trang, hiện đại hơn.

* về cơ cấu tổ chức và nhân sự:

- Cơ cấu tồ chức hiện tại của Trường gồm Đảng ủy, Ban giám hiệu, Hội đồng Khoa học Đào tạo, 7 phòng chức năng và 2 trung tâm, 7 đơn vị đào tạo (5 khoa, 1 viện và 1 bộ môn thuộc Trường) và 5 đơn vị nghiên cứu (1 viện nghiên cứu, 02 trung tâm nghiên cứu, 02 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHQGHN). Các đoàn thể gồm Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội sinh viên và Hội cựu chiến binh.

- Hiện tại trường ĐHCN đã được ĐHỌGHN phê duyệt 285 chỉ tiêu nhân lực trong đó có 215 cán bộ khoa học (có chức danh giảng viên, nghiên cứu viên). Tỷ lệ cán bộ khoa học có học vị tiến sĩ gần 60%, có học hàm giáo sư, phó giáo sư gần 16%. Tỷ lệ cán bộ khối quản lý hành chính, kỹ thuật chiếm 26,5% trên tổng số cán bộ cơ hừu. Đồng thời, trường thực hiện ký hợp đồng giảng viên kiêm nhiệm với gần

40 nhà khoa học có học vị tiên sĩ trở lên thuộc các đơn vị nghiên cứu trong và ngoài ĐHQGHN làm giảng viên kiêm nhiệm đề gia tăng nguồn lực chất lượng cao cho giảng dạy.

Cơ cấu tổ chức của trường ĐHCN được thể hiện qua mô hình sau:

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức Trường ĐHCN

* Công tác đào tạo và ngưòi học:

- Trường ĐHCN đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao các ngành công nghệ tiên tiến. Năm 2021, Trường tổ chức đào tạo 17 chương trình đại học chính qui trong đó có 6 CTĐT chất lượng cao, 12 chương trình thạc sĩ và 8 chương trinh

A

tiên sĩ.

- Hàng năm, Trường tuyển sinh theo chỉ tiêu do ĐHQGHN giao, qui mô đào

tạo đại học tăng ôn định trong các năm qua và đạt 5740 sinh viên năm 2021, trong đó sinh viên thuộc các chương trình CLCTT23 đạt 1945 sinh viên.

- Trường ĐHCN thực hiện hợp tác với các trường đại học nước ngoài, viện nghiên cứu và tập đoàn công nghệ trong công tác nâng cao chất lượng đào tạo và kỹ năng thực hành thực tế cho sinh viên và tiếp nhận sinh viên tốt nghiệp như Viện Cơ học và Viện máy và dụng cụ công nghiệp; Đại học Công nghệ; Tập đoàn Viettel; Tập đoàn SUN...;

- Không ngừng đầu tư các hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và ứng dụng CNTT trong đào tạo đế đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Đưa vào vận hành hệ thống LMS của Trường đảm bảo cơ bản cho hoạt động đào tạo kết hợp và đào tạo trực tuyến, đảm bảo tiến độ đào tạo trong bối cảnh dịch bệnh Covid.

* Công tác khoa học công nghệ và họp tác phát triển

- Trường ĐHCN phát triến theo định hướng đại học nghiên cứu và đối mới sáng tạo; tích cực phát triển các tổ chức nghiên cứu, nhóm nghiên cứu, đến nay nhà trường có 5 đơn vị nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, trong đó có 2 phòng thí nghiệm trọng điểm cấp ĐHỌGHN, 3 nhóm nghiên cứu mạnh cấp ĐHQGHN và trên

10 nhóm nghiên cứu mạnh cấp Trường.

- Chú trọng thu hút phát triển đề tài các Cấp được đẩy mạnh tạo ra nguồn lực đáng kể cho Trường trong giai đoạn, từ đó tạo ra các sản phẩm công nghệ có tính ứng dụng cao như “DoIT - Hệ thống hồ trợ nâng cao chất lượng văn bản”, “Trạm thu di động thông tin vệ tinh dùng cho tàu biển”, “Hệ thống vi lỏng kết họp aptamer và cảm biến trở kháng nhằm phát hiện tế bào ung thư”, “Robot thuyết minh và hướng dẫn”,... Một số sản phẩm được ứng dụng trực tiếp trong công tác phòng chống dịch Covid-19 như máy rửa tay sát khuẩn tự động. Đây là những sản phẩm khoa học tạo tiềm năng phát triển nguồn thu cho nhà trường.

- Quan tâm phát triến các hoạt động hợp tác chiến lược với các trường đại học có uy tín trên thế giới và các tập đoàn công nghệ hàng đầu như họp tác với Tập đoàn Toshiba triển khai phòng thí nghiệm Toshiba-UET về Công nghệ phần mềm đặt tại Trường ĐHCN; họp tác với Đại học Chiba (Nhật Bản) hỗ trợ đào tạo ngành Kỹ thuật robot, hợp tác với Đại học Công nghệ Sydney (úc) triển khai Trung tâm

hỗ trợ đổi mới sáng tạo và triển khai đào tạo tiến sĩ liên kết; hợp tác với tập đoàn Viettel trong phát triển Viện CN Hàng không vũ trụ; hợp tác với tập đoàn Samsung (tài trợ 01 phòng máy thực hành, cấp kinh phí đào tạo các khóa học chuyên sâu và cấp học bống cho sinh viên) nhàm thu hút nguồn đầu tư từ nước ngoài và tạo điều kiện không ngừng nâng cao trình độ cho cán bộ giảng viên ở nước ngoài.

* Công tác đảm bảo chất lượng:

- Trường ĐHCN đã kiểm định trường theo tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT năm 2016 và đánh giá giữa chu kỳ năm 2018; đã triển khai kiểm định theo tiêu chuẩn AƯN-QA với 5 ngành đào tạo: ngành CNTT, ngành Công nghệ ĐTVT, ngành Khoa học máy tính, ngành Công nghệ kỹ thuật Cơ điện tử.

- Hàng năm, Trường ĐHCN đều được đánh giá theo tiêu chí đại học nghiên cứu của ĐHỌGHN và các năm qua đều đạt mức 4/4;

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động đảm bảo chất lượng nội bộ như lấy phản hồi của sinh viên với môn học, đánh giá cùa các chuyên gia và người sử dụng

lao động, khảo sát sinh viên tốt nghiệp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập.

3.1.2. Căn cứ pháp lý về công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chỉnh tại

Trường ĐHCN, ĐHQGHN

Lộ trinh tiến tới tự chủ tài chính của Trường ĐHCN được vận dụng phù hợp với điều kiện hiện có của Trường ĐHCN nhưng không trái với quy định hiện hành của Nhà nước và của ĐHQGHN. Hiện nay, hệ thống căn cứ pháp lý về tự chủ tài chính và công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính Trường ĐHCN áp dụng bao gồm:

- Luật giáo dục đại học số 08/2012/QH13 ban hành ngày 02/07/2012 và Luật Giáo dục đại học sửa đổi số 34/2018/QH14 ban hành ngày 19/11/2018;

- Luật Giáo dục số 43/2019/QH14 ban hành ngày 14/6/2019

- Nghị định 141/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật giáo dục đại học;

- Luật khoa học công nghệ số 29/2013/QH13 ban hành ngày 18/6/2013

- Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập;

- Nghị định sô 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơnvị sự nghiệp công lập

- Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 02/10/2015 quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021;

- Nghị định số 145/NĐ-CP ban hành ngày 16/10/2018 sửa đổi một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP;

- Nghị định 81/2021/NĐ-CP ban hành ngày 27/8/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và

chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

- Thông tư 14/2019/TT-BGDĐT Hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo;

- Quy định về Tố chức và hoạt động của các đơn vị thành viên và các đơn vị trực thuộc ĐHQGHN ban hành theo Quyết định số 3568/QĐ-ĐHQGHN ngày 08/10/2014;

- Luật kế toán số 88/2015/QH13

- Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017;

Một phần của tài liệu Công tác kế toán theo định hướng tự chủ tài chính tại trường đại học công nghệ ĐHQGHN (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)